Nhưng nguyen nhan seo hoai khong len top

Sau khi vết thương hồi phục, sẹo sẽ hình thành trên da với nhiều dạng khác nhau, tùy vào cơ địa. Sẹo thâm thông thường sẽ có thể mờ dần và biến mất. Tuy nhiên phần lớn các loại sẹo bất thường như sẹo lồi, sẹo lõm,... sẽ không thể tự hết, gây mất thẩm mỹ và cần can thiệp điều trị để làm mờ sẹo. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt và cách điều trị nhóm sẹo bất thường này.

1. Các loại sẹo bất thường

Tùy theo đặc điểm nhận dạng và cấu trúc có thể chia sẹo bất thường thành các loại bao gồm: sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại và sẹo giãn.

1.1. Sẹo lồi

Sẹo lồi là dạng sẹo có hình dáng gồ ghề tạo thành khối cứng và thường có độ căng bóng trên bề mặt da. Dạng sẹo này có thể hình thành ở mọi vị trí trên cơ thể, tại nơi có vết thương trên da. Đây là hiện tượng tăng sinh mô sợi quá mức trong quá trình hồi phục.

Sẹo lồi hình thành có khả năng lan rộng ra ngoài vùng da bị thương

Nguyên nhân hình thành sẹo lồi thường gặp do tai nạn gây ra vết thương lớn, phẫu thuật, nặn mụn, tiêm ngừa, thủy đậu,... Thông thường, sẹo lồi hình thành từ 3 - 12 tháng sau khi vết thương đã lành. Mặc dù dạng sẹo này không gây hại đến sức khỏe nhưng gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài, đặc biệt đối với sẹo ở vùng da mặt, cổ, tay, chân,... khiến người có sẹo lồi mất tự tin.

Sẹo lồi khi hình thành có thể tồn tại vĩnh viễn trên bề mặt da ngoại trừ các trường hợp điều trị bằng phương pháp can thiệp y tế.

1.2. Sẹo phì đại

Sẹo phì đại cũng được xem là một dạng sẹo lồi tuy nhiên điểm khác biệt giữa 2 loại sẹo này là đặc điểm hình dáng và thời gian tồn tại trên da. Về hình dáng, sẹo phì đại thường chỉ xuất hiện trong vùng da bị thương và không lan rộng ra vùng khác. Khác với sẹo lồi hình thành sau khi vết thương đã lành khoảng 3 - 12 tháng thì sẹo phì đại xuất hiện ở giai đoạn đầu khi da vừa mới lành miệng vết thương.

Sẹo phì đại xuất hiện trên vết thương sau khi lành và có màu hồng tươi

Sẹo phì đại cũng tạo nên phần gồ ghề trên bề mặt da tuy nhiên chúng khá mềm và có màu hồng tươi. Một số trường hợp sẹo phì đại có thể tự biến mất sau thời gian ngắn hoặc khi sử dụng thuốc bôi làm mờ sẹo. Trường hợp nghiêm trọng cần điều trị chuyên sâu, các loại sẹo dạng này thường có khả năng đáp ứng tốt hơn và dễ loại bỏ hơn so với sẹo lồi.

1.3. Sẹo lõm

Sẹo lõm hay sẹo rỗ là dạng sẹo xuất hiện do sự đứt gãy của collagen, elastin cần thiết trong quá trình làm đầy phần da sau khi bị tổn thương. Việc mất cân bằng tăng sinh collagen khiến vùng vết thương sau khi lành sẽ không bằng phẳng so với bề mặt da. Tỷ lệ hình thành sẹo rỗ trên da mặt do mụn để lại thường cao hơn so với các vị trí khác trên cơ thể. Hiệu quả điều trị sẹo rỗ mới hình thành sẽ có tỷ lệ đáp ứng tốt hơn so với tình trạng sẹo lâu năm.

Sẹo lõm hay còn gọi là sẹo rỗ thường hình thành trên da mặt

1.4. Sẹo giãn

Sẹo giãn thường có dạng phổ biến là vết rạn da trên cơ thể, xuất hiện phổ biến ở vùng bắp tay, bắp chân, bụng, đùi, hông, mông,... Khác với các loại sẹo bất thường khác, sẹo giãn thường không hình thành từ vết thương mà có thể từ các loại sẹo lồi, sẹo lõm thoái lui hoặc da bị căng giãn quá mức vì cân nặng thay đổi do mang thai, tăng cân nhanh, tuổi dậy thì, nồng độ corticosteroid thay đổi,… Một số trường hợp vết rạn da thường có dấu hiệu ngứa đi kèm.

Vết rạn da hình thành do da bị căng giãn quá mức trong thời gian ngắn

2. Cách điều trị làm mờ các loại sẹo

Về cơ bản, các loại sẹo bất thường như trên đều không thể tự phục hồi mà phải can thiệp thẩm mỹ. Dựa vào cơ chế hình thành sẹo tự nhiên của cơ thể, y học đã có nhiều phương pháp giúp hồi phục da và làm mờ sẹo hiệu quả.

2.1. Điều trị sẹo lồi

  • Dùng các loại thuốc tiêm có chứa corticosteroid giúp làm chậm quá trình hình thành tế bào da bằng cách ức chế quá trình tạo thành collagen và glycosaminoglycan, giúp giảm cảm giác ngứa, kháng viêm,... Tùy thuộc vào đánh giá của bác sĩ về độ dày sẹo, kích thước, tình trạng cơ thể sẽ có phác đồ phù hợp.

Các loại sẹo dạng lồi hoặc phì đại điều trị bằng cách ức chế tăng sinh collagen

  • Phương pháp laser thường được áp dụng dành cho các loại sẹo mới hình thành nhằm làm chậm quá trình tạo mô sợi gây sẹo. Các loại laser phổ biến như: laser argon, laser CO2, laser neodymium, laser nhuộm xung. Phương pháp này mang đến hiệu quả tốt hơn đối với sẹo mới, đồng thời khi điều trị sẹo lồi bằng laser thường có tỷ lệ tái phát nhất định.
  • Phẫu thuật loại bỏ phần sẹo lồi: đây là biện pháp thường được sử dụng khi cơ thể không đáp ứng các loại điều trị bằng thuốc hoặc laser. Sau khi phẫu thuật loại bỏ phần sẹo lồi có thể tiến hành theo dõi quá trình hồi phục và tiêm bổ sung corticosteroid để kiểm soát quá trình tái tạo tế bào da.
  • Áp lạnh là phương pháp điều trị sẹo lồi bằng cơ chế đóng băng vùng da sẹo với lượng nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C để khiến mô sẹo rơi vào trạng thái thiếu oxy và hoại tử. Từ đó mô sẹo sẽ tự bong tróc, xẹp xuống giúp làm phẳng bề mặt vùng da có sẹo lồi.

2.2. Điều trị sẹo lõm

  • Thay da sinh học là phương pháp tái tạo da được trong quá trình điều trị sẹo lõm bằng cách sử dụng các hoạt chất có tính axit như AHA, BHA, Retinol, Tretinol,... Các hoạt chất này giúp loại bỏ lớp sừng và kết hợp bổ sung các biện pháp chăm sóc, dưỡng da để tăng cường thúc đẩy hình thành tế bào mới.
  • Lăn kim được ứng dụng điều trị sẹo rỗ bằng cách tạo vết thương giả lên bề mặt da bằng kim siêu vi. Phương pháp này giúp kích thích cơ chế tự chữa lành của da kết hợp với các sản phẩm chăm sóc giúp tăng sinh collagen, estalin để làm đầy vết sẹo lõm.

Lăn kim là phương pháp tạo vết thương giả để tái tạo tế bào lấp đầy vết lõm

  • Bóc tách đáy sẹo là thủ thuật xâm lấn tác động trực tiếp đến các mô sợi bên dưới chân sẹo để phá vỡ liên kết để giải phóng và nâng bề mặt sẹo lên. Đây là thủ thuật y khoa đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn để hạn chế biến chứng nhiễm trùng.
  • Tiêm chất làm đầy hay còn gọi tiêm filler để lấp đầy phần da bị thiếu trên vết sẹo rỗ. Phương pháp này khá đơn giản, dễ thực hiện và có hiệu quả làm đầy tức thì. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng các hoạt chất làm đầy sẽ tự tan bên dưới lớp da. Mặc dù dễ thực hiện tuy nhiên nếu tiêm filler không đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn y khoa cũng dễ gây tình trạng tai biến nguy hiểm đến tính mạng.

2.3. Điều trị sẹo giãn [vết rạn]

  • Dùng sản phẩm dưỡng ẩm như gel hoặc dầu để thoa và massage nhẹ nhàng giúp hoạt chất thấm vào vùng rạn.
  • Sử dụng các loại thuốc thoa có Tretinoin hoặc Axit hyaluronic để giúp tăng cường kích thích làm đầy vùng da bị rạn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Laser sóng RF, sóng siêu âm để kích thích hình thành collagen.

Điều trị rạn da bằng tia laser để giúp tăng sinh collagen

  • Peel da hóa học bằng các hoạt chất có tính axit làm mềm lớp sừng và tăng cường khả năng tái tạo collagen cùng liên kết mô dưới da. Nhờ đó, vết rạn sẽ thu nhỏ và mờ dần sau nhiều lần peel da. Tuy nhiên, hiệu quả và thời gian thực hiện còn tùy thuộc vào thể trạng mỗi người cũng như sản phẩm sử dụng.

Các loại sẹo bất thường mặc dù không gây ảnh hưởng sức khỏe nhưng lại khiến làn da trở nên kém mịn màng và gây ra tâm lý tự ti, mất thẩm mỹ. Để xóa mờ dạng sẹo này, thời điểm điều trị càng sớm sẽ cho hiệu quả càng cao. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo chất lượng và sự an toàn. Một địa chỉ bạn có thể thăm khám là chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn.

Chủ Đề