Những lá thư xanh năm 2023

Theo chuyên gia WB, chỉ riêng các khoản đầu tư cho chuyển đổi năng lượng sạch đã rất lớn, khoảng 17 tỷ USD/năm nên Việt Nam cần có sự kết hợp đồng bộ các nguồn lực công-tư và các nguồn vốn ưu đãi.

Việc chuyển đổi sang tăng trưởng xanh là hết sức cấp thiết nhưng cũng sẽ đòi hỏi huy động nguồn lực rất lớn cho , quy hoạch, phát triển hạ tầng cơ sở… Do đó, ngoài nguồn lực quan trọng của các doanh nghiệp trong nước thì việc hợp tác với các quỹ đầu tư, nhất là các quỹ đầu tư nước ngoài là rất cần thiết.

Đây là khẳng định của ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong Hội nghị quốc tế về "Tăng cường hợp tác với các Quỹ Đầu tư nhằm huy động tài chính xanh phục vụ tăng trưởng bền vững và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước".

Những lá thư xanh năm 2023
Việc chuyển đổi sang tăng trưởng xanh là hết sức cấp thiết nhưng cũng sẽ đòi hỏi huy động nguồn lực rất lớn. (Ảnh: Minh Thu/TTXVN)

Sự kiện do Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban quản lý vốn Nhà nước và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức vào chiều 25/11 tại Hà Nội.

Đa dạng nguồn lực

Tăng trưởng bền vững là vấn đề toàn cầu với trách nhiệm chung của các quốc gia và các chủ thể tham gia. Tại Việt Nam, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là những mục tiêu lớn của Chính phủ nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội với bảo vệ môi trường.

Phát biểu tại hội nghị, ông Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết những biến động của kinh tế thế giới cộng hưởng với những xu thế nổi lên như chuyển đối số, chuyển đổi xanh, tái định hình các chuỗi cung ứng và sản xuất đặt ra các yêu cầu mới, cấp bách trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Từ đó đòi hỏi các quốc gia tăng cường hơn nữa năng lực thích ứng, khả năng chống chịu, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững, đồng thời tận dụng các động lực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...

Bộ trưởng chia sẻ: "Ở cấp độ quốc tế, tăng trưởng bền vững là vấn đề toàn cầu với trách nhiệm chung của các quốc gia và các chủ thể tham gia. Do đó, việc thiết lập quan hệ đối tác công bằng, đối tác công-tư và nhiều bên hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững là hết sức cần thiết.

Các ngân hàng phát triển đa phương, các đối tác phát triển, các tập đoàn đa quốc gia, các quỹ toàn cầu ngày càng đóng vai trò tiên phong, quan trọng trong huy động và cung cấp các nguồn đầu tư, tài chính xanh, các nguồn lực công nghệ và con người cho phát triển."

Trở lại với tình hình trong nước, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh huy động các nguồn lực từ bên ngoài hiệu quả kết hợp với các nguồn lực trong nước cho phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững là mục tiêu, yêu cầu nhất quán và cấp thiết của Chính phủ Việt Nam.

"Trong hai năm qua, mặc dù kinh tế thế giới đối mặt nhiều thách thức song vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng lạc quan, đạt hơn 31 tỷ USD trong năm 2021, tăng 9,2% so với năm 2020 và hơn 18 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2022.

Bên cạnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đang đẩy mạnh thu hút nguồn tài chính xanh và nguồn vốn từ các quỹ đầu tư nhằm phục vụ các mục tiêu đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, với trọng tâm là cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, và tận dụng các động lực tăng trưởng mới về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh," Bộ trưởng nói.

Những lá thư xanh năm 2023
Sà lan thu gom rác tự động trên sông Cần Thơ. (Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN)

Đồng quan điểm, bà Carolyn Turk đánh giá Việt Nam đã rất nỗ lực và tích cực mở rộng tài chính xanh, phát triển trái phiếu xanh nhưng vẫn ở trong giai đoạn đầu.

Các biện pháp có thể hiệu quả mà Việt Nam cần cân nhắc triển khai như khuyến khích cung cấp tín dụng xanh bằng việc cung cấp nguồn hạt giống dài hạn, bổ sung tài chính cho các dự án xanh của ngân hàng; người vay cho các dự án xanh có thể được hỗ trợ qua các chương trình tài trợ, bảo lãnh, hoàn thuế... thúc đẩy phát triển các tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị...

Đối với các doanh nghiệp nhà nước, bà Carolyn Turk khuyến nghị cần tăng cường quản trị hiệu quả và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp này. Bởi tổng tài sản của hơn 800 doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam ước tính khoảng 156 tỷ USD chiếm khoảng 43% GDP.

"Các doanh nghiệp nhà nước có tác động đáng kể đến bảng cân đối kế toán của quốc gia. Khi hoạt động tốt, doanh nghiệp nhà nước sẽ có tác động tích cực nhưng chi phí và rủi ro tài chính lớn cũng có thể làm hỏng tài chính công nếu các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả," bà Carolyn Turk phân tích.

Giám đốc WB tại Việt Nam khẳng định cam kết hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nhà đầu tư mới vào tài chính xanh, sẵn sàng kết nối huy động vốn quốc tế phục vụ tăng trưởng bền vững và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng toàn cầu. Việt Nam là một trong các quốc gia đang phát triển, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của biến đổi khí hậu.

Tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cùng 150 quốc gia trên thế giới cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào giữa thế kỷ - năm 2050; cùng 141 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất và cùng gần 50 quốc gia tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch...

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050” với mục tiêu tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa cacbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Nguồn: TTXVN