Nhựa số 7 as là gì

M.M   -   Chủ nhật, 12/01/2020 09:54 (GMT+7)

Nhựa số 7 as là gì
Phân biệt các ký hiệu để sử dụng đồ nhựa an toàn.

Các loại nhựa được phân loại và ký hiệu như sau: PETE “1”, HDPE “2”, PVC “3”, LDPE “4”, PP: “5”, PS “6” và PC “7” và

Nhựa PETE - ký hiệu số 1

Đây là loại nhựa được các chuyên gia công nghệ thực phẩm khuyên người tiêu dùng hãy nói "không", mặc dù nhựa số 1 thường dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như: Các loại chai nước ngọt, nước khoáng, các loại nước chấm, nước trái cây…

Nhựa số 1 chỉ nên sử dụng 1 lần duy nhất, không nên tái sử dụng nhiều lần vì có chứa BPA, có khả năng tan vào thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao như trong xe hơi, để gần bếp gas, ngoài nắng. Không nên dùng đựng thực phẩm lâu dài.

Các nhà khoa học khuyến cáo không nên tái sử dụng loại nhựa này.

Nhựa HDPE - ký hiệu số 2

Đây là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa, có thể dùng để đựng thực phẩm lâu dài. Loại nhựa này có độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, không thải ra chất độc vào thực phẩm.

Nhựa số 2 được dùng để chế tạo các vật dụng như: Chai nhựa, bình đựng sữa, đựng dầu ăn, các loại bình nhựa cứng, đồ chơi và túi nhựa.

Có thể phân biệt loại nhựa này bằng màu sắc, nhựa này thường có màu xanh lam khác biệt.

Nhựa PVC - ký hiệu số 3

Nhựa số 3 gồm các loại màng bọc bao bì, màng bọc thực phẩm, màng nhựa kiếng trong suốt, bình đựng dầu ăn, đựng nước, thực phẩm dạng lỏng… Nhựa PVC là loại nhựa rất nguy hiểm vì chứa nhiều chất độc hại như phtalates và BPA, có thể tan vào thực phẩm dưới tác dụng của nhiệt độ.

Vì vậy, tuyệt đối không bọc thực phẩm khi còn nóng. Tuyệt đối không dùng màng bọc thực phẩm rồi cho vào lò vi sóng để hâm nóng. Đây là thói quen vô cùng nguy hại cho sức khỏe.

Không tái sử dụng nhựa số 3 để đựng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm nóng.

Nhựa LDPE - ký hiệu số 4

Được sử dụng trong các sản phẩm dùng một lần như túi nhựa hoặc găng tay nylon, túi nylon, túi đựng và hộp bánh.

Nhựa số 4 dù trơ về mặt hóa học nhưng chịu nhiệt kém, vì vậy không nên dùng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao.

Nhựa PP - ký hiệu số 5

PP là loại nhựa được các chuyên gia khuyên sử dụng, vì độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, an toàn cho sức khỏe. Nhựa PP thường hơi trong suốt. Loại nhựa này có thể tái sử dụng. Có thể chứa nước trong thời gian dài mà không độc hại.

Nhựa số 5 có tính bền nhiệt cao nhất, chịu được từ 130 - 170 độ nên được dùng làm hộp đựng thực phẩm, có thể dùng trong lò vi sóng.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng trong lò vi sóng từ 2 - 3 phút, không nên để quá lâu.

Nhựa PS - Nhựa tái sinh số 6

Nhựa PS là loại nhựa rẻ và nhẹ. Thường dùng làm hôp xốp đựng thức ăn hoặc dĩa, ly, muỗng dùng 1 lần.

Loại nhựa này ở nhiệt độ cao và gặp chất chua có thể giải phóng chất độc hại. Vì vậy, loại nhựa này không được phép dùng để đựng thực phẩm lâu dài.

Nhựa PC - Nhựa số 7 (hoặc không ký hiệu)

Đây là loại nhựa cực kỳ độc hại vì có chứa BPA, thường dùng để sản xuất thùng nhựa đựng hóa chất hoặc hộp đựng thức ăn như hộp sữa chua, hộp mì ăn liền, hộp đựng bơ…

Số 7 là ký hiệu các loại nhựa không an toàn cho sức khỏe, độc hại. Đặc biệt khi đựng đồ nóng nó có khả năng nhiễm độc vào thức ăn, rất nguy hiểm.

(Theo Natural News)

Chai nhựa không còn gì là quá xa lạ với tất cả mọi người nữa. Bởi tính tiện lợi và giá thành rẻ nên chúng rất được yêu thích. Tuy nhiên, vì mặt lợi ích sức khỏe các công ty sản xuất đã cung cấp cho người tiêu dùng 7 ký hiệu nhựa, nhằm làm rõ những chức năng và công dụng của chúng. 

Các ký hiệu nhựa khác nhau cho thấy thành phần hóa học với số lượng nhiều hay ít được biểu thị qua ký hiệu trên. Chính vì vậy, nếu bạn nắm rõ, những sản phẩm nào có thể dùng được nhiều lần và không gây hại cho sức khỏe. Hãy cùng Ocany giải mã bí ẩn đằng sau những ký hiệu tam giác của những vật dụng bằng nhựa nhé!

Các kí hiệu dưới đáy chai nhựa có ý nghĩa gì?

Ký hiệu nhựa số 1 – Nhựa PET hoặc PETE

Nhựa số 7 as là gì

 Nhựa Pet thường tìm thấy trong các chai nước ngọt

Đây là loại nhựa thường được sử dụng trong các sản phẩm nước uống đóng chai, nước giải khát, nước ngọt có ga. Chúng còn đựơc thấy ở các sản phẩm hay bao bì đóng gói. Loại nhựa này bạn chỉ nên sử dụng 1 lần duy nhất, không nên tái sử dụng. Vì khi tái sử dụng sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm kim loại nặng và hợp chất hóa học từ sản phẩm chai nhựa.

Trong các hộ gia đình, thường tận dụng các sản phẩm nước ngọt, uống xong tái sử dụng cho gia đình gần cả tháng mới vứt. Chính vì hành động đó, đã làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hoocmon của từng thành viên trong gia đình. Hãy xem ký hiệu dưới đáy chai nhựa ngay bạn nhé.

=> Xem thêm:

Ký hiệu nhựa số 2 – Nhựa HDP hoặc HDPE

Nhựa số 7 as là gì

Nhựa HDPE có độ an toàn cao

Đây là loại nhựa bạn sẽ dễ tìm thấy ở các chai lọ, bình có chất liệu cứng như bình đựng sữa, bình chứa các chất tẩy rửa. Đây là loại nhựa được các chuyên gia khuyên nên sử dụng vì chúng có độ an toàn cao hơn so với các loại nhựa khác.

Loại nhựa này không thể ra bất kì chất độc nào. Vì vậy, bạn và gia đình nếu bắt gắp các sản phẩm nào có ký hiệu HDP haỹ mua về dùng ngay nhé!

Ký hiệu nhựa số 3 – Nhựa 3V hoặc PVC

Nhựa số 7 as là gì

Nhựa 3V không nên dùng ở nhiệt độ trên 81 độ C

Đây là một loại nhựa dẻo thường được tìm thấy trong chai dầu ăn hoặc đồ chơi, bao bì và các sản phẩm khác. Tốt nhất bạn nên xem ký hiệu sẽ phân biệt rõ. Loại nhựa này sẽ không có gì đáng nói nếu như chúng không chịu phải nhiệt độ cao.

Đúng vậy, khi ở nhiệt độ cao, loại nhựa 3V này sẽ sản sinh ra hai độc chất gây ảnh hưởng đến sự cân bằng hoocmon trong cơ thể. Khi sử dụng loại nhựa này cần lưu ý nhiệt độ ổn định của chúng là dưới 81 độ C. 

Ký hiệu nhựa số 4: Nhựa LDPE

Nhựa số 7 as là gì

Nhựa LDPE loại này không nên sử dụng ở lò vi sóng

Cũng tương tự như loại nhựa số 3, chúng đều là chất nhựa nhiệt dẻo và không nên sử dụng ở nhiệt độ quá cao. Chúng sẽ sản sinh ra các chất độc gây hại cho cơ thể. 

Bạn có thể tìm thấy loại nhựa này ở các sản phẩm đông lạnh, bao bì mì gói và các sản phẩm khác. Vì là các thực phẩm bạn càng không nên cho chúng vào lò vi sóng để rã đông bởi vì chúng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. 

Ký hiệu nhựa số 5: Nhựa PP 

Nhựa số 7 as là gì

Nhựa PP loại an toàn chịu nhiệt độ cao tốt

Trái ngược hoàn toàn so với nhựa số 4, đây là loại nhựa trong suốt, bền nhẹ và chịu được ở nhiệt độ cao tốt mà không sản sinh ra chất độc hại. Ngoài ra chúng còn chống được ẩm và chất nhờn rất tốt nữa đấy.

Chúng thường được tìm thấy ở trong các sản phẩm đựng sữa chua, chai si rô. Với ký hiệu này bạn an tâm cho chúng ở nhiệt độ cao mà không cần phải lo lắng. 

Ký hiệu nhựa số 6: Nhựa PS

Nhựa số 7 as là gì

Nhựa PS chịu nhiệt ở thời gian ngắn, chỉ nên dùng 1 lần

Đây là loại nhựa rẻ và cũng chịu được nhiệt tốt, nhưng cũng không nên quay chúng trong lò vi sóng nhé! Chúng chỉ chịu được nhiệt trong thời gian ngắn và nhiệt không quá cao thì sẽ không sản sinh ra chất độc gây hại cho cơ thể.

Chúng thường được tìm thấy trong các sản phẩm dao nĩa dùng 1 lần rồi vứt, sản phẩm đựng thức ăn nhanh. Cốc uống nước khi đi da ngoại, đều có các ký hiệu PS này.

Ký hiệu nhựa số 7: Nhựa PC hoặc không có kí hiệu

Nhựa số 7 as là gì

Nhựa PC nguy hiểm nhất trong 7 loại

Loại nhựa này chính là loại nhựa gây ám ảnh cho những ai chưa hề biết gì về các kí hiệu dưới đáy chai nhựa. Chính vì, đây là loại nhựa có độc chất cao nhất mà lại thường được sử dụng rất nhiều gần như quán ăn, vỉa hè, văn phòng, trường học đâu đâu cũng dùng.

Vì chúng, ẩn nấp sau những sản phẩm nước uống dạng dung tích 3 lít hoặc 5 lít. Đây là loại nhựa nguy hiểm có khả năng gây vô sinh và đe dọa nhiều vấn đề sức khỏe khác, thậm chí là ung thư nếu bạn sử dụng lâu dài.

Chất độc BPA trong nhựa nguy hiểm tới mức nào ? 

BPA tên đầy đủ là Bisphenol A, là một hóa chất công nghiệp nhân tạo được sử dụng trong sản xuất chất dẻo, các loại nhựa thông dụng như nhựa epoxy, polycarbonate, …BPA được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất đồ dùng cá nhân và dụng cụ đựng thực phẩm.

Dù mang lại nhiều giá trị kinh tế trong sản xuất nhưng BPA đã bị nhiều nước trên thế giới ban hành lệnh cấm loại hợp chất này xuất hiện trong các vật dụng của trẻ em. Năm 2017, Theo báo cáo của cơ quan hóa chất Châu Âu công bố, đặc tính của BPA có khả năng phá hoại nghiêm trọng nội tiết tố trong cơ thể con người. 

Không những vậy, hàng loạt căn bệnh nguy hiểm do BPA gây ra: 

  • Rối loạn chứng năng thần kinh 
  • Dậy thì sớm ở trẻ nhỏ 
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư 
  • Cản trở quá trình trị liệu của các bệnh nhân ung thư 
  • Khiến tế bào trứng chết bất thường 
  • Mất khả năng sinh sản ở nam giới 

=> Trong số 7 loại nhựa trên thị trường có 3 loại nhựa bạn cần cẩn trọng khi sử dụng vì chúng có chứa chất BPA: nhựa só 3, nhựa số 6 và nhựa số 7 

Nên và không nên dùng loại nhựa nào ? 

Qua phần phân tích về sự khác biệt của 7 loại nhựa phổ biến trên thị trường, Ocany sẽ tóm tắt cho các bạn những loại nhựa nên dùng và không nên dùng. 

Nhựa số 7 as là gì

Các loại nhựa nên sử dụng và nên tránh

Chai nhựa từ lâu đã không là gì quá xa lạ với mọi người nữa, tuy vậy, sử dụng đúng cách sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cả chính mình những người thân xung quanh một cách tốt nhất. Từ nay, nếu bạn mua bất kì sản phẩm chai nhựa nào cũng nên xem qua các ký hiệu dưới đáy chai nhưạ để bảo vệ sức khỏe của chính mình. 

Xem thêm các bài viết liên quan đến nước:

  • Những lưu ý quan trọng khi chọn mua nước uống đóng chai
  • 6 Nguyên tắc uống nước giảm cân vừa an toàn vừa hiệu quả