Nhà văn cần đứng trong bóng tối để khơi dậy những điều chân, thiện mĩ

Diêm Liên Khoa chọn đứng trong bóng tối, đứng về phía những gì bé nhỏ, đáng thương bị cuộc đời ruồng rẫy, lãng quên, để từ đó viết nên những tác phẩm chấn động.

Tác phẩm của Diêm Liên Khoa thường viết về mặt tối của xã hội, nhưng lại hướng con người đến ánh sáng và nhân tính. Có thể nói, ông là người thắp lên ánh sáng từ bóng tối.

Khi nhận giải thưởng văn học Kafka, Diêm Liên Khoa từng tự nhận mình là người “cảm nhận bóng tối do thượng đế và cuộc đời lựa chọn”. Ông chia sẻ câu chuyện về một người mù sống cùng làng với ông, mỗi khi mặt trời ló rạng, người mù đó đều nhìn về phía mặt trời, tự nhủ: “Ánh sáng hóa ra có màu đen!”.

Nhà văn Diêm Liên Khoa.

Điều đặc biệt là người mù ấy ngay từ khi còn trẻ, đã có mấy chiếc đèn pin, buổi tối đi trên đường luôn cầm trong tay chiếc đèn pin đã bật, trời càng tối, chiếc đèn pin trong tay ông càng dài, ánh sáng cũng càng sáng rõ.

Vì thế, mỗi khi ông bước đi trên đường làng tối đen như mực, người làng sẽ nhìn thấy ông từ rất xa, và không đụng vào ông. Hơn nữa, mỗi khi có người bước qua, người mù còn dùng đèn pin chiếu vào quãng đường phía trước, để mọi người có thể dễ dàng đi tiếp rất xa.

Dùng ánh sáng để chiếu vào bóng tối

Để tưởng nhớ người mù và ánh sáng từ chiếc đèn pin trong tay ông, sau khi ông chết, người ta tặng ông những chiếc đèn đã nạp đầy pin. Trong quan tài của ông, toàn bộ đều là những chiếc đèn pin có thể thắp sáng mà mọi người đem tặng.

Từ người mù này, Diêm Liên Khoa cảm nhận được một loại sáng tác, “đó là nó càng đen tối, thì nó càng ngời sáng, nó càng lạnh lẽo thì lại càng ấm áp. Toàn bộ ý nghĩa của sự tồn tại của nó, chính là để mọi người tránh được sự tồn tại của nó”.

Diêm Liên Khoa và văn của ông chính là người mù bật đèn pin trong bóng tối, bước đi trong bóng đêm, dùng ánh sáng hữu hạn chiếu vào bóng tối, nỗ lực để mọi người nhìn thấy bóng tối để tránh đi.

Trong Con đường của nhà văn [Thuý Hạnh dịch], Diêm Liên Khoa từng viết: “Khi trên bầu trời có một cánh chim đẹp đẽ tự do bay lượn, thì có thể có 10, 20 cho đến cả trăm, cả vô số những con chim bị thương gãy cánh bắt buộc phải đấu tranh để được sống trên mặt đất. Con chim trên bầu trời ca một bài ca hiện thực, đó là sự thực không thể bỏ qua và phủ nhận.

Tiểu thuyết Kiên ngạnh như thủy.

Nhưng ở mặt đất bên dưới bầu trời kia, cũng có một, có nhiều, có vô số những con chim, phải đấu tranh để sống - đó cũng là hiện thực, là sự thực, là chân thực.

Khi thi nhân lãng mạn chọn lựa ca tụng con chim bay trên bầu trời, thì tôi - chọn là người thứ hai. Tôi lựa chọn là người đứng bên con chim bị gãy cánh”.

Dù là người đứng trong bóng tối hay đứng bên con chim bị gãy cánh, Diêm Liên Khoa cũng cho thấy một triết lý sáng tạo của mình. Đó là đứng trong bóng tối, đứng về phía những gì nhỏ bé đáng thương bị cuộc đời ruồng rẫy lãng quên.

Từ đây, ông viết nên những tác phẩm chấn động lòng người, nhắc nhở chúng ta về một hiện thực khác, một hiện thực đen tối thê thảm, hiện thực khuất lấp của đời sống và lòng người, về thế giới của những tảng đá ngầm bên dưới mặt sông phẳng lặng, về những số phận nhỏ nhoi phải vật lộn để tồn tại, để sống từ những thảm cảnh khốn cùng.

Lột tả những nhức nhối của xã hội với trí tưởng tượng đáng kinh ngạc

Đinh trang mộng viết về một thôn làng khuất sâu trong bình nguyên xa xôi của cổ đạo Hoàng Hà. Ở đó, cuộc sống vốn khốn cùng của người dân giàu lên nhanh chóng nhờ lạm dụng chính sách bán máu để thực hiện những cuộc bán máu phi pháp.

Hệ lụy của nó là bệnh AIDS lan tràn, sự giàu có phồn hoa trôi nhanh như một giấc mộng, và con người ngay lập tức phải đối diện với những bi kịch thê thảm nhất của nhân sinh. Nhưng Diêm Liên Khoa vẫn tìm thấy chất thơ của tình yêu trong những gì đen tối nhất.

Với Kiên ngạnh như thuỷ, Diêm Liên Khoa đã kéo ra một bức màn về một thời kỳ cuồng loạn và hết sức hoang đường. Tác phẩm gây kinh ngạc bởi góc độ tiếp cận khác biệt về một đề tài quen thuộc của Diêm Liên Khoa.

Các nhà văn Trung Quốc khi viết về Cách mạng Văn hoá thường đứng ở phía nạn nhân để tố khổ, ai oán. Nhưng trong Kiên ngạnh như thuỷ, Diêm Liên Khoa đã trần thuật từ góc độ chủ nhân Cách mạng, điểm nhìn trần thuật thay đổi đã đem đến một loạt mới mẻ về chiến lược tự sự. 

Phong nhã tụng mượn hình thức kết cấu của Kinh thi để viết một cách thê thiết về cái nhục và hèn của người trí thức. Nhân vật chính của tác phẩm là Dương Khoa, phó giáo sư của Đại học Thanh Yên, làm đủ mọi cách mua danh, dù chỉ là danh hão. Vì cái danh hão đó, Dương Khoa trượt dài trên con đường tha hóa. 

Sách Nàng Kim Liên ở trấn Tây Môn.

Tác phẩm phân lập ba mảng không gian, không gian làng thôn gắn với những kỉ niệm thời còn nghèo khổ của Dương Khoa, không gian thành thị với tất cả sự nhốn nháo bệnh hoạn lừa lọc phản trắc và không gian huyền ảo thành cổ Kinh thi từ hơn 2.000 năm trước với giếng Khổng và những bài thơ bị lãng quên.

Nàng Kim Liên ở trấn Tây Môn là truyện vừa xuất bản mới nhất của Diêm Liên Khoa ở Việt Nam. Dựa vào tích cũ truyện xưa, nhưng Kim Liên của Diêm Liên Khoa hoàn toàn khác với Kim Liên dâm đãng lăng loàn trong Kim Bình Mai.

Kim Liên thời mới vẫn là một cô gái trẻ trung xinh đẹp si tình, nhưng dưới ngòi bút Diêm Liên Khoa, Kim Liên trở thành công cụ, vật tế thần cho những mưu đồ quyền lực hết sức vi diệu.

Thật và giả, tình và chí đan xen, nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật hết sức tinh tế khiến Diêm Liên Khoa đã hoàn toàn làm mới một hình tượng quen thuộc đã trở thành mẫu gốc trong văn học truyền thống.

So với nhiều nhà văn Trung Quốc khác như Mạc Ngôn, Dư Hoa, Giả Bình Ao, tác phẩm của Diêm Liên Khoa được xuất bản và giới thiệu muộn hơn, nhưng tác phẩm của ông đã và đang chinh phục nhiều tầng lớp độc giả.

Sức hấp dẫn trong tác phẩm của Diêm Liên Khoa nằm ở khả năng xử lý và đi đến tận cùng nhiều vấn đề nhức nhối của lịch sử và hiện thực của Diêm Liên Khoa, sự hài hước thâm thuý và khả năng tưởng tượng văn học đáng kinh ngạc của ông. 

Diêm Liên Khoa, sinh năm 1958 tại tỉnh Hà Nam Trung Quốc có thể coi là nhà văn xuất sắc của văn học Trung Quốc đương đại, có sức ảnh hưởng lớn đến văn học Trung Quốc.

Ông đã viết hơn 10 tiểu thuyết, gần 40 tập truyện ngắn, hơn 22 cuốn tản văn viết riêng và chung với các tác giả.  


Từ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phầm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn.

Điều ấy không có gì phải bàn nếu nhìn lại nền văn chương nước nhà suốt chiều dài lịch sử, kề cả văn chương dân gian và văn chương bác học. Cho đến nay, về mặt lý thuyết, các nhà văn và bạn đọc cũng không ai phủ nhận điều này, nhưng về thực tiễn sáng tác và thưởng thức thì những năm gần đây đã có một bộ phận mon men vượt ra ngoài quỹ đạo đó. Vì thế, ngoài vấn đề này vẫn có tác dụng đối với đời sống văn chương.

1. Khái niệm chân-thiện-mỹ có nhiều tầng ý nghĩa. Nhưng cách hiểu chung nhất:

- chân là cái thật, cái đúng, là lẽ phải, đối lập với cái giả, cái sai trái. Nói đến cái chân của văn chương là nói tác phẩm văn chương phải chân thực, phản ánh được bàn chất, chân lý của cuộc sống. Những người hiểu bản chất của cuộc sống. Ví như, truyện Thánh Gióng để mọi người thấy súc vươn dậy kỳ diệu của cộng đồng dân tộc trước nạn ngoại xâm, truyện Chử Đồng Tử - Tiên Dung nói về khát vọng tình yêu của con người Việt Nam. Vượt qua tất cả sự "môn đăng hộ đối” để xây dựng hạnh phúc, tác phầm Chinh phụ ngâm thể hiện những bất hạnh của con người trong các cuộc chiến tranh… Cái chân là nền tảng, là tiên đề để thực hiện cái thiện và cái mỹ. Một tác phẩm không có được cái chân thì cái thiện và cái mỹ cũng dễ bị chệch choạc, khó lòng có được. Tự cái chân cũng bao hàm một phần cái thiện và cái mỹ. Vì vậy, mấy chục năm nay, chúng ta chủ trương xây dựng một nền văn chương phản ánh chân thực cuộc sống xây dựng chiến đấu và chiến đấu vì Tổ quốc. Cái chân là tiêu chuẩn chi phối sự thành công của một tác phẩm. Đối với mỗi nhà văn, sự trung thực cũng chính là điểm tựa để từ đó có thể bộc lộ tài năng, kết tụ thành những tác phẩm có giá trị. Những tác phẩm tô hồng và bôi đen cuộc sống đều là những tác phẩm không có được cái chân nên dễ bị cuộc sống đào thải. Những năm gần đây, văn chương của chúng ta không có tác phẩm nào nằm trong hai thái cực này nhưng từng phần trong tác phẩm phạm phải với mức độ khác nhau thì vẫn có.

Thiện là điều lành, điều tốt, đối lập với điều ác. Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử đấu tranh không ngừng giữa cái thiện với cái ác và không phải bao giờ cái thiện cũng chiến thắng. Nhưng một tác phẩm văn chương thì phải là một tác phẩm hướng thiện. Dẫu một tác phẩm lấy cái ác làm đề tài thể hiện thì tư tưởng thoát ra vẫn phải là cái thiện, như tiểu thuyết “Tội ác và trừng phạt” của Đốtxtôiépxki miêu tả kỹ lưỡng tâm lý và hành động của một kẻ giết người, cũng là để con người ăn năn và hướng tới điều thiện. Nhà văn Aimatốp miêu tả một kẻ đảo ngũ trong chiến tranh vệ quốc của Liên Xô cũng là để khẳng định những kẻ hèn nhát không có đất sống, là người phái sống xứng đáng và dũng cảm… Tiếc rằng, một vài tác phẩm của chúng ta những năm qua không có được điều rạch ròi này. Có nhà văn nữ miêu tả truyện ngoại tình lại thi vị hóa nó là “một nửa cuộc đời”, hay có nhà văn miêu tả người anh hùng dân tộc với lời nói thô tục và hành vi đê tiện…

Mỹ là cái đẹp. Tác phẩm văn chương phải đẹp thì mọi người đều thống nhất. Nhưng thế nào là đẹp thì lại có nhiều ý kiến khác nhau. Cái đẹp ở daday không phải chỉ là cái đẹp của hình thức nghệ thuật. Nhưng nội dung và hình thức biểu hiện hay đi liền với nhau. Một hình thức rối rắm, xộc xệch, lủng củng thường không thể chứa đựng được điều gì tốt đẹp. Những sáng tác tự phong là “thơ hiện đại” của một số người trong những năm qua, cầu kỳ và rối rắm thái quá, hoặc với “những bài tình nhớt đêm”, những cuộc loạn luân với hình bóng tiền nhân qua “Bóng đè”… thì thật xa vời với tiêu chí mỹ.

2. Những tác phẩm văn chương nổi tiếng của dân tộc ta cũng như của các dân tộc trên thế giới còn lưu lại đến ngày nay đều là những tác phẩm có giá trị chân – thiện – mỹ cao. Dẫu không phải các dân tộc đều đúc thành lý luận, nhưng sự thưởng thức tự nhiên của mọi người, của mọi thế hệ như đều lấy chân – thiện – mỹ là tiêu chuẩn đánh giá, là tấm gương soi giá trị tác phẩm văn chương. Các thế hệ nhà văn mọi dân tộc đều có khát vọng hướng tới giá trị chân – thiện – mỹ dẫu mỗi dân tộc có những biểu hiện dân tộc riêng. Đi sâu vào nền văn chương nước nhà, từ thơ ca và truyện cổ dân gian, đến thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, rồi truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, thơ mới 1930 – 1945 và nền văn chương hiện đại… tất cả đều thấm đẫm giá trị chân – thiện – mỹ. Tuy vậy trong dòng chảy êm đềm của văn chương dân tộc, cũng không khỏi có những lạch rẽ, những đá gợn. Tôi muốn nói đến cái kết thúc không thiện và không mỹtrong một dị bản của truyện Tấm Cám. Ấy là Tấm giội chết cám bằng nước sôi rồi lấy thịt làm mắm gửi cho người dì ghẻ. Ấy là những dị bản tục được thêm thắt và lan truyền gắn vào thơ Hồ Xuân Hương... thì đấy là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao cả và cái thấp, giữa cái đẹp và cái xấu. Tôi cho rằng: những dị bản ấy không phái là mạch chính của truyện Tấm Cám và thơ Hồ Xuân Hương. Trong lịch sử, cái ác không phải bao giờ cũng bị đánh bại hoàn toàn, nó vẫn lúc ẩn lúc hiệnhiện. trong hay hiện tượng trên nó đã nhấp nhô in bóng vào văn chương. Trong nền văn chương của các dân tộc trên thế giới với những múc độ đậm nhạt khác nhau, cũng cón hững hiện tượng tương tự.

Nhưng không vì thế mà lấylý do bênh vực những hiện tượng kỳ quặc, chệch hướng chân – thiện – mỹ cho một vài tác phẩm đã bị dư luận phê phán những nãm qua.Điều đáng nói là lại có những ý kiến bênh vực cho những hiện tượng lệch lạc ấy. Lẫn lộn giữa cái thật và cái giả, giữa cái thiện và cải ác, giũa cái đẹp và cái xấu là một vấn đề nguy hiểm. Bởi vì đằng sau một quan niệmquan mềm sẽ kéo theo một thực tiễn sáng tác và một bộ phận công chứng thưởng thức.

3. Vươn tới chân - thiện - mỹ là mục đích của văn chương. Đồng thời chân - thiện - mỹ cũng là nền tảng lý luận cơ bản nhất của văn chương mà mọi người cầm bút phải thấm nhuần và mọi người thưởng thức văn chương cần am hiểu. Các cơ quan quản lý văn hóa văn nghệ, các nhà xuất bản, cơ quan báo chí hơn ai hết phái hiểu thật sâu sắc vấn đề này. Bởi một tác phẩm có giá trị chân - thiện - mỹ sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho đông đảo công chúng. Ngược lại, một tác phẩm thiếu giá trị chân – thiện – mỹ sẽ có súc hủy hoại rất lớn. Thuốc bổ thường lâu thấm, mà ma túy thì nhanh ngấm và khó chữa. Nhưng điều đáng mừng là dân tộc ta có một truyền thống tôn thờ những giá trị chân- thiện -mỹ, nên đối với những điều ngược lại là dân ta có sức đề kháng cao. Minh chứng là, phản ứng của nhân dân trước những truyện kinh dị nhập cho trẻ em, hay mỗi khi xuất hiện những tác phẩm có giá trị độc hại, lệch lạc thường được quần chúng lên tiếng phê phán. Và có nhà văn nữ cũng khá nổi năng và viết tác phẩm chỉ toát lên toàn điều ác, không có một chút nhân hậu nào nên Nhà xuất bản Phụ nữ đã từ chối không in. Đó là điều đáng mừng đối với một nền văn chương trong khi mở cửa hội nhập với thế giới đầy phức tạp…

4. Phải khẳng định rằng, lịch sử phát triển văn chương của dân tộc ta luôn gắn liền với các giá trị chân – thiện – mỹ. Những tác phẩm dù mang âm hưởng anh hùng ca hay thấm đẫm bi thương thì cũng đều có mục đích chung là làm cho con người và cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo hay Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều, từ thơ thiền, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm hay văn chương yêu nước và cách mạng thế kỷ XX, từ văn chương dân gian đến thơ mới, thơ hiện đại… những tinh hoa của nó bao giờ cũng mang đầy đủ những tiêu chí giá trị ấy. Sự thực khi dòng chảy của văn chương dân tộ, tuy không liền mạch, thẳng dòng nhưng bao giờ cũng ào ạt, vạm vỡ. Chỉ lấy thí dụ văn chương của thế kỷ XX mà trước đây chúng ta chia làm nhiều dòng văn học nhưng nó cũng đều nằm trong một dòng chung là đổ vào biển cả, hội nhập cùng nhân loại. Văn chương thế kỷ XX của dân tộc ta là một thời kỳ rất đáng tự hào. Tuy chưa có được những tác giả thực sự tầm cỡ làm thế giới phải kinh ngạc nhưng cũng đã có nhiều tác giả được thế giới trân trọng. Dù các tác giả ấy có đứng ở vị trí nào trong dòng chảy của dân tộc thì họ cũng để lại một giá trị nhân văn tỏa ra từ chỗ đứng của họ, có tác dụng xây dựng và cải tạo con người và cuộc sống với những mức độ khác nhau, trừ những tác giả và những tác phẩm giả, ác và xấu.

Bây giờ, từ những phức tạp trong dòng chảy của văn chương hiện đại, liệu tiêu chí chân – thiện – mỹ có còn là định hướng tới của văn chương? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy nhìn lại văn chương của nhân loại thì sẽ rõ. Mỗi dân tộc trong lịch sử phát triển văn chương của mình, tuy cao thấp, lớn nhỏ không đồng đều và mỗi dân tộc có một bản sắc riêng, có thể nói rất khác nhau nhưng tất cả đều giống nhau ở một điểm: những tác phẩm còn lại đều là những tác phẩm phản ánh chân thật con người và cuộc sống của dân tộc ấy ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Những tác phẩm ấy đếu hướng con người đến một giá trị đạo đức tốt đẹp như tình yêu thương, sự chung thủy, lòng nhân ái, đức hy sinh… còn mọi tư tưởng ngược lại đều bị chôn vùi, có thể nó có xuất hiện nhưng không bao giờ được truyền bá.

Vì vậy, chân – thiện – mỹ là tiêu chuẩn để đánh giá, là tấm gương soi giá trị văn chương. Từ xưa đến nay và mãi về sau, chân – thiện – mỹ là lý luận cơ bản nhất, là thực tiễn sáng tác, là đích hướng tới của mọi nền văn chương nghệ thuật. Đã là nghệ sĩ, đã lấy văn chương nghệ thuật để phụng thờ thì đây là điều đầu tiên, cũng là điều cơ bản nhất phải luôn luôn tâm niệm.

Video liên quan

Chủ Đề