Nhà a nhà b trong kpop là gì

Giải mã từ A – Z thuật ngữ Kpop dành cho người hâm mộ chân chính (phần 1)

05/05/2020

Ánh Trâm

Ngày nay, thần tượng Kpop không còn là điều quá xa lạ mà trái lại lượng người hâm mộ đam mê các nhóm nhạc đến từ Hàn Quốc ngày một tăng lên đáng kể ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nếu tự nhận là một fan Kpop chân chính, bạn có dám chắc chắn rằng mình biết hết tất cả các thuật ngữ sau đây?

A – All Kill

Nhà a nhà b trong kpop là gì
Ca khúc “ON” của BTS đã xuất sắc đạt danh hiệu All-kill khi đạt No.1 trên 5 BXH là Melon, Soribada, Flo, Genie và Bugs sau một giờ ra mắt.

Là thuật ngữ được dùng để chỉ một nghệ sĩ đạt vị trí số 1 trên tất cả các bảng xếp hạng âm nhạc cũng như các nền tảng âm nhạc hợp pháp tại Hàn Quốc. Ngoài ra, cụm từ “Perfect all kill” (viết tắt là PAK) ý nói một ca khúc của nghệ sĩ hoặc nhóm nhạc đồng thời giành vị trí đầu bảng xếp hạng thời gian thực, hàng ngày và hàng tuần của các BXH.

B – Bias

Là thành viên bạn yêu thích nhất trong một nhóm nhạc và quan tâm đặc biệt hơn so với các thành viên còn lại. Ngoài ra, thần tượng mà bạn yêu thích nhất trong tất cả các nghệ sĩ Kpop còn được gọi là “Ultimate bias”.

C – Comeback

Với thị trường âm nhạc US/UK, một ca sĩ “comeback” là khi họ trở lại sân chơi âm nhạc sau một thời gian dài vắng bóng. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc “comeback” mang ý nghĩa là sản phẩm mới nhất của ca sĩ, nhóm nhạc thần tượng. Một nghệ sĩ Kpop có thể “comeback” nhiều lần trong một năm.

D – Debut

Nhà a nhà b trong kpop là gì
Black Pink được YG Entertainment cho ra mắt vào tháng 8/2016.

Nói một cách ngắn gọn, “debut” dùng để chỉ lần đầu tiên một nhóm nhạc, ca sĩ chính thức xuất hiện trước công chúng và biểu diễn ca khúc của mình.

E – Era

Thuật ngữ này dùng để mô tả một giai đoạn quảng bá của một nghệ sĩ Kpop. Mỗi giai đoạn được liên kết với một album, ca khúc hoặc một sản phẩm phát hành nào đó. Theo đó, các nghệ sĩ thường phải thay đổi phong cách hay thể loại nhạc để tạo hiệu ứng tốt và gây ấn tượng sâu sắc cho khán giả về thời kì đó.

F – Fanchant

Không khó để thấy người hâm mộ thường đồng thanh hô vang để cổ vũ cho thần tượng khi trong các tiết mục biểu diễn. Hầu hết “fanchant” được soạn sẵn bởi công ty chủ quản của nghệ sĩ sao cho phù hợp với giai điệu ca khúc. Người hâm mộ sẽ dựa trên phần lời được công ty thông báo chính thức và “đọc fanchant” xuyên suốt phần trình diễn bài hát của thần tượng. Ngoài ra, trong “fanchant” cũng thường bao gồm tên của các thành viên trong nhóm hoặc một ca sĩ thần tượng.

G – Gen hay Generation

Nhà a nhà b trong kpop là gì
BigBang thuộc Gen 2, được sắp xếp theo trình tự thời gian của dòng chảy âm nhạc.

Ở Kpop, mỗi nhóm nhạc thần tượng tương ứng với một thế hệ khác nhau dựa theo thời gian nhóm nhạc ra mắt. Chẳng hạn, những nhóm nhạc ra mắt vào cuối những năm thuộc thập niên 90 đến đầu những năm 2000 được gọi là “Gen 1” như nhóm Shinhwa, H.O.T., Sechskies, G.O.D, Fin.K.L, S.E.S…; tiếp đến là Big Bang, TVXQ, Super Junior, SNSD, T-ara, Kara… thuộc “Gen 2” và EXO, BTS, Red Velvet, TWICE, Black Pink… là “Gen 3”.

H – Historic “Big 3”

“Big 3” dùng để chỉ ba “lão đại” thống trị nền công nghiệp Kpop với những nghệ sĩ, nhóm nhạc hàng đầu trong nhiều năm qua: JYP Entertainment, SM Entertainment và YG Entertainment.

I – Idol

Thuật ngữ này xuất phát từ ngành công nghiệp âm nhạc của Nhật Bản để chỉ các ngôi sao nhạc Pop được đào tạo và quản lý bởi các công ty giải trí. Ở Hàn Quốc, “Idol” là từ dùng để chỉ chung cho các ca sĩ Kpop. Đặc biệt, “idol” ở Hàn Quốc là nghệ sĩ có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngoài ca hát như diễn xuất, vũ đạo, làm MC, DJ hoặc chương trình giải trí.

J – Japanese Market

Nhật Bản – một trong những thị trường âm nhạc lớn trên thế giới luôn là mục tiêu của không ít nghệ sĩ Kpop. Nhiều nhóm nhạc thần tượng có thể không có sức cạnh tranh nhiều ở Hàn Quốc nhưng lại có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ tại thị trường âm nhạc Nhật Bản. Đó chính là lý do vì sao nhiều idol thường xuyên dành thời gian để quảng bá và tổ chức biểu diễn ở Nhật Bản. Thậm chí, họ còn phát hành các ca khúc, đĩa đơn và cả album bằng tiếng Nhật.

K – Korea

“Korea – Hàn Quốc” là nơi phát triển và đào tạo ra những thần tượng âm nhạc đình đám bậc nhất hiện nay. Thị trường âm nhạc Hàn Quốc còn được gọi chung là “Kpop”.

L – Leader

Nhà a nhà b trong kpop là gì
Suho là nhóm trưởng nhóm nhạc EXO.

Đây là từ để chỉ nhóm trưởng của các nhóm nhạc nói chung. Họ không chỉ là người đại diện phát ngôn cho nhóm mà đồng thời còn chịu trách nhiệm công việc chung cho toàn đội.

M – Maknae

Là thuật ngữ dùng để chỉ thành viên nhỏ tuổi nhất trong một nhóm nhạc. Trong trường hợp “em út” của nhóm là người có tài năng vượt trội, có sức ảnh hưởng và có công lớn trong việc mang hình ảnh của nhóm đến với công chúng thì thường được gọi là “Golden Maknae”.

N – Nugu

“Nugu” có ý nghĩa là “ai đó”, “là ai” trong tiếng Hàn. Từ này thường được dùng để chỉ các idol hoặc nhóm nhạc thần tượng chưa có độ nhận diện rộng rãi với công chúng.

Theo: Thể Thao & Văn Hóa https://beat.billboardvn.vn/giai-ma-tu-a-z-thuat-ngu-kpop-danh-cho-nguoi-ham-mo-chan-chinh-phan-1/

  • TAGS
  • thuật ngữ Kpop
  • thuật ngữ Kpop từ a-z
  • từ điển Kpop

Những thuật ngữ thú vị về K-Pop mà bất cứ fan hâm mộ nào cũng phải “nằm lòng”

28/01/2019

Baro

“Netizen” là gì? Thần tượng gen2, gen3 đang nói về thứ gì? Fanchant nghĩa là gì thế? Có vô số thuật ngữ thú vị mà nhiều người hâm mộ khi mới làm quen với K-Pop có lẽ sẽ không hiểu rõ và cần phải được giải nghĩa ngay và luôn nếu không sẽ rất “lạc lõng” giữa fandom.

Cũng giống như bất cứ lĩnh vực nào, giải trí mà đặc biệt là âm nhạc cũng có không ít những từ ngữ mang tính “chuyên ngành”. Đối với một thị trường đang ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ như K-Pop cũng không ngoại lệ. Ngày càng có nhiều thuật ngữ để định nghĩa cho nhiều khái niệm khác nhau trong làng giải trí xứ kim chi mà fan “chân ướt chân ráo” mới gia nhập fandom có lẽ sẽ bối rối nếu không cập nhật ngay và luôn.

Thần tượng Gen1, Gen2, Gen 3

Gen ở đây là viết tắt của “Generation”, nghĩa là thế hệ. Tại K-Pop, mỗi nhóm thần tượng sẽ tương ứng với 1 thế hệ khác nhau dựa vào thời điểm mà nhóm đó ra mắt. Ví dụ như những nhóm thần tượng Gen1 là các nhóm S.E.S, Fin.KL, H.O.T, Shinhwa… Đây là những idol group ra mắt trước năm 2000 và đang khá xa lạ với các fan K-Pop hiện nay.

Nhà a nhà b trong kpop là gì
TVXQ là boygroup đình đám nhất nhì K-Pop Gen2.

Gen2 của K-Pop được xem là thời đại hoàng kim khi sở hữu hàng loạt nhóm nhạc đã được nâng lên hàng huyền thoại như TVXQ, Big Bang, Super Junior, SNSD, 2NE1… Trong khi đó, những nhóm đang là xu hướng hiện nay như EXO, BTS, TWICE, Black Pink… đang thuộc Gen3. Đây cũng là thế hệ thần tượng đang có sự phổ biến mạnh mẽ nhất trên toàn cầu.

Nhà a nhà b trong kpop là gì
BTS là đại diện tiêu biểu của Gen3.

K-Pop sắp bước sang thế hệ thứ 4 – Gen4 – với 1 số nhóm nhạc sẽ ra mắt trong năm nay. Đó là ITZY – nhóm nữ mới của nhà JYP, TXT – boygroup mới của nhà BigHit, nhóm nam đã chốt đội hình của nhà YG và nhóm nhạc nữ tin đồn của nhà SM. Với sự hậu thuẫn danh tiếng từ các tiền bối, lứa thần tượng tiếp theo hứa hẹn sẽ là thời kỳ mà K-Pop còn bành trướng nhiều hơn trên bản đồ quốc tế.

Netizen

Lấy cảm hứng từ “citizen” nghĩa là cư dân, công dân, “netizen” là thuật ngữ dùng để chỉ cư dân mạng. Trong thời kỳ mạng internet phát triển mạnh mẽ, mạng xã hội được dùng phổ biến thì các cư dân mạng ngày càng trở nên đông đúc hơn. Tại K-Pop, netizen có một chỗ đứng riêng khi thường xuyên đưa ra những ý kiến, đề tài để thảo luận trên các diễn đàn về tất cả những gì xoay quanh người nổi tiếng.

Nhà a nhà b trong kpop là gì
Netizen trong một số trường hợp đóng vai trò quyết định đến sự ra mắt 1 nhóm nhạc, ví dụ như show “Produce 101” cư dân mạng chính là những nhà sản xuất quốc dân.

Đối với các fan quốc tế, việc dựa vào ý kiến của netizen Hàn Quốc chính là cơ sở để xem sự đánh giá của công chúng nước này với các thần tượng của họ. “K-Net” là từ viết tắt để nói về điều đó, và trên thực tế, hầu hết fan quốc tế không thích “K-Net” vì sự khắt khe đối với các nghệ sĩ. Một số “nạn nhân” của netizen Hàn Quốc tại K-Pop có thể kể đến như Lisa (Black Pink) trong những vụ việc kỳ thị thần tượng quốc tế, Tiffany Young (SNSD) trong vụ ồn ào cờ Nhật hồi 2016, Jay Park trong vụ phát ngôn vạ miệng hồi 2009…

Fanchant

Thuật ngữ này được dùng để nói về những màn đồng ca của người hâm mộ khi cổ vũ cho những màn trình diễn của thần tượng. Thông thường fanchant được tạo ra có sự đồng điệu với ca khúc, khi các fan sẽ hát theo những câu mang tính chủ đề hoặc các từ ngữ tạo điểm nhấn. Cá biệt có những trường hợp fanchant khi người hâm mộ hát theo toàn bộ ca khúc từ đầu đến cuối, ví dụ như sân khấu “I Got A Boy” của SNSD tại Dream Concert 2013.

Sân khấu “I Got A Boy” của SNSD gây ấn tượng với màn fanchant hoành tráng.

AK, CAK và PAK

Đây là các từ viết tắt nói về thành tích của một ca khúc bất kỳ trên hệ thống các BXH âm nhạc trong nước tại Hàn Quốc. Trong đó AK là viết tắt của “All Kill”, nghĩa là giành No.1 real-time (thời gian thực) trên các BXH. CAK nghĩa là “Chart All Kill” khi ca khúc giành No.1 cả về thời gian thực và Daily (hàng ngày).

Nhà a nhà b trong kpop là gì
Ảnh chụp màn hình cho thấy thành tích PAK của iKON cho ca khúc “Love Scenario”.

PAK – “Perfect All Kill” là mức độ khó đạt được nhất khi ca khúc đồng thời No.1 cả về thời gian thực, hàng ngày và tuần (weekly). Về cơ bản, 1 ca khúc đạt thành tích PAK sẽ phải có điểm nhạc số rất lớn và nhận được sự yêu thích của đông đảo công chúng.

Daesang

Đây là thuật ngữ dùng nguyên từ gốc trong tiếng Hàn dùng để chỉ danh hiệu cao quý và danh giá nhất tại các giải thưởng âm nhạc. Thông thường K-Pop có 3 hạng mục Daesang chính là: Ca khúc của năm, Album của năm và Nghệ sĩ của năm. Trong đó, EXO hiện đang giữ kỷ lục là nhóm nhạc giành được nhiều giải Daesang nhất.

EXO giành giải Album của năm tại Golden Disk Awards 2014.

Giải Daesang danh giá nhất mà bất cứ nghệ sĩ nào cũng ước mơ là tại lễ trao giải Golden Disk Awards. Đây được mệnh danh là “Grammy của Hàn Quốc” nhờ sự uy tín và chính xác. Hạng mục cao quý nhất tại GDA là Album của năm. SNSD hiện là nhóm nhạc nữ đầu tiên và duy nhất của K-Pop từng chiến thắng ở hạng mục này.

Lightstick

Đây là một nét văn hóa rất độc đáo tại K-Pop và đang dần du nhập đến làng giải trí các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Nói dễ hiểu thì lightstick là những chiếc gậy cổ vũ phát sáng màu sắc biểu tượng của một nhóm nhạc, được fan hâm mộ sử dụng khi đi xem thần tượng tại các sân khấu hoặc concert.

Màn “đập hộp” một số mẫu lightstick nổi bật của K-Pop.

Bất cứ người hâm mộ của nhóm nhạc nào cũng mong muốn có lightstick chính thức vì đó là hình ảnh đại diện cho fandom cũng như cách nhận biết, biểu trưng lực lượng cho mỗi fandom tại các sự kiện đông đảo khán giả và cũng là cách để idol nhận ra fan của mình đang ở đâu.

Theo: Thể Thao & Văn Hóa https://beat.billboardvn.vn/nhu%cc%83ng-thua%cc%a3t-ngu%cc%83-thu-vi%cc%a3-ve-k-pop-ma-bat-cu-fan-ham-mo%cc%a3-nao-cu%cc%83ng-pha%cc%89i-nam-long/

  • TAGS
  • Billboard Việt Nam
  • Billboard Vietnam
  • Fan K-Pop
  • K-Pop
  • K-Pop Fact
  • Thuật ngữ K-Pop

Kpop là gì?

Kpop là viết tắt của từ tiếng anh Korean pop, tức là nhạc pop xuất xứ từ Hàn Quốc. Là một thể loại âm nhạc có nguồn gốc từ Hàn Quốc và đặc trưng bởi rất nhiều các yếu tố nghe nhìn trực quan.

Nhà a nhà b trong kpop là gì
nguồn internet
  • Kpop là gì? Những thuật ngữ cần biết nếu muốn “đu” nhạc Kpop thành công

    Làn sóng Hallyu đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ, chính vì thế mà lượng fan Kpop cũng tăng lên chóng mặt. Có thể nói, Kpop chính là một nền văn hóa đặc biệt của Hàn Quốc tuy nhiên vẫn có nhiều bạn chưa hiểu hết nhạc Kpop là gì cũng như những thuật ngữ có liên quan đến lĩnh vực này. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Thợ sửa xe đi khám phá những điều này nhé!

    Fandom là gì? 14 thuật ngữ gắn liền với “fan” phổ biến nhất tại Kpop

    Bởi

    Thùy Anh Nguyễn

    -

    June 14, 2020

    3328

    0

    Facebook

    Twitter

    Pinterest

    WhatsApp

    Nhà a nhà b trong kpop là gì

    Tìm hiểu về Hàn Quốc, chắc hẳn ít ai không biết tới văn hóa “đu idol” của giới trẻ quốc gia này. Dường như, theo đuổi các ca sĩ thần tượng là niềm vui thích không thể thay thế trong cuộc sống của những bạn trẻ, bởi đó là những cảm xúc mà không mối quan hệ nào khác có thể mang lại được. Nếu bạn là một fan Kpop chân chính thì không thể không biết những thuật ngữ “ngành” trong làng “đu thần tượng” như fandom, fansite, anti fan, sasaeng fan,… Vậy fansite, anti fan, sasaeng fan, fandom là gì?… Các kiểu fan phổ biến nhất giới Kpop hiện nay tên gọi thế nào? Hãy cùng bài viết tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

    Ý nghĩa của stan?

    Stan là từ ghép của “Stalker” và “fan”, trong đó stalker có nghĩa là người theo dõi, còn fan là người hâm mộ. Và khi ghép 2 từ lại với nhau thành stan thì nó mang nghĩa là người hâm mộ một người trong một nhóm nhạc, hoặc cả nhóm nhạc đó.

    Từ stan này bắt nguồn từ bài hát STAN của Eminem vào năm 2000, khi cuộc sống của anh chàng Stan chỉ xoay quanh thần tượng. Từ đó từ stan được dành cho fan yêu thích thần tượng, nhóm nhạc nào đó.

    Cùng với stan thì trong cộng đồng Kpop có thuật ngữ bias cũng để chỉ sự hâm mộ, yêu thích của fan cho nhóm nhạc hay thần tượng. Tuy nhiên bias và stan lại có 2 nghĩa khác nhau hoàn toàn. Chẳng hạn bạn bias idol A trong nhóm nhạc B thì không nhất thiết bạn phải thích các thành viên còn lại trong nhóm nhạc B. Còn stan nhóm nhạc B và bias thành viên A thì bạn thích tất cả thành viên trong nhóm nhạc B, nhưng thích thành viên A hơn.

    Nhà a nhà b trong kpop là gì

    Cao hơn stan, bias là sasaeng, từ tiếng Hàn để chỉ những fan có hành động quá khích với thần tượng, luôn theo dõi thần tượng, can thiệp vào đời sống riêng tư của thần tượng. Sasaeng fan luôn có những hành động rất đáng bị lên án khi mọi hành động luôn làm ảnh hưởng tới người khác.

    Xem thêm:

    • Fake là gì? Hàng fake là gì?
    • Body shaming là gì?