Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị điều tra

Để phục vụ công tác điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an yêu cầu bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và các cá nhân đang bỏ trốn trên đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng.

Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị điều tra

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trước khi bị khởi tố.  Ảnh: Xuân Hoa.

Chiều ngày 11/11, liên quan đến vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại CTCP Tiến bộ Quốc tế (AIC), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phát đi thông báo yêu cầu bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 7 bị can khác ra đầu thú.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và truy nã bị can về hành vi phạm tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Khoản 3, Điều 222 Bộ luật hình sự đối với bà Nguyễn Thị Thành Nhàn - cựu chủ tịch Công ty AIC - được xác định có vai trò lớn trong vụ án, thời điểm C03 tống đạt quyết định khởi tố thì bà Nhàn đã bỏ trốn.

Ngoài bà Nhàn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an còn ra Quyết định khởi tố bị can và truy nã bị can với ông Trần Mạnh Hà (SN 1971; Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế (AIC), Đỗ Văn Sơn (SN 1977; Nguyên Kế toán trưởng Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế (AIC), Nguyễn Thị Sen (SN 1984; Nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế và Môi trường), Nguyễn Thị Tích (SN 1962; Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mopha), Ngô Thế Vinh (SN 1965; Giám đốc Công ty TNHH kinh doanh trang thiết bị y nha khoa Việt Tiên)...

Để phục vụ công tác điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an yêu cầu bà Nhàn và các cá nhân đang bỏ trốn trên đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng.

"Nếu tiếp tục bỏ trốn, Cơ quan điều tra coi đó là từ bỏ quyền tự bào chữa. Nếu các bị can trên không ra đầu thú trong giai đoạn điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an sẽ điều tra, kết luận vụ án theo quy định của pháp luật", C03 thông báo.

Trước đó, hồi ngày 29/4, C03 đã ra lệnh bắt tạm giam bà Nhàn để điều tra về tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Hành vi có dấu hiệu phạm tội xảy ra khi bà Nhàn giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc CTCP Tiến Bộ Quốc Tế (AIC).

Lệnh truy nã được Bộ Công an phát đi ngày 10/5, sau 10 ngày cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Nhàn.

Gần 3 vạn cành, cây hoa anh đào khoe sắc tại Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản - Hà Nội 2019

Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị điều tra

(PLVN) - Tối ngày 29/3, tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, UBND thành phố Hà Nội và Đại sứ quán Nhật Bản long trọng tổ chức Lễ khai mạc “Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản - Hà Nội 2019”. Đây là sự kiện triển lãm hoa anh đào, giao lưu văn hóa, xúc tiến đầu tư, du lịch thường niên được tổ chức nhằm hướng tới mục tiêu gắn kết tình hữu nghị, là cầu nối để người dân hai nước tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. 

(Dân trí) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, công tác truy bắt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Cựu Chủ tịch AIC và 7 người khác bỏ trốn đang được tiến hành khẩn trương.

Liên quan đến tiến độ điều tra vụ án Việt Á và AIC, tại cuộc họp báo Bộ Công an chiều 19/12, Đại tá Vũ Như Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 - Bộ Công an) đã cung cấp những thông tin liên quan đến 2 vụ án này.

Về vụ Việt Á, ông Hà cho biết, đến nay cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 29 vụ án với 102 bị can. Trong đó công an địa phương đã khởi tố 27 vụ. Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng cũng khởi tố điều tra 5 bị can.

Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị điều tra

Đại tá Vũ Như Hà - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 - Bộ Công an) thông tin tại cuộc họp báo. (Ảnh: Nguyễn Dương).

Về câu hỏi hai cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh có bị thay đổi tội danh hay không? Kết quả điều tra đến nay xác định hai cựu bộ trưởng hưởng lợi bao nhiêu tiền?

Ông Hà cho biết, liên quan một số bị can giữ chức vụ, cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục điều tra củng cố tài liệu chứng cứ, thu thập tài liệu đảm bảo điều tra khách quan, đúng quy định pháp luật.

Đối với câu hỏi về kết quả truy bắt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Cựu Chủ tịch Công ty AIC, ông Hà nói "Công tác truy bắt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và bảy người khác bỏ trốn đang được tiến hành khẩn trương".

Liên quan đến vụ án AIC, C03 đã ban hành kết luận điều tra chuyển sang Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị truy tố 36 bị can, trong đó có cả 8 người đang bỏ trốn.

Theo ông Hà, việc kết luận điều tra vụ án đảm bảo tuân thủ quy định, cho thấy chất lượng điều tra đã được nâng lên. "Việc điều tra không chỉ phụ thuộc vào lời khai mà đảm bảo thu thập đầy đủ chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội", ông Hà nói.

Dự kiến ngày 21/12 tới, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị liên quan với 36 bị cáo.

Trong đó, Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC) và Trần Mạnh Hà (Phó Tổng giám đốc Công ty AIC) bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Đưa hối lộ".

Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị điều tra

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. (Ảnh: AIC Group).

Bị cáo Trần Đình Thành (nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai), Đinh Quốc Thái (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) bị xét xử tội "Nhận hối lộ". 

Bị cáo Phan Huy Anh Vũ (nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai) bị VKSND Tối cao truy tố tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Nhận hối lộ".

Theo cáo trạng, năm 2003, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã có quan hệ quen biết với ông Trần Đình Thành khi đó đang là Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai. Năm 2007, trước khi UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn gặp và nhờ ông Trần Đình Thành (lúc này đang là Bí thư Tỉnh ủy) mời lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở, ngành ăn trưa để giới thiệu Công ty AIC và nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện cho công ty tham gia các dự án của tỉnh.

Sau đó, bà Nhàn đã nhiều lần gặp gỡ ông Trần Đình Thành, ông Đinh Quốc Thái (khi đang là Phó Chủ tịch tỉnh), bà Bồ Ngọc Thu (Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư), đề nghị tạo điều kiện để Công ty AIC tham gia đấu thầu và trúng các gói thầu thiết bị y tế tại Dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đồng Nai.

Năm 2010, khi Bệnh viện Đồng Nai chuẩn bị thực hiện thủ tục bổ sung vốn đầu tư thiết bị y tế chuyên môn vào dự án, bà Bồ Ngọc Thu báo cáo ông Trần Đình Thành về khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn đầu tư thiết bị. Sau đó, ông Thành điện thoại cho bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đề nghị bà này giúp tỉnh Đồng Nai xin vốn Trung ương hỗ trợ cho dự án và được bà Nhàn đồng ý.

Đầu năm 2013, khi Bệnh viện Đồng Nai được UBND tỉnh chấp thuận cho thuê đơn vị tư vấn để điều chỉnh danh mục thiết bị y tế chuyên môn phù hợp với tình hình thực tế, bị can Nhàn chỉ đạo nhiều thuộc cấp thông đồng, móc ngoặc với chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, các công ty "quân xanh" để đảm bảo cho AIC được trúng thầu. 

Kết quả, Công ty AIC trúng 16 gói thầu trang thiết bị y tế và xây lắp (2 gói thầu xây lắp và 14/17 gói thầu thiết bị) tại Dự án với tổng số tiền 665,757 tỷ đồng, qua đó hưởng lợi trái pháp luật hơn 148 tỷ đồng, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.

Cáo trạng xác định để được tạo điều kiện trúng các gói thầu thiết bị y tế tại Dự án Bệnh viện Đồng Nai, cựu Chủ tịch AIC đã chi tiền hối lộ cho các ông Trần Đình Thành, Đinh Quốc Thái, Phan Huy Anh Vũ tổng số 43,8 tỷ đồng. Cụ thể, bà Nhàn đã trực tiếp và chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ cho ông Thành 14,5 tỷ đồng, ông Thái 14,5 tỷ đồng và cựu Giám đốc Sở Y tế Phan Huy Anh Vũ 14,8 tỷ đồng.

Tin liên quan

Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị điều tra

Xét xử Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng 35 bị cáo khác dự kiến sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 21/12, về những sai phạm xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị liên quan.