Nguyên tắc cơ bản nào trong công tác đánh giá cán bộ


Đánh giá cán bộ là khâu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để lựa chọn, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy được khả năng của từng cán bộ và đội ngũ cán bộ. Ngược lại, đánh giá không đúng sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ sai, gây ảnh hưởng không tốt cho cơ quan, đơn vị.

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; thực hiện hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế và đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại… Mặt khác, các thế lực thù địch luôn dùng mọi thủ đoạn để đánh vào nền tảng tư tưởng của Đảng, vào cương lĩnh, đường lối, vào nguyên tắc tổ chức của Đảng, vào đội ngũ cán bộ, đảng viên… Do vậy, nhận xét, đánh giá cán bộ chính xác là vấn đề cấp thiết, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ phát triển, xây dựng Đảng, Nhà nước Việt Nam vững mạnh.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề đánh giá cán bộ, Người cho rằng, để nhận xét được cán bộ tốt thì Đảng phải thường xuyên thực hành đánh giá cán bộ và phải có phương pháp đánh giá đúng. Người viết: “Kinh nghiệm cho ta biết: mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt thì tìm thấy những nhân tài mới, một mặt khác thì những người hủ hoá cũng lòi ra’’[1].

Để việc nhận xét, đánh giá cán bộ được chính xác, từ đó phát hiện, sử dụng đúng người có đức, có tài, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng, đề bạt những phần tử cơ hội, bất tài cần phải có nguyên tắc, quy trình, quy chế chặt chẽ bảo đảm cho công tác đánh giá cán bộ đạt độ chính xác cao nên:

Trước hết, cần nắm vững quan điểm của Đảng về tiêu chuẩn cán bộ.

Tiêu chuẩn cán bộ là sự cụ thể hoá những yêu cầu khách quan của đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng thành những tiêu chí đòi hỏi đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước cần phải có. Về phẩm chất chính trị đó là lòng trung thành với Tổ quốc và CNXH, là sự nhất trí và quyết tâm thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, là sự vững vàng về lập trường, quan điểm chính trị trước những tình huống khó khăn, phức tạp, ở những bước ngoặt của cách mạng. Năng lực của cán bộ là năng lực quán triệt tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, hoàn thành với hiệu quả cao nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó. Người dám nghĩ, dám nói, dám làm thì tư duy độc lập, ý kiến sắc sảo.

Đánh giá cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn hoá từng chức danh cán bộ chứ không chỉ qua lời nói, viết lách, sự nhanh nhẹn bề ngoài hoặc nhìn vào bằng cấp, học hàm, học vị... Người đánh giá cán bộ cần nắm vững đường lối, quan điểm, nhiệm vụ chính trị của Đảng mới có thể nhận xét tư tưởng và hành động của cán bộ là đúng hay sai. Đảng ta ngày càng hoàn thiện và cụ thể hoá đường lối, quan điểm, chủ trương trên các lĩnh vực công tác, điều đó giúp cho cán bộ có phương hướng phấn đấu đúng đắn đồng thời cũng làm sáng tỏ căn cứ để xem xét, đánh giá cán bộ được chính xác.

Thứ hai,

đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển. Nguyên tắc trên đòi hỏi khi xem xét con người không được phiến diện, hời hợt, chủ quan cảm tính, không được định kiến, nhìn sự phát triển của cán bộ theo quan điểm “tĩnh” bất biến. Người làm công tác cán bộ nếu chỉ nắm cán bộ qua các cuộc hội nghị, qua các báo cáo và bài phát biểu mà không sâu sát công việc thực tế của họ thì sự đánh giá khó tránh khỏi lầm lạc.

Xem xét con người cần phân biệt hiện tượng với bản chất, phải nhìn từ nhiều phía, từ nhiều sự việc cụ thể để phân tích tìm ra đâu là mặt bản chất của người cán bộ, không thể dừng lại ở những hiện tượng cụ thể, riêng rẽ, nhất thời. Vì vậy phải đánh giá cán bộ một cách toàn diện, phân tích cụ thể tìm ra điểm chủ yếu, thứ yếu để sử dụng đúng cái mạnh, hạn chế cái yếu của cán bộ. Cái mạnh và cái yếu hiện tại của cán bộ được hình thành trong quá trình hoạt động lâu dài. Cần xem xét lý lịch cán bộ, tìm hiểu quá trình lịch sử của cán bộ nhưng không thể chỉ đánh giá cán bộ qua đọc bản lý lịch khô cứng, định kiến với quá khứ của cán bộ mà quan trọng hơn cả là đánh giá hoạt động hiện tại của cán bộ.

Thứ ba, có thái độ đúng, công tâm, vô tư.

Người lãnh đạo và người làm công tác cán bộ có tấm lòng trong sáng, vì lợi ích chung của Đảng, của nhân dân thì nhìn người mới rõ. Nếu khác đi thì không thể vận dụng đúng đắn tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá cán bộ, thậm chí còn cố tình xuyên tạc, đổi trắng thay đen. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa địa phương, cục bộ, bè phái là những căn bệnh nguy hiểm nhất trong công tác cán bộ cần phải lên án. Một khi đánh giá cán bộ qua lăng kính chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bè phái thì sự nhìn nhận bị méo mó, yêu nên tốt ghét nên xấu, kẻ khéo nịnh bợ, luồn lọt, cùng phe cánh thì được ưu ái trọng dụng, còn cán bộ có đức tài, cương trực, thẳng thắn thì bị thành kiến, trù dập. Ở đảng bộ nào mà người lãnh đạo như vậy thì bọn cơ hội và thoái hoá biến chất sẽ lộng hành, nội bộ mất đoàn kết, nhân dân mất lòng tin, mọi nhiệm vụ chính trị bị bê trễ.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Trong Đảng ta còn có những người chưa được học, chưa làm đựơc bốn chữ CHÍ – CÔNG – VÔ – TƯ, cho nên mắc phải chứng chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm”[2].

Người nói tiếp: “Kéo bè kéo cánh lại là một bệnh rất nguy hiểm nữa. Từ bè phái mà đi đến chia rẽ. Ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm mọi cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống. Bệnh này rất tai hại cho Đảng. Nó làm hại đến sự thống nhất. Nó làm Đảng bớt mất nhân tài và không thực hành được đầy đủ chính sách của mình. Nó làm mất sự thân ái, đoàn kết giữa đồng chí. Nó gây ra những mối nghi ngờ”[3].

Đảng ta xác định: Xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đó, công tác cán bộ có ý nghĩa quyết định, vì “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng cần bắt đầu làm tốt từ việc tìm hiểu, nhận xét, đánh giá cán bộ./.

-------------------------------------
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXBCTQG, H.2000, t.5, tr. 274.

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NBCTQG, H.2000, t.5, tr.254-255.

3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXBCTQG, H.2000, t.5, tr.257.

TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHHỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAMMôn học: Tình hình vàĐỀ TÀI: Vận dụng các nguyên tắc đánh giá cán bộ đểđánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng caohiệu quả của hoạt động đánh giá cán bộ của cơ quanQuận đoàn Ba ĐìnhHọ và tên: Ngô Thị Kim AnhLớp: TCCTTW - K7HÀ NỘI - 2014Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phảicó những con người xã hội chủ nghĩa “Từ ngày miền Nam được giải phóng,đấtnước được thống nhất,cả nước ta cùng đi lên chủ nghĩa xã hội,do vậy việc đánhgiá cán bộ là một việc rất hệ trọng, là một khấu mở đầu có ý nghĩa quyết địnhtrong công tác cán bộ,là cơ sở để lựa chọn,bố trí sử dụng,đề bạt,bổ nhiệm vàthực hiện chính sách cán bộn.Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy được tiềm năngcủa từng cán bộ và cả đội ngũ cán bộ.Đánh giá không đúng cán bộ sẽ dẫn đến bốtrí,sử dụng,đề bạt,bổ nhiệm sai,gây ảnh hưởng không tốt cho đơn vị.Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề đánh giá cán bộ.Ngườicho rằng để nhận xét được cán bộ tốt thì Đảng phải thường xuyên thực hànhđáng giá cán bộ và có phương pháp đánh giá đúng.Người viết”Kinh nghiệm chota biết:mỗi lần xem xét lại nhân tài một mặt thì tìm thấy những nhân tài mới,mộtmặt khác thì những người hủ hóa cũng bài ra”.Với Quận đoàn Ba Đình cũng như bất kì một đơn vị nào khác ,cũng có nhữngcán bộ đoàn chuyên trách để thực hiện những công việc chung của đoàn thanhnhiên cấp quận.Vì vậy việc đánh giá cán bộ là rất cần thiết.Song đánh giá cán bộphải cần dựa trên các nguyên tắc,quy trình cụ thể,có vậy mới bố trí,sử dụng,đềbạt,bổ nhiệm cán bộ có hiệu quả và chất lượng tốt nhất.1.Nguyên tắc đánh giá cán bộ1.1. Các cấp ủy đảng mà thường xuyên và trực tiếp là Ban Thường vụ huyệnủy, Ban Thường vụ đảng ủy cấp cơ sở thống nhất quản lý công tác đánh giátrong phạm vi trách nhiệm được phân công- Nguyên tắc này chỉ rõ: trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp ủy, tổ chứcđảng và lãnh đạo cơ quan đơn vị nơi cán bộ sinh hoạt; cơ quan quản lý cấp trêntrực tiếp của cán bộ và bản thân cán bộ tự đánh giá.- Dù ở cấp nào, ngành nào và đơn vị nào thì công tác quản lý đánh giá cán bộcũng thuộc về các cấp ủy và tổ chức đảng đã được Bộ Chính Trị và cấp trênphân cấp quản lý. Đối với cán bộ cấp cơ sở, Ban Thường vụ đảng ủy cấp cở sởlà chủ thể quản lý đánh giá cán bộ cấp cơ sở và chịu trách nhiệm về đánh giá cánbộ thuộc diện cấp mình quản lý.- Tập thể lãnh đạo cấp trên trực tiếp quản lý cán bộ phân tích, đánh giá ưu điểm,khuyết điểm của cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao để kết luận:hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành ở mức thấp, không hoàn thành, hoặc cónhiều thiếu sót, khuyết điểm.1.2 Đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công tác làm thước đo,bảođảm nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình.-Tiêu chuẩn cán bộ là sự cụ thể hóa những yêu cầu khách quan của đườnglối,nhiệm vụ chính trị của Đảng thành những tiêu chí đòi hỏi động ngũ cán bộcủa Đảng và nhà nước phải vươn lên đứng vững.Tiêu chuẩn cán bộ vì vậy là yếutố khách quan,là thước đo tin cậy để đánh giá đúng phẩm chất,năng lực đội ngũcán bộ của Đảng và nhà nước.-Tuy nhiên người cán bộ phấn đấu đạt tới các tiêu chuẩn quy định mới chỉ là đạttới khả năng thực hiện có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,khả năng đóchưa được thực tiễn kiểm nghiệm.Vì vậy,đánh giá cán bộ cần phải kết hợp tiêuchuẩn và hiệu quả hoạt động thực tiễn làm thước đo phẩm chất năng lực cánbộ.Hiệu quả hoạt động thực tiễn được thể hiện ở hiệu quả kinh tế và hiệu quảchính trị-xã hội.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳngđịnh:”Đánh giá cán bộ phải công khai,minh bạch,khác quan,toàn diện và côngtâm,lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và nănglực cán bộ”.-Trong quá trình đánh giá cán bộ phải đảm bảo dân chủ rộng,tập trung cao,thểhiện trên các yêu cầu sau:bản thân người cán bộ phải tự phê bình,tự đánh giáưu,khuyết điểm của mình.Đồng thời tổ chức cho cán bộ đảng viên,quần chúngtrong cơ quan đơn vị tham giá đánh giá cán bộ bằng góp ý trực tiếp hoặc ghiphiếu nhận xét sau đó…..,tổ chức cùng cấp và cấp ủy,tổ chức đảng cấp trên trựctiếp quản lý cán bộ nhận xét đánh giá cán bộ.Sau khi có đánh giá,kết luận củacấp ủy có thẩm quyền cán bộ được thông báo ý kiến nhận xét của cơ quan cóthẩm quyền về bản thân mình,được trình bày ý kiến,có quyền bảo lưu và báo cáolên cấp trên,nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm quyền.1.3 Đánh giá cán bộ phải khách quan,toàn diện,lịch sử,cụ thể và phát triển.-Nguyên tắc trên đòi hỏi việc đánh giá cán bộ không được phiến diện,hờihợt,chủ quan,cảm tính;không được định kiến,nhìn sự phát triển của cán bộ theoquan điểm”tình”,bất biến.Trái lại,phải đặt người cán bộ trong những quan hệcông tác và môi trường hoạt động đa diện,nhiều chiều của họ.-Kết hợp theo dõi,đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì về cán bộ để phảnánh liên tục và kịp thời sự phát triển của cán bộ.Chỉ có thể trên cơ sở kết hợpđánh giá định kì và đánh giá thường xuyên mới có thể phản anh chân thực,kháchquan sự phát triển của người cán bộ.Trong quá trình xem xét đánh giá cán bộnhất thiết phải điều tra tìm hiểu rất kỹ các nguồn thông tin và các ý kiến khácnhau về người cán bộ cần đánh giá,từ đó phân tích,chọn lọc,rút ra kết luận kháchquan..Sự phát triển của người cán bộ dù có khác biệt thế nào thì sự phát triểncủa từng người đều phải tuân thủ các bước sau:sự phát triển tiếng nói từ quá khứđến hiện tại,từ hiện tại đến tương lai,do đó xem xét đánh giá cán bộn phải đặt họtrong cả một quá trình công tác,học tập rèn luyện lâu dài2.Thực trạng áp dụng nguyên tắc đánh giá cán bộ tại cơ quan Quận đoàn BaĐình.Để tiếp tục đổi mới tư duy,tang cường tổng kết thực tiễn với con đường đi lênchủ nghĩa xá hội ở nước ta,về kinh tế thị trương định hướng xã hội chủ nghĩa;vềđảng cầm quyền và công tác xây dựng Đảng;xây dựng nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của nhân dân,do nhân dân và vì nhân dân.Cơ quan Quận đoàn BaĐình nhận thức một cách sâu sắc có đổi mới thì mới nâng cao được chấtlượng,hiệu quả công tác.Để giúp Quận ủy Ba Đình xem xét,đáng giá đội ngũ cánbộ Quận Đoàn đúng thực chất thì trong nhiều năm qua Quận Đoàn Ba Đình luôntuân thủ các nguyên tắc đánh giá cán bộ của mình.2.1 Ban thường vụ Quận Ủy Ba Đình thống nhất quản lí công tác cán bộ trongphạm vi trách nhiệm được phân công.Cơ quan Quận đoàn Ba đình là cơ quan có cán bộ thuộc Quận ủy Ba Đình quảnlý,do vậy cứ sáu tháng một lần,Quận ủy Ba Đình luôn sắp xếp thời gian cùngQuận Đoàn Ba Đình xem xét,đáng giá ưu điểm,khuyết điểm của từng cán bộđoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giaoTại Quận đoàn Ba Đình hiện có 12 cán bộ,trong đó có 3 cán bộ là biên chế,5cán bộ hợp đồng theo chế độ của Thành ủy Hà Nội,4 cán bộ là cán bộ hợp đồngkhoán.Mỗi cán bộn đều có những nhiệm vụ và trách nhiệm riêng tùy từng lĩnhvực.Về nhiệm vụ chính trịn của Quận Đoàn là thực hiện sự chỉ đạo của Quận ủyBa Đình và Thành đoàn Hà Nội để hoàn thành các hoạt động chuyên môn và chỉđạo các cơ sở Đoàn trực thuộc.Quận Đoàn Ba Đình hang năm đã xây dựng kế hoạch hoạt động rất cụ thể,đã tổchức nhiều hoạt động mang tính bề nổi và chiều sâu đặc biệt vào các dịp 1/6,công tác đền ơn đáp nghĩa 27/7, công tác vệ sinh môi trường,công tác hiến máunhân đạo,công tác hướng về biển đảo quê hương..Sau mỗi một hoạt động,Bí thưchị bộ của Quận Đoàn Ba Đình đã tổ chức rút kinh nghiệm với cán bộ củamình,theo tôi đây cũng là một cách đánh giá cán bộ trong từng hoạt động và làbằng chứng để đưa ra những kết luận chính xác đối với từng cán bộ cụ thể.Sáu tháng một lần,Quận đoàn Ba Đình đã hướng dẫn cho từng cán bộ để viết tựkiểm điểm[đặc biệt là kiểm điểm cuối năm].Trong từng bản kiểm điểm của cánbộ được bí thư ,thường vụ Quận Đoàn yêu cầu làm rõ kết quả hoạt động và tựnhận xét mức độ hoàn thành công việc,nêu rõ ưu ,khuyết điểm và phương hướngphát huy thành tích và khắc phục khuyết điểm.Quận Đoàn Ba Đình tổ chức cuộchọp để từng cán bộ báo cáo ,tự nhận xét về mình và nhận xét nhau.Thông qua đóphát hiện được nhiều tấm gương điển hình,đồng thời cũng làm rõ thiếu xót đểkịp thời khắc phục.Qua các buổi kiểm điểm như vậy, cấp ủy gần gũi với Đảngviên hơn,đảng viên được chia sẻ,tạo sự gần gũi,đoàn kết,gắn bó giúp đỡ nhau đểhoàn thành tốt nhiệm mọi nhiệm vụ.2.2 Đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn về hiệu quả công tác làm thước đo,bảođảm nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình.Trong những buổi họp đánh giá cán bộ của cơ quan Quận Đoàn Ba Đình cũngtrên cơ sở xây dựng tiêu chuẩn từ đầu năm.Song hiện tại tiêu chuẩn cán bộ đượccơ quan Quận Đoàn xây dựng còn chung chung, chưa được rõ ràng dẫn đến việcđánh giá chưa đúng, chưa sát tới từng cán bộ, chưa nêu bật phẩm chất, năng lựccủa đội ngũ cán bộ. Hiên tại vẫn còn tình trạng đánh giá cán bộ dựa trên mức độtình cảm.Do vậy tính tự giác, tính gương mẫu của một số cán bộ chưa cao, chưanhận rõ những khuyết điểm, hạn chế của mình trong việc lãnh đạo, quản lý,trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Hầu hết công chức hàng năm trong cơ quan Quận Đoàn Ba Đình đều đánhgiá hoàn thành tất nhiệm vụ và lãnh đạo cao nhất được đánh giá hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ.Trong thực tế thì nhiều cán bộ vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ vàcòn có những hạn chê. Có lẽ đây là một thói quen, một vết đường mòn, dĩ hòa viquý, cần phải được đổi mới trong phương pháp lãnh đạo theo tinh thần văn kiệnđại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. “Đánh giá cán bộ công khai,minh bạch,khách quan, toàn diện và công tâm, lấy nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩmchất và năng lực cán bộ “.2.3 Đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển.Đây là một nguyên tắc đánh giá cán bộ cực kỳ quan trọng , đánh giá đúng thìđộng viên cán bộ, động viên được phong trào, làm rõ được những chuẩn mựcđạo đức của người cán bộ, đảng viên. Những chuẩn mực đạo đức của cán bộ,đảng viên trước hết là ở tám chữ “ Cần kiệm liêm chính,chí công vô tư “. HồChí Minh giải thích:“ Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm, không xaxỉ, không hoang phí. Liêm là trong sạch, không tham lam, không tham tiền của,tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon.Chính là không tà, nghĩa là thẳng thắn,đúng đắn ; điều gì không thằng thắn,đúng đắn tức là tà.Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, hưởng thụ sau, là “lòng mìnhchỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào “Để xây dựng chuẩn mực này đòi hỏi cán bộ, đảng viên đặc biệt là cán bộ lãnhđạo, cán bộ quản lí khi xem xét, đánh giá cán bộ, đánh giá cán bộ theo công việcđược phân công đồng thời góp ý, phản ánh ngay khi cán bộ làm thiếu sót chứkhông nên để đến cuộc họp đưa ra đánh giá cán bộ cuối năm. Việc đánh giá cánbộ cần phải khách quan, toàn diện chứ không phải chỉ nhìn vào suốt vấn đề màcán bộ làm sai rồi từ đó quy kết, ý định cho cán bộ là cả năm cán bộ đó khônghoàn thành nhiệm vụ.Đây là một việc làm khó, song không có nghĩa là không làm được. Muốn làmtốt thì đòi hỏi cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, đứng đầu cơ quan, đơnvị phải có cái “tâm” trong sang, phải có cái “tầm” nhìn nhận, kết hợp nhuầnnhuyễn cán nguyên tắc đánh giá cán bộ, phải biêt quy tụ tạo sự đoàn kết theohướng bền vững.3. Giải phóng nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá cán bộ trong cơ quanQuận Đoàn Ba Đình.3.1 Coi trọng xây dựng đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý có đầy đủ “tầm” và“tâm” để làm tốt công tác quản lý cán bộ khi đất nước bước vào thời kì đẩymạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, thực hiện hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tê và đaphương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại.3.2 Mở rộng dân chủ để xây dựng, đóng góp tiêu chuẩn cán bộ Quận ĐoànBa Đình. Tiêu chuẩn đó chính là cụ thể hóa những yêu cầu khách quan đườnglối chính trị của Đảng, nhiệm vụ chính trị của Quận ủy Ba Đình, tình hình thựctiễn hoạt động công tác đoàn ở Quận Ba Đình. Cán bộ được đóng góp, xây dựngsẽ tự tin hơn, họ sẽ có kế hoạc vươn lên để phấn đấu.3.3 Người đứng đầu cấp ủy, người lãnh đạo quản lí đơn vị phải có cái tâm trongsáng, có thái độ đúng mức, tốt thì khen, hèn thì chê.Căn cứ tiêu chuẩn, căn cứ vào nhiệm vụ của tập thê giao cho theo chức trách màđầu năm đã xác định, căn cứ vào công tác chính trị đột xuất, căn cứ vào mức độhoàn thành cán bộ, từ đó nhận xét, đánh giá. Không được định kiến, không đượcphiến diện, hời hợt, không đánh giá chủ quan cảm tính. Không nhìn vào một sốvấn đề sự việc, từ đó quy kết cán bộ là không làm được việc.3.4 Công tác cán bộ là công tác của Đảng, do đó xem xét đánh giá cán bộ phảiđặt cán bộ của mình trong quá trình công tác, học tập, rèn luyện lâu dài của cơquan Quận Đoàn Ba Đình, tuân theo quy luật khách quan đó là : sự phát triểntiếp nối từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai. Đánh giá phiến diện làmột tội ác, làm thui chột hoàn bão của cán bộ.Do vậy người đứng đầu cấp ủy,đứng đầu đơn vị phải thấm nhuần lời dạy của Bác “ Việc dung nhân tài, takhông nên căn cứ vào những điều kiện quá khắt khe. Miễn là không phản lạiquyền lợi dân chúng, không phải là Việt gian thân Pháp, thân Nhật , có lòngtrung thành với Tổ Quốc là có thể dung được.Tài to dùng làm việc to, tài nhỏ tacất làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc đó. Biết dùngngười như vậy,ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ.”3.5 Đánh giá cán bộ phải khách quan thật sáng suốt,phải phân tích tinh tường,khoa học biện chứng từ đó đánh giá đúng cán bộ tốt và cán bộ kémKết luận:Đánh giá, nhận xét cán bộ là việc làm rất hệ trọng. Đánh giá, nhận xét trungthực giúp cho tổ chức lựa chọn, bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện tốtchính sách cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy được tiềm năng của từngcán bộ sẽ phát huy được tiềm năng của từng cán bộ và của đội ngũ cán bộ. Đánhgiá không đúng cán bộ sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm sai, gây ảnhhưởng không tốt tới cơ quan Quận Đoàn Ba Đình nói riêng, cơ quan, đơn vịkhác nói chung. Do vậy mỗi cán bộ, đảng viên của Quận đoàn Ba Đình hãy tựtin “ Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ làmùa xuân của xã hội.” Khi đã xác định được như vậy thì tôi xin mượn câu thơcủa Bác Hồ để kết như sau:“ Gạo đem vào giã bao đau đớn,Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.Sống ở trên đời người cũng vậy,Gian nan rèn luyện mới thành công”.

Video liên quan

Chủ Đề