Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm làm thế nào để bảo vệ nguồn nước ngầm

Giếng đào, giếng khoan là nguồn nước khai thác được từ các mạch nước ngầm sâu trong lòng đất. Song vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, nguồn nước ngọt tự nhiên này đang dần ô nhiễm trầm trọng. Cần mau chóng tìm ra cách xử lý nước ngầm bị ô nhiễm hiệu quả.

>Tìm hiểu thêm: 3 cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm mặn. đảm bảo sạch uống được

Nước ngầm là gì?

Nước ngầm thường tồn tại giữa các khoảng trống trong lòng đất. Ngoài ra, các khe nứt giữa các lớp trầm tích cũng là vị trí thường xuyên tìm thấy mạch nước ngầm.

Cơ chế hình thành nước ngầm là: Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, hơi nước từ ao hồ, sông suối, biển… sẽ bốc hơi và ngưng tụ. Khi điều kiện áp suất thay đổi, hạt mưa rơi xuống tạo thành mưa. Một phần nước mưa đổ ra sông biển, một phần bốc hơi và một phần thấm sâu vào lòng đất, xuyên qua các lớp đất đá đến các lớp trầm tích. Nhờ đó mà nước ngầm được hình thành.

Theo thời gian, các mạch nước ngầm sẽ chảy ra ngoài. Dù vậy, nhiệt độ và các thành phần hóa học có trong nước ngầm vẫn ít khi bị biến đổi. Đặc biệt, nước ngầm thường trong và chứa ít các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây hại hơn các nguồn nước khác. Nhưng những năm gần đây, điều này không thực sự chính xác, do nguồn nước ngầm đang bị “tấn công” nghiêm trọng.

Vì sao nước ngầm bị ô nhiễm?

Dù tỷ lệ sử dụng nước ngầm cho tưới tiêu và ăn uống chiếm đến 38% trên toàn thế giới. Nhưng như đã nói, với tốc độ đô thị hóa – công nghiệp hóa nhanh và mạnh, ngày càng có nhiều nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên. Điều này cũng đồng nghĩa với lượng rác/ nước thải công nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Các thành phần ô nhiễm trong nước/rác thải dần ngấm vào lòng đất; khiến cho mạch nước ngầm bị ô nhiễm theo.

>>Xem thêm: Thực trạng và cách giải quyết ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam hiện nay

Ngoài ra, việc lạm dụng quá mức các chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… trong nông nghiệp; quá trình xử lý nước/rác thải không đúng quy trình; các hoạt động khai thác khoáng sản, nước ngầm trong lòng đất… cùng ý thức kém của con người trong việc phân loại và xử lý chất thải. Đang dần khiến cho tính chất nước ngầm bị ô nhiễm phức tạp hơn.

Kết quả việc quan trắc từ Tổng cục Môi trường cho biết, nước ngầm hiện tại chứa hàm lượng các kim loại nặng vượt ngưỡng an toàn với người sử dụng. Khi phân tích, phát hiện trong nước giếng khoan, giếng đào chứa nhiều sắt, mangan, chì, thủy ngân và thậm chí là asen – nguyên nhân chính làm tổn hại cơ quan thần kinh.

Chia sẻ cách xử lý nước ngầm bị ô nhiễm

Theo số liệu thống kê từ một trang báo uy tín, tại Việt Nam mỗi năm có đến hơn 9000 ca tử vong và hơn 200000 bệnh nhân mắc ung thư do thường xuyên sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Để giảm thiểu con số này, mọi người nhất định cần tìm hiểu và thực hiện các cách xử lý nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.

Cách xử lý nước ngầm bị ô nhiễm dùng cho sinh hoạt

Từ trước đến nay mọi người vẫn có thói quen xây bể lọc nước giếng khoan để xử lý nước. Cũng dễ hiểu khi việc xây bể lọc chẳng những không tốn quá nhiều chi phí; cách thực hiện đơn giản mà vẫn đảm bảo hiệu quả lọc nước ở mức tương đối.

Kết cấu bể lọc nước gồm có 3 ngăn: ngăn lắng, ngăn lọc và ngăn chứa. Nếu bể lắng được thiết kế thêm giàn phun mưa để giảm hàm lượng phèn có trong nước. Thì ngăn lọc được chứa rất nhiều vật liệu lọc: sỏi đỡ, cát thạch anh, than hoạt tính và cát mangan. Các vật liệu lọc này khi kết hợp lại có tác dụng khử phèn, lọc cặn bẩn, tạp chất và khử màu, khử mùi hiệu quả. Phù hợp để lọc nước dùng cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu cây trồng [nếu công suất bể lọc lớn].

Ngày nay, thay vì xây bể lọc nước giếng khoan bị ô nhiễm khá tốn diện tích. Các gia đình có xu hướng sử dụng các cột lọc nước sinh hoạt. Vừa có thiết kế nhỏ gọn, các vật liệu lọc được tích hợp hết trong một hệ thống [1-3 cột lọc tùy biến] mà hiệu quả lọc nước sinh hoạt cũng cao lên đáng kể. Đặc biệt, với thiết bị này, việc xả rửa thay thế vật liệu lọc định kỳ cũng như việc vận hành cũng đơn giản hơn gấp nhiều lần so với bể lọc nước thông thường.

Cách xử lý nước ngầm bị ô nhiễm dùng để uống trực tiếp

Phương pháp xử lý nước ngầm trên chỉ đáp ứng được nhu cầu lọc nước sinh hoạt. Do không thể loại bỏ được các hợp chất hữu cơ hòa tan, kim loại nặng, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại có trong nước. Cần áp dụng các công nghệ lọc nước tiên tiến để xử lý nước triệt để.

Ngày nay, trên thị trường rất đa dạng sản phẩm lọc nước tích hợp nhiều công nghệ khác nhau. Có thể kể đến như Nano, UF và RO. Tuy nhiên, nếu máy lọc nước Nano và máy lọc nước UF khá kén chọn nguồn nước đầu vào. Nghĩa là máy chỉ có khả năng lọc sạch nguồn nước có chỉ số ô nhiễm thấp. Thì máy lọc nước RO lại có khả năng loại bỏ đến 99,95% các thành phần ô nhiễm có trong nước. Kể cả các thành phần “cứng đầu” nhất như kim loại nặng và vi khuẩn. Do đó, máy lọc nước RO được đông đảo người dùng ưa chuộng.

WEPAR là một trong những thương hiệu độc quyền đang dẫn đầu chất lượng nước sau lọc trên thị trường. Công ty cung cấp linh hoạt nhiều giải pháp lọc nước sinh hoạt và lọc nước uống trực tiếp. Khách hàng cần tư vấn hoặc có nhu cầu lắp đặt thiết bị, hệ thống lọc nước vui lòng liên hệ WEPAR theo thông tin sau:

Lời kết

Nước ngầm [nước giếng khoan, giếng đào] bị ô nhiễm và nhất thiết cần phải xử lý kịp thời. Tùy vào mục đích sử dụng nước mà người dùng có thể lựa chọn phương án lọc nước phù hợp nhất. Một trong những giải pháp tối ưu mà nhiều khách hàng của WEPAR đang áp dụng là: Lắp đặt một hệ thống lọc thô để dùng cho sinh hoạt, đồng thời lắp thêm máy lọc nước RO để uống trực tiếp và nấu ăn. Phương án này vừa giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả lọc nước cao nhất. Ngoài ra, nếu khách hàng cần lọc nước tinh khiết trong sản xuất, thì hệ thống lọc nước RO công nghiệp sẽ là lựa chọn chính xác và hợp lý nhất.

Nếu nói đến các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, chắc hẳn chúng ta sẽ đưa ra được rất nhiều minh chứng cụ thể. Song song với đó, hiện nay con người cũng đã tìm ra được rất nhiều biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước.

7 nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước & cách khắc phục mà Điện máy Sakura đề cập trong bài viết này sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề này.

Những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước bạn cần biết

Những yếu tố chủ quan, khách quan đều có thể ảnh hưởng tới nguồn nước ăn uống sinh hoạt. Cùng điểm mặt những tác nhân ô nhiễm môi trường nước phổ biến tới ít phổ biến nhất nhé!

Những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

1. Ô nhiễm do các điều kiện của tự nhiên

Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,…là những tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước trên trái đất. Chắc hẳn điều này ai trong chúng ta cũng đều cảm nhận được.

Song song với những tác nhân gây ô nhiễm này thì hiện tượng động thực vật chết cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước trong tự nhiên. Cụ thể như: Ao, hồ, sông, suối, nguồn nước ngầm, nước mưa và cả nước biển nữa cũng đều bị ảnh hưởng.

Có thể nói đây là một trong 7 nguyên nhân ô nhiễm nước quan trọng nhất mà chúng tôi muốn nhấn mạnh tới các bạn!

2. Ô nhiễm nguồn nước do quá trình tăng dân số

Dễ hiểu sự bùng nổ dân số trở thành nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Khi con người ngày càng nhiều trên trái đất dân số tăng vọt kéo theo rất nhiều hệ lụy liên quan tới nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Tất cả các hoạt động trong đời sống đều không thể thiếu nhân tố nước. Do đó, con người với một loạt các hoạt động phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường tự nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng. Vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết hơn trong nội dung phần tiếp theo của bài viết.

3. Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt

Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập ngày càng nhiều tới vấn đề rác thải nhựa trong sinh hoạt. Vấn nạn này đã, đang và không ngừng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Vậy rác thải nhựa là do đâu? Do chính lối sống sinh hoạt, thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ nhựa của con người.

Nhận thức được việc rác thải nhựa là mối đe dọa của toàn nhân loại, những năm trở lại đây, nhiều người đã có ý thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa và tiết giản đồ đạc. Xu hướng sống xanh và bảo vệ môi trường năm 2021 cũng như việc giữ gìn sức khỏe của công đồng được đề cao hơn bao giờ hết.

Rác thải sinh hoạt đổ ra ao hồ sông suối là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước

4. Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế

Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu.

Bạn hãy tưởng tượng rằng: Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các bệnh viện cùng các biện pháp xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ y tế. Nếu các cơ sở này không có phương hướng rác thải dụng cụ, thiết bị y tế đúng cách thì quả là mối nguy với môi trường.

5. Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp

Đối với Việt Nam, ngành nông nghiệp được coi là chính yếu. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều cùng tầng địa hình đa dạng, đồng bằng, trung du, đất đai màu mỡ, dân ta phát triển ngành nông nghiệp cây trồng, vật nuôi phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Canh tác nông nghiệp nói riêng và các mô hình phát triển nông nghiệp nói chung đều cần tới sự tham gia của nước: nguồn nước cung cấp cho tưới tiêu, cho chăn nuôi, vệ sinh vườn chuồng, xây dựng...

Tuy nhiên, không phải đơn vị địa phương nào cũng có cách xử lý nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp đúng đắn. Nguồn nước thải ô nhiễm đổ ra ao, suối, sông, hồ gây ô nhiễm môi trường nước. 

Mặt khác, các nguyên vật liệu trong nông nhiệp như: Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các chất kích thích, phân bón hóa học… cũng trở thành những tác nhân không nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống nước ngầm và cả hệ thống nước trên ao, hồ, sông, suối…

6. Ô nhiễm nguồn nước là mặt trái của quá trình sản xuất công nghiệp

Ngành công nghiệp liệu có phải là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước? Vấn đề này là không thể phủ nhận!

Nước thải tại các nhà máy, các khu sản xuất công nghiệp…chứa rất nhiều hóa chất độc hại không chỉ là tác nhân điển hình nhất gây ô nhiễm nước ngọt mà còn là nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương. Đặc biệt là công nghiệp dầu mỏ.

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước từ ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp

Mặc dù đã được xử lý sơ bộ nhưng đa phần các nhà máy chưa đảm bảo đúng các chỉ số cho phép và cos ý trốn tránh công đoạn xử ly để tiết kiệm thời gian và chi phí. Điều này đã gây ô nhiễm nguồn nước trong tự nhiên nghiệm trọng.

7. Ô nhiễm nguồn nước do quá trình đô thị hóa

Trong 7 nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước được đề cập trong bài viết, không thể không kể đến yếu tố đô thị hóa. Sự đô thị hóa là quá trình tất yếu của phát triển xã hội. Bất cứ Quốc gia nào trên con đường phát triển cũng phải trải qua và sống chung với điều này.

Đất đai quy hoạch thành chung cư, tòa nhà cao ốc, cây cối bị chặt để xây nhà, xây đường, cầu vượt. Quá trình dô thị hóa nhanh chóng tháo gỡ bộ mặt của tự nhiên và thay vào đó là sự sầm uất, biểu hiện của cuộc sống hiện đại, của kinh tế phát triển. 

Đô thị hóa là cần thiết nhưng ý thức của người sống trong đô thị cũng cần văn minh như chính những gì mà họ tạo dựng. Việc tiêu thụ quá nhiều, xả rác bừa bãi và không có ý thức với môi trường sẽ dần hủy hoại cuộc sống của chính con người. 

Tóm lại, ô nhiễm nguồn nước không còn là vấn đề mới nhưng chưa giờ cũ. Chúng ta vừa trải qua năm đầu tiên của thập kỷ mới 2020 với những biến động khôn lường từ dịch bệnh, thiên tai.

Những điều mà tự nhiên ban trả lại con người không phải ngẫu nhiên mà chính hệ quả khó tránh khỏi của việc khai thác, tiêu thụ quá mức mà không biết gây dựng. Ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ nguồn nước nói riêng là điều cấp bách và duy nhất để con người cải thiện chất lượng cuộc sống.  

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Bước sang năm 2021 với ý thức mới, con người cần nhìn lại những hành vi, việc làm của mình với môi trường thiên nhiên và triển khai thực hiện những biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi tự nhiên, phục hồi kinh tế.

Cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân

Đây có thể coi là yếu tố quyết định tới việc cải thiện và bảo vệ nguồn nước trong tự nhiên. Đa số người dân đều cho rằng việc thiếu ý thức với môi trường mình làm chỉ là "muối bỏ biển" và tác động rất nhỏ đến môi trường.

Tuy nhiên có một bài toán mà thực tế chúng ta đang phải đối mặt đó là: Tình trạng rác thải nhựa khổng lồ trên biển là một minh chứng sống. Mọi quy tụ rác thải đều đổ về biển, đại dương, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và các sinh vật biển. 


Hãy chung tay vì một thế giới tươi đẹp loại bỏ những nguyên nhân gây ô nhiễm nước

Vậy, giáo dục ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với các thế hệ tương lai là vấn đề then chốt và cần thiết. Làm sao để người dân thay đổi suy nghĩ đó, thay đổi thói quen đó thì mọi vấn đề liên quan tới môi trường đều có thể được giải quyết?

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường

Trong 7 nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước & cách khắc phục mà chúng tôi đã đề cập có rất nhiều yếu tố nhưng mấu chốt vẫn là ý thức cá nhân, tập thể, tổ chức. Do đó, để triệt khắc phục ý thức của người dân, cần có những biện pháp răn đe kịp thời mới thực sự hiệu quả.

Phương pháp, cách làm phải thực sự nghiêm túc, công bằng và hiệu quả. Tránh hiện tượng bao che, xúi giục đối với những hành động sai trái. Chính vì vậy hệ thống pháp luật là yếu tố nòng cốt của mọi vấn đề.

Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu công nghiệp

Để làm được điều này cần có sự kết hợp của 3 hệ thống đó là: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhà nước là người đầu tư, doanh nghiệp là đơn vị thi công và người dân là người sử dụng

Bạn nghĩ sao khi nếu một trong 3 không đồng tâm và hiệp lực? Sẽ rất khó thành công đúng không các bạn? Chính vì vậy mỗi một cá nhân, mỗi một đơn vị hãy nêu cao ý thức của mình.

Sử dụng các giải pháp xử lý nước ô nhiễm 

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…Đây là một giải pháp an toàn có thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc hại.

Giải pháp hạn chế và khắc phục nguồn nước ô nhiễm 

Trong các biện pháp khắc phục mà chúng tôi muốn đề cập, thì việc sử dụng các loại máy lọc nước được xem là giải pháp khắc phục nước sau ô nhiễm tốt nhất. 

Máy lọc nước ra đời là sáng chế có ý nghĩa quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Việc sử dụng các máy lọc nước trong sinh hoạt gia đình hay trong nông nghiệp, công nghiệp sản xuất đã giúp ích rất nhiều cho con người.

>>> BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM: Máy lọc nước là gì và công dụng máy lọc nước với gia đình? 

Chủ Đề