Nguyên nhân học sinh yếu kém

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu kém, dưới đây một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này để cha mẹ có thể tìm hiểu để chỉ bảo con em mình học tập được tốt.

1. Nguyên nhân từ học sinh:

Là người trực tiếp tiếp thu những kiến thức thì nguyên nhân học sinh yếu kém có thể kể đến là do :

Trung tâm gia sư Sư Phạm Đăng Khoa

Giúp học sinh hiểu bài và tự tin trong học tập.


– Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, cứ đến giờ học thì cắp sách đến trường. Còn một bộ phận nhỏ thì các em không xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì. Chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn.
– Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Đa số học sinh của trường đều ở nông thôn, gia đình chủ yếu là sống bằng nghề nông, các em ở nhà phải phụ giúp gia đình việc đồng án, chăn nuôi. Thậm chí có học sinh phải đi làm thêm trái buổi để kiếm tiền ăn học.
– Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều không thể phủ nhận với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh.

Gia Sư Sư Phạm Đăng Khoa - Giúp học sinh lấy lại căn bản

2. Nguyên nhân từ giáo viên:

Nguyên nhân học sinh yếu kém không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phần không nhỏ có ảnh hưởng của người giáo viên:
– Một số giáo viên chưa nắm chắc những yêu cầu kiến thức của từng bài dạy. Viêc dạy học còn dàn trải, còn nâng cao kiến thức một cách tùy tiện.
– Một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.
– Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập nhanh quá khiến cho học sinh yếu kém không theo kịp bài học.
– Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự “giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém của chính mình và nhụt chí không tự vươn lên…
– Một số giáo viên còn thiếu nghệ thuật cảm hoá học sinh yếu kém, không gây hứng thú cho học sinh thích học môn mình…

Không có học sinh ngu - Chỉ có thầy giáo tồi

Nhiệm vụ của gia sư Sư Phạm Đăng Khoa là dạy cho học sinh từ yếu kém thành khá giỏi.

3. Nguyên nhân từ các vị phụ huynh:

– Một số phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em. Phó mặc mọi việc học cho nhà trường và thầy cô.
– Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh lười học xin nghỉ để làm việc riêng [như đi chơi, đi du lịch, giả bệnh,…] cha mẹ cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần căn bản…và rồi yếu kém!
– Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến trẻ không chú tâm vào học tập.

Khi kết quả học tập quá tệ - phụ huynh không thể kiềm nén được tức giận

Chúc bạn thành công nhé!

TRUNG TÂM GIA SƯ SƯ PHẠM ĐĂNG KHOA

Trụ sở chính

Địa chỉ: 99T Trần Văn Đang, Phường 9, Quận 3, TP. HCM

Hotline: 0932 590 035 - 0908 475 168 [ Thầy Minh, Cô Thủy ]

Các chi nhánh:

Chi nhánh 1: 221 Đồng Đen, Phường 11, Quận Tân Bình

Chi nhánh 2: 291 Nguyễn Văn Công, Phường 3,Quận Gò Vấp

Chi nhánh 3: 328 Nguyễn Thị Định, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP.HCM

Chi nhánh 4: 710/55 Hậu Giang, Phường 10, Quận 6, TP.HCM

Chi nhánh 5: 458/39 Huỳnh Tấn Phát, Phường Bình Thuận, Quận 7, TP. HCM

Chi nhánh 6: 65/3B Đồng Tâm, Xã Trung Chánh, Huyện Hóc Môn, TP.HCM

TRUNG TÂM CÓ GIÁO VIÊN -SINH VIỆN DẠY TẤT CẢ CÁC QUẬN,HUYỆN,THÀNH PHỐ.

Chân thành cám ơn quý phụ huynh và các em học sinh đã tin tưởng trung tâm trên 15 năm qua.

Nếu căn cứ vào con số thống kê của từng trường cũng như của ngành giáo dục thì số lượng học sinh thuộc loại yếu kém là không đáng kể, chỉ khoảng 5-10% mà thôi. Nhưng đó là con số “ảo” bởi căn bệnh thành tích.

Còn những người trong cuộc, hiểu biết tường tận về chất lượng giáo dục phổ thông thì không bao giờ tin vào những con số "trên trời" như vậy. Thực tế, nếu đánh giá cho đúng đắn, chính xác thì số lượng học sinh THCS, THPT đạt học lực loại trung bình trở lên thì chỉ khoảng 50-60% là cùng. Như vậy, số học sinh học yếu kém vẫn còn rất lớn. Câu hỏi đặt ra là, tại sao số lượng học sinh của chúng ta lại học yếu kém nhiều đến thế, trong bối cảnh, điều kiện học tập của các em hôm nay hơn hẳn học sinh thời trước đây rất nhiều?

Vốn dạy THPT nhiều năm, tôi muốn tham gia ý kiến về những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này:

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn

1- Đối với học sinh cấp tiểu học, từ năm học vừa qua, Bộ GD & ĐT triển khai cách đánh giá mới, nhận xét quá trình học tập thay cho đánh giá bằng điểm số, nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh về điểm số, về kết quả học tập cho các em tiểu học. Tôi cho đó là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh bậc học tiểu học. Và ở bậc học này, nhà trường, thầy cô giáo tạo điều kiện cho tất cả các em lên lớp hằng năm cũng là điều tốt.

Đến bậc học THCS và THPT, việc đánh giá học lực học sinh vẫn như cũ, chủ yếu căn cứ vào kết quả điểm qua các cột điểm, bài  kiểm tra, thi học kỳ. Tất nhiên, trong đánh giá, phân loại, sẽ có những em học được, học giỏi, cũng như em học không được, học yếu kém. Quy chế đánh giá học sinh, nêu rất rõ, những học sinh không đạt yêu cầu về hai mặt hạnh kiểm và học lực, thì phải ở lại lớp, thi lại lớp, hoặc rèn luyện trong hè.

Nhưng thực tế, hầu hết các trường rất "sợ" cho học sinh không đạt yêu cầu ở lại lớp, thành thử, cuối năm làm mọi cách cho lên lớp bằng hết. Chủ yếu là bị bệnh thành tích, chỉ tiêu thi đua "đè" quá nặng và tình cảm thương hại học trò - phụ huynh.

Năm nào cũng được lên lớp, dù học không được, tạo cho các học sinh này tâm lý ỷ lại ,chủ quan và cả khinh nhờn trong học tập. Thiết nghĩ, ở lứa tuổi học sinh cấp 2 và 3, nếu không đạt yêu cầu, cần cho các em ở lại lớp, để được rèn luyện và thử thách. Âu đấy cũng là công bằng và động lực của giáo dục.

2- Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều loại hình vui chơi, giải trí ra đời, thu hút, lôi cuốn phần đông đối tượng thanh thiếu niên, học sinh tham gia. Những hình thức vui chơi, giải trí, nhất là game online, bùng nổ, có mặt ở mọi nơi, mọi lúc, đã, đang "đầu độc" và làm hao tốn biết bao nhiêu thời gian dành cho việc học tập của học sinh. Nhiều học sinh sa đà, đắm mình vào trong thế giới ảo, hết ngày này qua ngày khác mà không biết chán. Việc học tập ngày càng sao nhãng, bỏ bê.

Cũng vì chơi game mà nhiều học sinh vốn có tư chất học tập rất tốt nhưng thời gian sau lại yếu kém, sa sút nhanh chóng, thậm chí gây ra những vụ án cướp của, giết người, hết sức đau lòng. Tình trạng thanh thiếu niên sa sút, hư hỏng do game đến mức báo động đỏ, khiến nhiều người lên tiếng, đòi hỏi cấp quản lý Nhà nước phải có ngay những biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời.

3- Điều kiện học tập của học sinh thời nay tốt hơn thời trước đây rất nhiều. Ngoài sách giáo khoa, nhiều học sinh còn được trang bị khá nhiều loại sách tham khảo, sách học tốt, sách nâng cao... Ngoài thời gian học ở trường ra, nhiều học sinh còn có điều kiện và thời gian học thêm, học kèm ở các thầy cô giáo.

Phải chăng do bị " bội thực" từ các loại sách tham khảo, từ các lớp, khóa học thêm triền miên, nên nhiều học sinh mất dần khả năng tư duy tự học, tự sáng tạo, tự đào sâu kiến thức? Thực tế cho thấy, nhiều em không hề biết cách tự học và không bao giờ tự học được.

Tất cả, đều phụ thuộc vào những cái có sẵn của sách vở, của thầy cô. Có kiểm tra sát sao, thi cử nghiêm túc thật sự, mới thấy được hạn chế, yếu kém của học sinh ngày nay, mà một phần nguyên nhân là không biết, không chịu tự học. Tình trạng này khá phổ biến, thầy cô giáo rất lo lắng và bức xúc.

4- Thói quen xin xỏ của phụ huynh.

Tất nhiên, phụ huynh nào sinh con ra và nuôi con lớn khôn, đều trông mong con cái mình ngoan ngoãn, học hành tấn tới, thành đạt. Song, thực tế, đâu phải ai cũng được toại nguyện về con cái. Bởi lẽ, con đường học vấn đầy gian lao, vất vả, có em học được, có em học không được, có em thi hỏng, có em đỗ đạt rất cao. Đấy là lẽ thường tình. Nhưng thật khổ cho nhiều ông bố, bà mẹ, tuy biết rất rõ con mình học dở, học yếu, không đủ điều kiện lên lớp, không thi được tốt nghiệp...mà vẫn cố “ níu kéo" bằng đủ cách, nào xin xỏ, nhờ vả, chạy chọt thầy cô giáo, nhà trường, làm cho thầy cô rất khó xử...

Nếu chiếu cố cho lên lớp, cho đậu thì phấn khởi, hoan hỉ, nếu không được, không cho, thì phụ huynh quay lại nói xấu, tố cáo thầy cô giáo đủ điều. Cái thói xin xỏ, lo lót, chạy chọt của phụ huynh lo cho con cái, đang là thứ "bệnh" nguy hiểm của ngành giáo dục. Ai bảo, nghề dạy học là nghề nhàn, ít va chạm. Thời nào, chứ thời nay, nghề giáo không đơn giản vậy . Đầy những áp lực, đủ thứ khổ sở, trong đó có việc phụ huynh đến nhà "hành" nhờ vả....

Đỗ Tấn Ngọc

Quảng Ngãi

 

LTS Dân trí - Những nguyên nhân làm cho học sinh yếu kém được một thầy giáo lâu năm trong nghề nêu lên trong bài viết trên đây là sát thực tế. Muốn khắc phục tình trạng đó, trước hết nhà trường cũng như phụ huynh học sinh phải xác định đúng mục tiêu của việc dạy và học, đều phải chống triệt để căn bệnh thành tích giả tạo. Mặt khác, cần khắc phục bằng được cách dạy nhồi nhét và lối học vẹt. Học sinh không hiểu, không thấm và không biết vận dụng những kiến thức được học.

Dù hoàn cảnh nào, cũng cần tạo điều kiện cho học sinh có đủ thời gian tự học và làm bài tập. Chỉ có như vậy thì mới hiểu sâu bài và biết vận dụng.

Việc ra bài kiểm tra ở lớp cũng như thi học kỳ, thi cuối năm, các thầy cô nên quan tâm nhiều đến loại đề kiểm tra trình độ vận dụng kiến thức chứ không đơn thuần là việc thuộc bài. Đấy cũng là cơ sở để đánh giá chuẩn xác trình độ học sinh.

Tựu trung, thầy có cách dạy như thế nào thì trò sẽ cách học như thế ấy. Nếu thầy có coi trọng sự sáng tạo trong cách dạy thì trò mới có cách học sáng tạo.

Đang được quan tâm

De Bruyne và Eden Hazard ẩu đả trong phòng thay đồ sau trận thua Morocco

Ba ngôi sao của tuyển Bỉ gồm Kevin De Bruyne, Eden Hazard và Jan Vertonghen đã không giữ được bình tĩnh trong phòng thay đồ sau trận thua Morocco hôm 27/11.

Bộ Công Thương thay đổi cơ cấu tổ chức: Bỏ đi một Cục

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Công Thương gồm 28 đơn vị. Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp sáp nhập lại thành Vụ Kế hoạch - Tài chính, trong khi bỏ Cục Công tác phía Nam.

VCCI phản đối quy định lập bộ phận chuyên trách để bán bảo hiểm

Các tổ chức tín dụng sẽ lựa chọn cơ cấu, bộ phận phù hợp để thực hiện hoạt động kinh doanh đại lý bảo hiểm. Yêu cầu phải thành lập bộ phận chuyên trách để thực hiện là không cần thiết, theo VCCI.

Nhan sắc chuẩn Hàn và những điểm thú vị về tân Hoa hậu Trái đất

Người đẹp Choi Mina Sue là đại diện đầu tiên mang danh hiệu Hoa hậu Trái đất về cho Hàn Quốc. Người đẹp xứ Hàn hoàn toàn xứng đáng với vương miện bởi đã tỏa sáng từ đầu cuộc thi.

Senegal 1-0 Ecuador [Hiệp 2]: Bàn thắng trên chấm 11m

Cả Ecuador và Senegal đều quyết thắng khi đối đầu nhau trên sân Khalifa ở bảng A World Cup 2022. Sau 55 phút thi đấu, Senegal tạm thời dẫn 1-0.

Hà Lan 2-0 Qatar [hiệp 2]: "Cơn lốc" bắt đầu nổi sóng

Phút 49, Frankie De Jong đã nâng tỷ số trận đấu lên 2-0 cho Hà Lan.

"Cô Đẩu" Công Lý trở lại Táo Quân 2023?

Chương trình Táo Quân 2023 với ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 20 năm lên sóng, hứa hẹn sẽ quy tụ dàn nghệ sĩ quen thuộc đã gắn bó với chương trình suốt 20 năm qua.

Những pha trình diễn kỹ thuật của cầu thủ Dortmund tại Mỹ Đình

Buổi tập của các cầu thủ Dortmund đã để lại nhiều ấn tượng trước sự chứng kiến của đông đảo khán giả có mặt trên sân Mỹ Đình.

NATO cảnh báo "vũ khí mùa đông" của Nga, cam kết viện trợ Ukraine

Tổng thư ký NATO cảnh báo Nga đang sử dụng mùa đông như vũ khí chống lại Ukraine, đồng thời tuyên bố tăng cường viện trợ cho Kiev.

Chủ Đề