Nguyên nhân của sảy thai tự nhiên

Sảy thai không phải là hiện tượng hiếm gặp và cũng là điều mà không ai, đặc biệt người phụ nữ muốn xảy ra. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sảy thai? Hãy cùng Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Sảy thai là gì?

Sảy thai [hay sẩy thai] là cái chết tự nhiên của bào thai trước khi có khả năng sống sót độc lập. Sảy thai là biến chứng thường gặp trước tuần thứ 20 của thai kỳ, với hơn 80% các ca sảy thai xảy ra trước khi thai phát triển được 12 tuần. 

Các hình thức sảy thai có thể gặp:

- Sảy thai hoàn toàn: Phôi thai ra khỏi cơ thể bạn trong 1 lần

- Sảy thai không hoàn toàn: Hiện tượng sảy thai nhưng một phần của thai vẫn còn trong tử cung, cổ tử cung bị giãn hoặc mỏng và các phần của phôi thai sẽ bị đẩy ra khỏi cơ thể dần dần.

- Dọa sảy: Tình trạng phôi thai còn sống, chưa bị bong ra khỏi lớp niêm mạc tử cung.

- Trứng trống: Tình trạng phôi thai không phát triển trong tử cung

- Sảy thai tái phát: Trường hợp sảy thai ít nhất 3 lần liên tiếp [khoảng 1% các cặp vợ chồng gặp phải tình trạng này].

- Sảy thai ngoài tử cung: Trứng làm tổ tại một nơi khác ngoài tử cung của bạn, thường trong ống dẫn trứng.

2. Nguyên nhân sảy thai

2.1. Nhiễm sắc thể [NST]

Khoảng một nửa các trường hợp sảy thai do hợp tử tạo thành từ quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng có vấn đề về số lượng NST, có thể thiếu hoặc thừa NST. Hầu hết các tế bào có 23 cặp nhiễm sắc thể với tổng số 46 NST. Tương tự mỗi tế bào trứng và tinh trùng cũng có 23 cặp NST. Nếu trứng hoặc tinh trùng có số lượng NST bất thường, phôi tạo thành cũng sẽ có sự thay đổi về số lượng. Điều này khiến thai nhi không thể phát triển bình thường gây sảy thai.



2.2. Vấn đề về nhau thai 

Nhau thai là cơ quan kết nối và vận chuyển dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang thai nhi để thai nhi phát triển. Vì vậy nếu nhau thai có vấn đề có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, thậm chí gây sảy thai.

2.3. Mất cân bằng nội tiết tố

Một số phụ nữ trải qua giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết khi buồng trứng không sản sinh đủ Progesterone để hỗ trợ bào thai trong giai đoạn đầu của quá trình thụ tinh. Nếu cơ thể mẹ không có đủ progesterone, nhau thai sẽ dễ bong và dẫn đến sảy thai.

2.4. Tình trạng sức khỏe

Người mẹ bị mắc các bệnh như Cytomegalovirus [CMV], rubella, tiểu đường, tăng huyết áp, tuyến giáp, lupus ban đỏ, u xơ tử cung, hở eo cổ tử cung [còn gọi là bất túc cổ tử cung],... có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó mẹ bầu bị hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS] cũng có nguy cơ sảy thai cao hơn.

2.5. Lối sống của mẹ bầu

Những thói quen như hút thuốc [kể cả bị động], uống rượu bia, uống quá nhiều chất chứa caffeine, dùng chất gây nghiện nhất là cocaine, tiếp xúc với bức xạ hay các chất độc hại đều là nguyên nhân dẫn đến hư thai. Máu "sạch" không được cung cấp đến phôi qua nhau thai cũng dẫn đến vấn đề việc phân chia tế bào.

2.6. Yếu tố môi trường

Ngoài những thói quen trên, một số chất trong môi trường xung quanh nơi ở và làm việc như sử dụng ống nước cũ, tiếp xúc lớp sơn từ trước thập niên 80s, ngộ độc thủy ngân từ nhiệt kế hoặc bóng đèn huỳnh quang bị vỡ hỏng, chất tẩy vết bẩn và vecni, thuốc trừ sâu hay nhiễm độc asen

2.7. Các nguyên nhân khác 

- Tuổi thai phụ: Phụ nữ dưới 35 tuổi khả năng sảy thai khoảng 15%, trên 35 tuổi có nguy cơ sảy cao hơn khoảng 20% và tỷ lệ này sẽ tăng dần theo độ tuổi của chị em [40 tuổi: 40% và 45 tuổi: 80%]

- Từng bị sảy thai: Phụ nữ bị sảy thai từ 2 lần trở lên có nguy cơ sảy thai cao hơn so với những phụ nữ chưa bao giờ gặp vấn đề này.

- Cân nặng: Việc thiếu cân hay thừa cân đều khiến mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ sảy thai.

- Xét nghiệm tiền sản xâm lấn: Một số xét nghiệm di truyền tiền sản như lấy mẫu lông nhung màng đệm và chọc ối đều có nguy cơ gây sảy thai nhẹ.

- Thiếu hụt các Vitamin thiết yếu cho thai kỳ: Nghiên cứu cho thấy việc mẹ bầu thiếu vitamin D và vitamin B trong cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Những người phụ nữ bị sảy thai do những nguyên nhân trên không nên từ bỏ hy vọng, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên. Hãy đến Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng để được bác sĩ tư vấn, tìm ra phương pháp điều trị đúng và phù hợp với bạn nhất.

Tin tức xã hội

3 Cách cân bằng nội tiết tố

Như các bạn đã biết, hệ thống nội tiết điều hòa chức năng của cơ thể thông qua các hormon. Cụ thể là nó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển, trao đổi chất, chức năng tình dục cũng như là tâm trạng của cơ thể. Vậy làm thế nào để có một hệ nội tiết tố cân bằng, để có một sức khỏe tốt thì hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này cho các bạn.

Tin tức bệnh viện

Kết quả quan trắc môi trường - Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng mời phòng Phân tích chất lượng môi trường thuộc Trung tâm môi trường và khoáng sản. Địa chỉ LK423, khu đất dịch vụ Yên Lộ, P. Yên Nghĩa, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội vào thực hiện quan trắc về tiếng ồn, độ phóng xạ trong bệnh viện mà môi trường xung quanh

Tin tức xã hội

Cách tăng chiều cao bằng 8 thói quen đơn giản

Xã hội ngày càng phát triển nên con người ngày càng chăm chút nhiều hơn đến ngoại hình. Trong đó, chiều cao là một trong những yếu tố cần thiết giúp cho các bạn trẻ thêm tự tin và cũng mang lại nhiều lợi ích hơn trong công việc, đời sống cũng như sinh hoạt hàng ngày

Tin tức xã hội

Mách Mẹ 10 Cách Trị Biếng Ăn Hiệu Quả Cho Trẻ 2-3 Tuổi

Trẻ biếng ăn thực sự là cơn ác mộng đối với các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, tin tốt là trẻ 2 – 3 tuổi biếng ăn phần lớn do tâm lý muốn thể hiện hoặc chống đối bố mẹ cũng như thói quen ăn uống chưa đúng. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách ứng xử với trẻ cũng như điều chỉnh thói quen ăn uống của cả gia đình. Dưới đây là 10 gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Chủ Đề