Nguồn gốc bài hát tiếng hát người tử tù

Con xin mẹ tha thứ cho con
Phận làm con chữ hiếu chưa tròn
Cha mẹ già ngày đêm tần tảo
Sớm khuya chiều bên ngọn đèn quạnh hiu...

Tiếng sét nào xé nát không gian
Vì trường kia đuổi học con rồi
Tay mẹ cầm lá đơn đỏ dấu
Nắng nhạt nhòa hai hàng lệ tuôn rơi...

Anh không về được nữa đâu em
Vì trường kia đuổi học anh rồi
Chờ một ngày mẹ cha tha thứ
Anh sẽ về với đàn em thân yêu...

Thương cho đàn em bé thơ ngây
Đặt niềm tin anh sẽ ra trường
Đứa dại khờ cầm tay mẹ hỏi
Anh đâu rồi hỡi mẹ thân yêu...

Con không về được nữa đâu cha
Vì tòa kia kết án con rồi
Chờ một ngày người ta xử bắn
Con sẽ về với làn khói hư vô...

Người yêu hỡi em
Lời thề xưa anh hứa chưa tròn
Tiếc làm gì đời trai lầm lỡ
Mất em rồi anh mất cả đời anh...

Tiếc làm gì đời trai lầm lỡ
Mất em rồi anh mất cả đời anh...

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Sáng tác: Nhạc chế | Nhạc Chế - Vui | Điệu: Slow | tuananhpri | 35789



Con xin [Am] mẹ tha thứ cho con Phận làm [Dm] con chữ hiếu chưa [Am] tròn Cha mẹ [E7] già ngày đêm tần [Dm] tảo Sớm khuya [E7] chiều bên ngọn đèn quạnh [Am] hiu Tiếng sét [Am] nào xé nát không gian Vì trường [Dm] kia đuổi học con [Am] rồi Tay mẹ [E7] cầm là đơn đỏ [Dm] dấu Nắng nhạt [E7] nhòa hai hàng lệ tuôn [Am] rơi Anh không [Am] về được nữa đâu em Vì trường [Dm] kia đuổi học anh [Am] rồi Chờ một [E7] ngày mẹ cha tha [Dm] thứ Anh sẽ [E7] về với đàn em thân [Am] yêu Thương cho [Am] đàn em bé thơ ngây Đặt niềm [Dm] tin anh sẽ ra [Am] trường Đứa dại [E7] khờ cầm tay mẹ [Dm] hỏi Anh đâu [E7] rồi hỡi mẹ thân [Am] yêu Con không [Am] về được nữa đâu cha Vì tòa kia [Dm] kết án con [Am] rồi Chờ một [E7] ngày người ta xử [Dm] bắn Con sẽ về [E7] với làn khói hư [Am] vô Người yêu hỡi [Am] em Lời thề [Dm] xưa anh hứa chưa [Am] tròn Tiếc làm [E7] gì đời trai lầm [Dm] lỡ Mất em [E7] rồi anh mất cả đời [Am] anh Tiếc làm [E7] gì đời trai lầm [Dm] lỡ Mất em [E7] rồi anh mất cả đời [Am] anh

Tâm sự người ế - Quang Hùng

Quăng tao cái xô - Đỗ Duy Nam

Despacito chế mùa Sea Games - Thằng em của ad

Siêu trăng và xe không chính chủ - Nhạc trắng

Đời thợ xây - Hải Vũ

Rượu và bia (Huyền thoại rượu và bia) - Nhạc chế

Nhớ gia đình - Nhạc chế

Ba em trồng khoai lang (Quê em miền Trung Du chế) - Nhạc chế

Cuộc đời anh sinh viên - Nhạc chế

Viên đạn đồng đen - Nhạc chế

Xem thêm các kết quả về Hợp Âm Đứa Con Tội Lỗi

Nguồn : hopamviet.vn

Nếu bài viết bị lỗi. Click vào đây để xem bài viết gốc.

Lời bài hát Lá Thư Gửi Mẹ (Đứa Con Tội Lỗi)

[ Bài hát nói về tử tù Nguyễn Hải Dương ] Con xin mẹ tha thứ cho con Phận làm con chữ hiếu chưa tròn Cha mẹ già nay ai phụng dưỡng Sớm trưa chiều chờ ngóng tin con. Nước mắt mẹ như xóa nát không gian Nhận tin con lãnh án tử hình Tay mẹ cầm nắm nhang tỏa khói Nước mắt mẹ hai hàng lệ rơi. Thương cho bầy em bé tôi thương Nửa vòng tang trắng cuốn ngang đầu Đứa khờ khạo cầm tay mẹ hỏi Biết bao giờ mới gặp lại anh con. Dương không về được nữa ba ơi! Vì ngày mai tòa xét con rồi Thuốc độc này cho con ba mũi Đã cướp đi thằng con lỗi lầm. Ba có phải ba đó không ba Đau lòng chi, con đã đi rồi Nấm mồ này còn gì để nhớ Xin vĩnh biệt kiếp ngàn thu. Trong cõi đời, trong kiếp sống thê lương Chỉ mình con ở chốn lao tù Xin ba mẹ đừng thương tiếc nữa Xin vĩnh biệt cha mẹ của con. Mộ bia kia ghi khắc tên con Vòng hoa kia cũng sẽ lụi tàn Chờ một ngày mẹ cha tha thứ Con sẽ về trước làn khói hương bay. Con mong rằng hoàn kiếp thứ hai Con sẽ sống ngoan ngoãn dịu hiền Đắp bù lại bao nhiêu tội lỗi

Để bao người oán hận vì con.

Nguồn gốc bài hát tiếng hát người tử tù

Còn  bản nhạc viết tặng người anh hùng liệt sĩ Lê Quang Vịnh thì hơn 50 năm nay vẫn được cất lên trên khắp đất nước, và  tác giả – nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ cho đến hôm nay vẫn  nhận được nhuận bút  tác quyền…

Không ai có lỗi trong câu chuyện âm nhạc hy hữu ấy đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Đó là một “sự cố” thuộc về lịch sử khi người tử tù nổi tiếng thoát  chết sau án tử hình và một bài hát ngợi ca người anh hùng được viết quá nhanh bởi cảm xúc anh hùng ca mãnh liệt cổ vũ cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà…

Lai lịch một Bài ca đi cùng năm tháng…

Bài hát ngỡ có số phận ngắn ngủi ấy không ngờ vẫn được tiếp tục phổ biến, được các thế hệ người Việt khắp miền hát đến hôm nay, dù nhân vật của tác phẩm vẫn còn lẫm liệt sống sau những biến cố bi hùng.

Lê Quang Vịnh, người con quang vinh/ Tôi khắc tên anh vào trái tim tôi/ Tôi hát tên anh trong triệu muôn người…./ Dâng cả tuổi yêu đời/ Dâng cuộc sống cho muôn triệu người… Căm thù trào lên muôn nơi… Tuổi thơ tôi còn nhớ mãi giọng ca Quốc Hương khi ông hát ngợi ca người liệt sĩ anh hùng Lê Quang Vịnh. Rồi chúng tôi được các anh chị  tập cho bài hát ấy. Chúng tôi hát với tất cả niềm tự hào, đau đớn xen lẫn kính trọng mà đâu biết người tử tù ấy may mắn sống sót… Anh đã không bị tử hình như án của kẻ thù đã tuyên mà bị đày ra Côn Đảo cho đến ngày toàn thắng được trở về, làm Tổng thư ký Hội LHTNVN, Phó ban dân vận TƯ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ… Nhưng có điều mãi đến bây giờ tình tiết của câu chuyện ấy vẫn là một điều chưa mấy người hiểu.

Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ kể rằng: Chỉ có Bác Hồ, lãnh tụ thiên tài với giá trị ngoại hạng, được ngợi ca khi Người còn tại thế, còn lại, tất cả chỉ có thể được tôn vinh khi nhân vật ấy đã hy sinh cho dân cho nước. Và Lê Quang Vịnh – người con quang vinh đã được viết trong hoàn cảnh ấy, bằng tâm thế ngợi ca một anh hùng liệt sĩ vừa hy sinh… Và vì sao lại có một “ngoại lệ” như vậy?.

Lê Quang Vịnh, một cái tên tuổi trẻ hồi ấy khá nổi tiếng trong giới học sinh sinh viên miền Nam. 14 tuổi cậu bé Vịnh đã nếm cảnh lao tù vì tham gia hoạt động trong đoàn học sinh kháng chiến Huế. 19 tuổi xong tú tài toàn phần đã tham gia làm báo Ngày Mai, một tờ báo cách mạng ở Huế trong vai trò Thư ký tòa soạn. Lại bị bắt chịu tù 1 năm. 21 tuổi chuyển vào Sài Gòn. 24 tuổi Tốt nghiệp thủ khoa Toán Đại học Sư phạm Sài Gòn và được kết nạp Đảng, được cử làm Tổng thư ký Hội Liên hiệp SVHS Sài Gòn Gia Định…

Lê Quang Vịnh được bổ nhiệm là Giáo sư Trung học trường Petrus Ký… Hè năm 1961,  bị bắt, anh bị kết án tử hình… Tin anh Lê Quang Vịnh bị tòa án Mỹ – Diệm ở Sài Gòn kết án tử hình lan ra miền Bắc gây xúc động với hàng triệu người hướng về miền Nam thân yêu đang tranh đấu cho ngày thống nhất… Ban Thống nhất Trung ương ra thông báo phát động một phong trào noi gương anh hùng dũng cảm của nhà trí thức trẻ Lê Quang Vịnh và tiểu đội anh hùng…

Giới văn nghệ sĩ hào hứng tham gia sáng tác về tấm gương chiến đấu và ý chí bất khuất trước kẻ thù của các anh. Nhà thơ Tố Hữu có bài thơ Tiểu đội anh hùng: Lê Quang Vịnh và các anh/ Tiểu đội anh hùng của tuổi xanh/ Mười hai tên, mạnh như tên lửa/ Chấp hết gươm treo, án tử hình… Nữ sĩ Anh Thơ có bài thơ Đôi dòng nước mắt viết về tình cảm của Tuyết Ngọc, một nữ sinh, một đồng chí của Lê Quang Vịnh khi  anh bị khép án tử hình: Em không lau mặc cho dòng nước mắt/ Chảy dài chảy mãi, chảy triền miên/ Nhìn anh đó hiên ngang bất khuất/ Trán rạng ngời mắt chói niềm tin/ Anh của em ơi, người anh thi sĩ/ Những ý thơ nào ru thắm tình ta/ Những ý thơ nào ước mơ hạnh phúc/ Cho chúng mình cho những lứa đôi ca…

Anh hùng Lê Quang Vịnh và vợ thời trẻ.

Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ kể: Một lần đi họp ở CLB Thống nhất gần Bờ Hồ, nhạc sĩ Trần Kiết Tường cho biết Lê Quang Vịnh đã bị Mỹ – Diệm xử bắn ở Côn Đảo rồi. Nghe tin ấy, ai ai cũng sục sôi căm thù quân Mỹ Diệm và tỏ lòng tiếc thương vị giáo sư trẻ tuổi kiên trung bất khuất có tên Lê Quang Vịnh… Rất nhanh, ý nhạc hình thành trong đầu người nhạc sĩ trẻ tài hoa: Bao vinh quang chiến công anh tôi ca/ Khi tin đau xót xa trong lòng ta…

Nhưng điều bất ngờ với tôi là tác giả sau này cũng không hiểu vì sao đã viết nên một bản anh hùng ca cực nhanh như vậy và ý nhạc lời ca đẹp thế! Nhạc sĩ tâm sự: Khi biết tin anh Vịnh không bị xử tử mà bị đày ra Côn Đảo, rồi giảm xuống chung thân thì bài hát đã được phổ biến và nhanh chóng lan tỏa trong công chúng. Tuổi trẻ khắp nơi hào hứng truyền nhau bài hát ấy. Bài hát vang khắp nước, vào cả trong ngục tù Côn Đảo…

Nhưng tác giả và nhân vật bài hát đâu có lỗi! Đúng là không ai có lỗi trong câu chuyện ấy cả. Anh Vịnh thì trong ngục tù Côn Đảo, tác giả thì hưởng ứng sáng tác. Đúng là một câu chuyện có một không hai trong lịch sử. Và tác giả bài hát lẽ ra phải thấy tự hào vì viết nhanh đến thế, hay đến thế, một bản hùng ca mà vẫn tha thiết cháy bỏng…

…Và cuộc đời người tử tù có số phận đặc biệt

 Lê Quang Vịnh có một tuổi thơ gian khó. Cha bị kẻ thù bắn chết khi đang là một luật sư tham gia hoạt động cách mạng. Vốn thông minh sáng dạ, học giỏi, từng đỗ thủ khoa Toán, Đại học Sư phạm Sài Gòn, được quốc trưởng Bảo Đại cấp học bổng du học Pháp. Những tưởng anh chọn con đường học vấn thênh thang ấy, nhưng con đường anh chọn lại là con đường tranh đấu, con đường cứu nước…

Có lần tôi được anh kể cho nghe lý do của sự lựa chọn ấy: “Sau khi cha mất, trước bàn thờ cha, chị em tôi đã thề cùng nhau là sẽ trả thù cho cha. Quyết tâm ấy bắt đầu từ khi còn thiếu niên”. Năm 14 tuổi bị bắt vào nhà lao Thừa Phủ. Hai năm sau lại bị bắt vào tù vì hoạt động trong phong trào học sinh. Bị cấm hoạt động tại Huế, năm 1957, Lê Quang Vịnh chuyển vào Sài Gòn tiếp tục học hành và tham gia tranh đấu…

Tại đây năm 24 tuổi, anh được kết nạp Đảng, được Khu ủy Sài Gòn – Gia Định chỉ định làm Bí thư chi bộ sinh viên các trường ĐH Sài Gòn, Tổng Thư ký Hội Liên hiệp SVHS khu Sài Gòn Gia Định. Cùng lúc anh tốt nghiệp thủ khoa Toán tại Đại học Sư phạm Sài Gòn… Năm 1961, theo điều động của Khu ủy, Giáo sư Lê Quang Vịnh được lệnh ra căn cứ để chuẩn bị cho hoạt động thoát ly. Trong khi đang viết báo cáo gửi Đại hội SV quốc tế họp tại Hà Nội, căn cứ bị địch càn và Lê Quang Vịnh rơi vào tay chúng.

Tại tòa án quân sự đặc biệt của chính quyền Sài Gòn ngày 23/5/1962, anh bị khép án tử hình cùng với 11 người khác, trong đó 4 án tử hình, 4 chung thân… tại phiên tòa, có một chi tiết oái oăm là chúng đưa thầy giáo cũ của Lê Quang Vịnh, nay là Phó chủ tịch quốc hội Trịnh Hổ Uy của chính quyền Ngô Đình Diệm đến thẩm vấn anh.

Trước vị “quan tòa” đặc biệt này, chính Lê Quang Vịnh đã nói một câu nổi tiếng:  “Tôi ân hận vì bị chết quá sớm mà chưa thực hiện được chí nguyện đuổi Mỹ, lật Diệm!” Tiếp đó, những ngày trong ngục, tử tù Lê Quang Vịnh được viên đại tá Lê Văn Khoa, Ủy viên chính quyền Sài Gòn đưa giấy bút vào xui anh viết đơn ân xá gửi Ngô Đình Diệm, nhưng anh đã dùng giấy bút ấy để viết bài thơ Tiếng hát người tử tù gửi ra miền Bắc: Đi cho trọn con đường đi quá nửa/ Vững niềm tin sắt đá đời đời/ Kẻ thù dù giết được một mình tôi/ Đâu giết được cả loài người đang đứng dậy/ Trao đồng chí tâm tình tôi đấy/ Trước khi lên máy chém. Của quân thù…

Điều kỳ diệu là không ngờ bài thơ ấy sau mấy tuần được gửi đi từ nhà ngục Chí Hòa, đã được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam làm xúc động hàng triệu con tim yêu nước… Bài thơ được nhiều HSSV miền Nam chép vào sổ tay, học thuộc  và được đọc lên trên các diễn đàn tranh đấu. Mười bốn năm trong ngục tối, từ năm 1962, khi bài hát Lê Quang Vịnh – người con quang vinh ra đời, Lê Quang Vịnh đâu có biết bên ngoài  cả nước hát về mình.

Ngay bạn tù Côn Đảo hát về anh mà anh đâu có biết. Mãi đến Tết năm Tân Hợi 1971, giao thừa, cả gian 14 hầm tổ chức văn nghệ, những người bạn tù thay nhau hát và ngâm thơ. Một anh bộ đội đã hát bài hát Lê Quang Vịnh – người con quang vinh của Nguyễn Tài Tuệ, nhờ đó mà sau 9 năm, anh mới được nghe bài ca viết về tấm gương dũng liệt của… chính mình.

Ngày toàn thắng 1975, sáng  ngày 1/5/1975, bạn tù đạp ngục báo tin toàn thắng. Lúc này sau 8 năm trong hầm tối, chuồng cọp, đôi chân bị cùm của Lê Quang Vịnh đã được tháo ra, anh cảm nhận giá trị của tự do và được trở về từ địa ngục Côn Đảo khi đã ở tuổi 40. Vẫn có một người con gái Hà Nội, em gái của người bạn tù nổi tiếng Trần Trọng Tân chờ đợi như chờ đợi một thần tượng của mình. Họ đã gặp nhau và có hạnh phúc bên nhau…

Tiếp tôi tại căn nhà Công vụ trên khu Hoàng Cầu trong buổi chiều trung tuần tháng bảy, vợ chồng anh Lê Quang Vịnh chỉ có một mong ước, là làm sao để đừng ai hiểu nhầm đó là một “sự cố”. Vâng! Không là sự cố mà là niềm tự hào bởi nhân vật của bài ca ấy đã sống và đấu tranh bất khuất cho đến ngày đất nước toàn thắng trở về. Cuộc đời anh xứng đáng được ngợi ca, học tập… Và bài hát ấy hình như cũng bất tử như chính nhân vật được ngợi ca… 

Nhắc đến sự kiện bài hát Lê Quang Vịnh – người con quang vinh, anh tâm sự: “Dù địch không hành quyết tôi cũng như hàng trăm tử tù khác, và sau đó chúng tự ý hoán giảm xuống án chung thân, nhưng tôi không hổ thẹn về cuộc chiến đấu trong lao tù đế quốc.  Có lẽ lúc bên ngoài không được tin tức gì về tôi và nghĩ tôi đã bị giết, chính là lúc tôi bị giam biệt lập sống một mình trong xiềng xích xung quanh toàn lính ác ôn…”.

Lê Quang Vịnh và tác giả bài ca về anh cùng tuổi với nhau, cùng sinh năm 1936 và vẫn còn sống… Lâu lâu họ vẫn liên lạc với nhau. Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ thì ở với gia đình tại Hà Nội, còn Lê Quang Vịnh thì đi về giữa Huế, Hà Nội, nơi làm việc của người con trai Lê Quang Tự Do và TP Hồ Chí Minh, nơi cô con gái Lê Quang Hạnh Phúc sống và làm việc.

Mọi chuyện đã lui về quá khứ, nhưng sự kiện hy hữu về bài hát ca ngợi anh hùng liệt sĩ Lê Quang Vịnh từ ấy đến nay không một ai, không có cơ quan nào có ý kiến hoặc phân xử, cho nên ca khúc nổi tiếng ấy mặc nhiên thành “Bài ca đi cùng năm tháng”. Nó vẫn được hát lên khắp nơi. Và như tác giả cho biết, nhuận bút tác quyền vẫn được trả. Nói rồi ông cho tôi xem danh mục các bài hát vừa được Trung tâm bản quyền Âm nhạc VN thu hộ tác quyền… Điều đó chứng tỏ 50 năm tròn đã qua, bài hát vẫn có sức sống và vẫn được người Việt hát lên như một bản hùng ca bất tử…

Chuyện về tử tù huyền thoại và bài hát ca ngợi Lê Quang Vịnh là một câu chuyện đẹp, hy hữu, bi hùng và rất đáng tự hào trong lịch sử và trong nghệ thuật âm nhạc Việt NamTân Linh