Người việt đọc trung bình 0 8 cuốn sách năm năm 2024

QK2 – Theo Cục Xuất bản [Bộ Thông tin và Truyền thông], bình quân mỗi người Việt Nam đọc 2,8 cuốn sách và 7,07 tờ báo một năm, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong một báo cáo khác của Vụ Thư viện [Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch], tỷ lệ người hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26%, tỷ lệ người thỉnh thoảng mới cầm sách để đọc 44%, đọc thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%. Bạn đọc của thư viện chiếm khoảng 8% đến 10% dân số. Những số liệu thống kê trên cho thấy, thói quen đọc của người Việt Nam chưa được hình thành một cách vững chắc. Chúng ta vẫn chưa có thói quen và kỹ năng đọc sách phù hợp mà chủ yếu đọc theo ngẫu hứng.

Hoạt động Ngày sách Việt Nam năm 2022 tại Sư đoàn 316.

THÁO GỠ KHÓ KHĂN KHI ĐỌC SÁCH

Đọc sách nhằm phát triển đạo đức, trí tuệ, nghị lực, từ đó hiểu mình, sống có ý nghĩa hơn. Khi đọc sách sẽ xuất hiện một số biểu hiện như thấy buồn ngủ, mất tập trung… Nguyên nhân dẫn đến thiếu tập trung, không thấy hứng thú, đó có thể là các nguyên nhân: Sách, tư thế ngồi đọc hay không gian, cảnh quan chưa phù hợp.

Một trong những kinh nghiệm khắc phục tình trạng trên đó là, mỗi người cần thực hiện các giải pháp như: Vừa đọc, vừa chép; có thể đọc thành tiếng; vừa đọc, vừa nghe sách nói; lựa chọn sách phù hợp; rửa mặt, rửa chân trước khi đọc; có thể đi, đứng đọc… Khi không tập trung đọc sách phải hiểu rõ những nguyên nhân gây nên sự mất tập trung là do ngoại cảnh tác động hay quyển sách đang đọc chưa đủ sức hấp dẫn.

Trước khi đọc sách cần làm tốt công tác chuẩn bị như chọn nơi thoáng, yên tĩnh, có ánh sáng tốt; ngồi thỏa mái; luôn có bên cạnh tủ sách cá nhân và những câu nói truyền động lực, giúp thúc đẩy việc đọc sách.

CHỌN SÁCH VÀ ĐỌC SÁCH NHƯ THẾ NÀO?

Đầu tiên, phải chọn sách những quyển sách có giá trị, sách tinh hoa, sách được nhiều người đọc và đánh giá là chất lượng cao. Đặc biệt, chúng ta không đọc sách ngôn tình, sách mê tín dị đoan, mất thời gian. Thứ hai, sách đó phải phù hợp với cấp độ của người đọc, không đọc sách theo phong trào, cần sưu tầm sách nào mà bản thân đang có nhu cầu trong cuộc sống, hay sách phục vụ cho công việc.

Về đọc sách: Thứ nhất là đọc nhanh nhằm tìm kiếm thông tin, đọc theo số lượng. Cách đọc này sẽ giúp tiếp thu kiến thức và có cái nhìn đa chiều, tuy nhiên sẽ không sâu. Muốn đi sâu nghiên cứu thì phải dành thời gian dài để đọc sâu, ứng dụng vào trong cuộc sống. Có thể đọc từng đoạn, từng chương để lấy một vài ý nào đó. Khi đọc cần có quyển sổ và cây bút để ghi lại những ý chính. Đọc được khoảng một đoạn vài chục trang [hay một chương] cần dừng lại phân tích sâu. Đi sâu để trả lời các câu hỏi về tư duy nhân, quả. Phân tích rồi đưa ra các ứng dụng vào đời sống, công việc của mình.

Về đúc kết sách: Phần này khá quan trọng, người đọc sẽ phải đúc kết, nghĩa là quy về bản chất cốt lõi để cho kiến thức đơn giản trở lại. Đúc kết có nhiều phương pháp, nhưng đỉnh cao là đúc kết theo sơ đồ Slide Power Point, phối đủ màu sắc, hình ảnh, mũi tên, có phần chính phụ, các liên kết nội dung lõi. Sau khi đúc kết sách xong, kiểm tra lại nội dung rồi lưu trữ, đem chia sẻ, lan tỏa cho người khác cùng học, cùng áp dụng.

“TÔI TỰ HỌC” CỦA NGUYỄN DUY CẦN

Nhân ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2022, chúng tôi giới thiệu cuốn sách “Tôi tự học” của Nguyễn Duy Cần. Sách là tác phẩm đề cao khái niệm và mục đích của việc học, đọc sách đối với con người, đồng thời nêu ra một số phương pháp học đúng đắn và hiệu quả. Tác giả dành cả cuộc đời mình để trao đi giá trị của sự học, đó là sự hiểu biết và phát triển tri thức của con người. Trong xã hội ngày nay, nhiều người mải làm ăn kinh tế, quên đi ý nghĩa thực sự của việc học, làm cho việc tự học của họ trở thành xa lạ. Bởi vì việc tự học không phải là để làm quan, lấy bằng cấp, mà học để “hiểu được chính mình”, để dám “làm người tử tế”, rồi mang đi giúp đỡ mọi người xung quanh chúng ta.

Cuốn sách “Tôi tự học” được xuất bản năm 1969, nhưng giá trị của cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị. Các ý tưởng và chủ đề của cuốn sách vẫn còn phù hợp trong cuộc sống sôi động ngày nay. Cuốn sách này rất cần thiết cho tất cả độc giả, từ học sinh, sinh viên, công chức, bởi kiến thức trong sách không giới hạn. Đặc biệt, cuốn sách là một tài liệu tinh hoa cổ xưa, có giá trị gối đầu giường cho những ai yêu thích việc tự học. Sách “Tôi tự học” sẽ giúp bạn đọc tìm ra phương pháp riêng, có ích cho việc tự học của mình. Sách có tái bản và bán tại hiệu sách trên cả nước.

[Tin Môi Trường] - Con số chính thức vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đưa ra sáng 12/4 khiến báo giới phải "choáng váng".

Người Việt đọc trung bình 0,8 cuốn sách/năm

Chuẩn bị cho Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc 2013 mang tên "Cuốn sách làm thay đổi cuộc đời", Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã có một bài phát biểu đầy nhiệt huyết về tầm quan trọng của sách trong định hướng mới của Bộ. Đặc biệt, ngoài những công bố về hoạt động trong Ngày hội Sách 20/4, tình hình thống kê, khảo cứu về năng lực tri thức trong cộng đồng cũng được đề ra.

Ngày hội Sách 2013, tỉ lệ đọc, thống kê đọc, thống kê sách, người Việt, đọc sách, 0,8, dân trí, Nguyễn Quang Thạch.

Hiện nay, người Việt đọc trung bình 0,8 cuốn sách/năm - thống kê hàng năm dựa trên báo cáo của các thư viện gửi về Bộ.

Chất vấn của phóng viên VietNamNet cho rằng, số liệu thống kê về tri thức, sách báo từ các nguồn chính thống như Tổng Cục thống kê là hiếm hoi và chưa chi tiết, cần sự quan tâm nhiều hơn trong thời gian sắp tới. Nhân đó, bà Nguyễn Thị Thanh Mai - Vụ trưởng Vụ Thư Viện cũng chia sẻ về kết quả một cuộc thống kê gần đây của của Bộ VHTTDL. Bà nói: "So với các nước trong khu vực, tỉ lệ đọc sách của người Việt Nam khá thấp".

Ngày hội Sách 2013, tỉ lệ đọc, thống kê đọc, thống kê sách, người Việt, đọc sách, 0,8, dân trí, Nguyễn Quang Thạch

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái [giữa] và bà Nguyễn Thị Thanh Mai [bên phải]

Theo thống kê hàng năm dựa trên báo cáo của các thư viện gửi về Bộ, người Việt đọc trung bình 0,8 cuốn sách/người/năm [tức là chưa được 1 cuốn sách]. Tỉ lệ sách bình quân đầu người tại các thư viện công cộng là 0,38 cuốn.

"Nông dân đọc 0 cuốn sách/năm"

Ông Nguyễn Quang Thạch - người khởi xướng dự án Sách hóa nông thôn cho biết về một cuộc khảo sát cá nhân khác: "Năm 2011 tôi khảo sát 530 phiếu phỏng vấn, trong đó 253 phiếu dành cho nông dân thì câu trả lời về số lượng sách đọc là 0. Với trẻ em, số liệu chênh lệch đọc với thị trấn đến mức tệ hại. Ở các trường vùng thuần nông, các em đọc 0,2-0,8 cuốn/năm [ngoài SGK], ở thị trấn, con số này là 5 cuốn/năm".

Ông Trần Trọng Thành, Chủ tịch HĐQT công ty sách điện tử Alezza chia sẻ "Tại Malaysia cách đây 10 năm, mỗi người dân đọc trung bình 2 cuốn sách/năm; nhưng vào năm 2012, con số này đã tăng lên từ 10-20 đầu sách/năm. Tức là gấp gần 10 lần. Và vẫn đang tiếp tục tăng rất nhanh". Ông Thành cũng tỏ ra tin tưởng khi sách được số hóa nhiều hơn, Việt Nam sẽ chỉ mất 5 năm để đạt được mốc này.

Ngày hội Sách 2013, tỉ lệ đọc, thống kê đọc, thống kê sách, người Việt, đọc sách, 0,8, dân trí, Nguyễn Quang Thạch

Ông Nguyễn Quang Thạch - người khởi xướng dự án Sách hóa nông thôn [trái] và ông Trần Trọng Thành, Chủ tịch HĐQT công ty sách điện tử Alezza [phải]

Chống sách lậu tiếp tục là đề tài nóng bỏng mà những người làm sách mong muốn được hỗ trợ về mặt pháp lý hoặc kinh phí từ Nhà nước, nhân Ngày hội Sách lần thứ 3.

Diễn ra vào ngày 20/4/2013 tại Văn Miếu Quốc tử giám, Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc năm nay cũng có một số hoạt động mang tính đột phá và gây được sự chú ý như: Giao lưu vói nhóm Cánh buồm [sách giáo dục hiện đại], giao lưu với dịch giả/tác giả Bích Lan - người đã chuyển ngữ và truyền cảm hứng từ cuộc sống của người không tay chân vĩ đại Nick Vujicic [tác phẩm "Cuộc sống không giới hạn", "Đừng từ bỏ khát vọng"], quyên góp và đổi sách điện tử lấy sách in để tặng cho các thư viện, tủ sách ở nông thôn, bán sách giá ưu đãi.

Các hoạt động hỗ trợ cộng đồng về đọc sách và chia sẻ sách cũng sẽ diễn ra tại các tỉnh thành trên cả nước.

Chủ Đề