Người trưởng thành có bao nhiêu cái xương sườn?

Bộ xương của một đứa bé mới sinh có xấp xỉ khoảng 300 thành phần khác nhau, tạo nên một hỗn hợp xương và sụn. Phần sụn cuối cùng thì cứng lên để trở thành xương trong một quá trình được gọi là sự hóa xương. Theo thời gian, số xương “thừa” trong trẻ sơ sinh hợp nhất lại thể tạo ra những chiếc xương lớn hơn, giảm thiểu số lượng xương tổng thể xuống còn 206 khi đến tuổi trưởng thành.

Bàn chân và bàn tay chứa hơn một nửa số xương trong cơ thể

Mỗi bàn tay có 27 cái xương và mỗi bàn chân có 26 cái, có nghĩa là một cơ thể với hai bàn tay và hai bàn chân thì đã có 106 chiếc xương nằm ở đó. Hay nói cách khác, bàn tay và bàn chân chứa hơn nửa số xương trong cơ thể bạn.

  • VIDEO: 8 sự thật về bộ gen có thể bạn chưa biết

  • 9 sự thật thú vị về hắt hơi không phải ai cũng biết

Một vài người có một cái xương sườn thừa

Hầu hết người trưởng thành có 24 xương sườn [12 cặp], nhưng cứ trong khoảng 500 người thì một người có một cái xương sườn phụ, gọi là xương sườn cổ. Chiếc xương này mọc ngay trên phần cổ trên xương đòn, nó thường không thành hình hoàn chỉnh, nhiều khi nó chỉ là một sợi mô rất mỏng.

Mỗi chiếc xương đều được nối với một chiếc xương khác- trừ một ngoại lệ

Xương móng là một chiếc xương có hình móng ngựa trong cổ họng, được coi là nền tảng căn bản trong việc hình thành giọng nói, nó nằm giữa cằm và sụn tuyến giáp. Nó cũng là chiếc xương duy nhất trong cơ thể không kết nối với bất kì một chiếc xương nào khác.

  • Sự thật về quảng cáo phát hiện ung thư chỉ với 1 lần thử máu

  • Thụt cà phê thải độc: Tin đồn và sự thật

Loài người đã phải đối mặt với u xương trong hơn 120.000 năm

Vào năm 2013, các nhà khoa học đã tìm ra một khối u trong xương sườn của người Neanderthal có niên đại lên đến 120.000- 130.000 năm. Đây là khối u trong người cổ xưa nhất từng được phát hiện.

Xương không phải cấu trúc chắc nhất trong cơ thể người

Xương rất chắc và khỏe, được cấu tạo để nâng đỡ một lực rất lớn, chúng còn cứng hơn cả thép. Nhưng, xương không phải cấu trúc chắc nhất trong cơ thể chúng ta.

Danh hiệu này được đặt cho một bộ phận khác của hệ thống xương: men răng. Chất này bảo vệ chân răng và độ cứng của nó có được là do nồng độ chất khoáng cao [chủ yếu là muốn canxi], theo như nghiên cứu của Viên Y tế Quốc gia Hoa Kỳ.

Con người không trực tiếp điều khiển xương

Khi con người di chuyển tay, chân hay bất kì một bộ phận nào khác của cơ thể, đó không phải là chúng ta đang ra lệnh cho xương chuyển động, mà là chúng ta đang ra lệnh cho các cơ – được gắn vào xương – chuyển động.

Xương sườn có bao nhiêu cái? Hầu hết mỗi người trưởng thành sẽ có 24 xương sườn [12 cặp]. Tuy nhiên, cứ khoảng 500 người thì có một người có thêm một cái xương sườn phụ, được gọi là xương sườn cổ. Chiếc xương này mọc ở phần cổ trên xương đòn, thường không thành hình hoàn chỉnh và đôi khi chỉ là một sợi mô rất mỏng. Sở dĩ có người bị thừa thêm một chiếc xương sườn bởi trong quá trình hình thành xương sườn cơ thể đã không kiểm soát tốt cơ chế phân tách xương.

Tuy nhiên, việc có thêm một cái xương nữa không đồng nghĩa với việc sức khỏe sẽ tốt hơn. Ngược lại, nếu chiếc xương phụ này chèn vào các mạch máu, các dây thần kinh hoặc dây chằng liền kề thì có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho con người. Hiện tượng mọc thêm một chiếc xương sườn phụ thường dẫn đến một tình trạng gọi là hội chứng tắc nghẽn ổ cắm ngực. Biểu hiện của tình trạng này là người bệnh gặp phải những cơn đau cổ, đau vai, mất cảm giác ở chi, đông máu và các vấn đề khác.

2. Cấu tạo của Xương sườn

Cấu tạo của xương sườn

Mỗi xương sườn là một tấm xương dài, cong và dẹt, gồm có 2 đầu và 1 thân. 

  • Hai đầu xương sườn là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung, phân tán lực tác động và tạo ô chứa tủy xương. Bọc hai đầu xương là lớp sụn có tác dụng giảm ma sát trong đầu xương. 
  • Đoạn giữa là thân xương. Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong gồm: màng xương mỏng, mô xương cứng và khoang xương. Màng xương giúp xương phát triển về bề ngang. Mô xương cứng làm nhiệm vụ chịu lực, đảm bảo tính vững chắc cho xương. Khoang xương chứa tủy xương [ở trẻ em là tủy đỏ sinh hồng cầu, ở người trưởng thành tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng].

Chức năng của xương sườn

Xương sườn là cố định [kể cả xương sườn số 6, số 7]. Con người không thể trực tiếp điều khiển xương sườn trong cơ thể mình mà cần thông qua một số cơ bắp và các dây thần kinh. Phổi khi hít thở có thể làm xương sườn chuyển động theo. Xương sườn đóng vai trò nâng đỡ trọng lượng cơ thể, bảo vệ lồng ngực và các cơ quan nội tạng quanh nó như tim, phổi,… Đây là một bộ phận xương không thể thiếu đối với sự tồn tại của con người. Nếu xương sườn bị viêm, gãy hoặc mắc một số căn bệnh liên quan khác thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.

3. Các bệnh thường gặp

  • Loãng xương
  • Ung thư xương
  • Viêm tủy xương
  • Đa u tủy xương
  • Viêm xương
  • Gãy xương

4. Những điều cần lưu ý

12 đôi xương sườn sắp xếp đối xứng hai bên đoạn sống ngực được chia thành 3 loại:

  • Sườn thật: sườn nối trực tiếp vào xương ức bằng sụn sườn [đôi xương sườn số 1 – xương sườn số 7]
  • Sườn giả: là những sườn cùng chung đoạn sụn với sườn 7 để hợp thành cung sườn [đôi xương sườn số 8 – xương sườn số 10].

Sườn cụt [sườn lửng]: không nối với xương ức.

4.1 Thành phần hóa học và tính chất của xương sườn

Tương tự các loại xương khác, xương sườn cũng có hai đặc tính cơ bản là mềm dẻo và bền chắc. Nhờ tính mềm dẻo, xương sườn có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác động vào lồng ngực. Nhờ tính bền chắc, xương sườn có thể nâng đỡ lồng ngực. Sở dĩ xương có được hai tính chất trên là nhờ thành phần hóa học. 

Cụ thể, xương sườn được cấu tạo từ 2 chất chính: một loại chất hữu cơ [cốt giao] và một số chất vô cơ [các muối canxi]. Cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo của xương còn muối canxi giúp xương bền chắc. Tỷ lệ cốt giao ở xương sườn của người thay dần theo độ tuổi. Trong xương người trưởng thành, cốt giao chiếm ⅓ còn các muối canxi chiếm khoảng ⅔. Nếu đem tách riêng hai chất này thì xương sườn sẽ không đạt đủ hai đặc tính trên. Ở trẻ em, cốt giao chiếm tỷ lệ cao hơn muối canxi nên xương trẻ em mềm dẻo hơn xương người lớn.

Người lớn có bao nhiêu xương?

Người trưởng thành có 206 chiếc xương, chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Một sự thật khó tin đó là những đứa trẻ sơ sinh lại có số xương nhiều hơn người lớn. Những chiếc xương đó đang phát triển và thay đổi hình dạng mỗi ngày. Ước tính bộ xương trẻ sơ sinh có khoảng 300 chiếc xương.

Có bao nhiêu xương sườn già?

Xương sườn giả: Là các xương sườn từ số 8 đến số 10. Các xương này không gắn trực tiếp vào xương ức mà được liên kết với các xương phía trên nhờ các sụn sườn. Tuy nhiên những xương này vẫn gắn với đốt sống ngực tại cột sống phía sau. Xương sườn cụt: 2 đôi xương sườn số 11 và số 12 được gọi là xương sườn cụt.

Người đàn ông có bao nhiêu cái xương sườn?

Hầu hết mỗi người trưởng thành sẽ có 24 xương sườn [12 cặp]. Tuy nhiên, cứ khoảng 500 người thì có một người có thêm một cái xương sườn phụ, được gọi là xương sườn cổ.

Có bao nhiêu xương sườn điển hình?

Một lồng ngực người điển hình gồm 24 xương sườn, xương ức [với mũi ức], xương sụn sườn và 12 đốt sống ngực.

Chủ Đề