Ngữ văn lớp 6 Bài 9 Trái Đất ngôi nhà chung Thực hành tiếng Việt

NV1:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó, dựa vào chú giải trong SHS: địa cực, tác nhân, hoá thạch, tuyệt chủng

Gv yêu cầu HS chú ý một số từ mượn: e-lip, ô-dôn.

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc:

+ Liệt kê những thông tin chủ yếu từ văn bản

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: Phần chữ in đậm là những khái quát nội dung được triển khai trong văn bản. Khi đọc cần chú ý để không bỏ sót nội dung.

NV2

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn:

- GV đặt câu hỏi:

+ Phần sa-pô đã giới thiệu đến người đọc những nội dung nào?

+ Trong đoạn đầu tin, tác giả đã đề cập đến những thông tin nào về Trái Đất?

+ Em có nhận xét gì về những thông tin tác giả cung cấp?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Phần sa-pô: góp phần định hướng nội dung cho người đọc về vai trò của Trái đất với sự sống của muôn loài và nhận thức của con người về việc bảo vệ Trái đất.

Tác giả cung cấp cho người đọc các thông tin về Trái Đất

- Vị trí: TĐ là một trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời

- Có 2 chuyển động: quay quanh trục và quanh mặt trời.

- Quỹ đạo chuyển động: hình e-lip

à thông tin ngắn gọn, số liệu chính xác

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

NV3:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV đặt tiếp câu hỏi:

+ Trong phần 2, tác giả đã nói như thế nào về nước trên Trái Đất? Theo em, xem nước như “vị thần hộ mệnh” của sự sống có hợp lí không?

+ Giữa đoạn nói về nước với nhan đề của văn bản có mối liên hệ như thế nào? Liệu đoạn nói về nước có chi phối nội dung của đoạn văn tiếp sau đó không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: Tác giả đã nói đến vai trò của nước – khiến cho cho TĐ trở thành nơi duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức và bổ sung:

Đoạn văn có vai trò như bản lề của văn bản, thống nhất với nhan đề của văn bản khi khẳng định Trái Đất là cái nôi của sự sống. Đồng thời, nó chi phối nội dung của các mục được triển khai tiếp theo.

NV4:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi :

+ Sự sống trên TĐ phong phú như thế nào?

+ Bức tranh minh hoạ làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm về câu hỏi: Hãy tìm thêm bằng chứng để chứng minh sự kì diệu của sự sống trên TĐ

- GV gợi ý HS tìm thêm dẫn chứng theo các hướng: động vật – thực vật, loài sống trên cạn – loài sống trên không – loài sống dưới nước; màu sắc – hình dáng – khả năng thích nghi – trí thông minh.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Bức tranh minh hoạt đã làm nổi bật những ý đã triển khai ở phần chữ. Trong tranh xuất hiện nhiều loài sinh vật sống trên mặt đấy và dưới nước à Bức tranh giúp người đọc có được sự hình dung bao quát về không gian tồn tại của vạn vật trên hành tinh chúng ta.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận.

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

- GV bổ sung: Như vậy, Trái Đất chính là ngôi nhà diệu kì, trở thành nơi trú ngụ của vô số các loài sinh vật sống.

NV5

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS:

+ Khi khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống, tác giả đã xuất phát từ góc nhìn nào?

+ Theo em, điều gì tồn tại ở con người khiến con người được xem là đỉnh cao kì diệu? Hãy nhắc lại những câu chuyện mà trong đó có kể  về cách Thương đế hay Chúa trời tạo ra con người?

- GV gợi câu hỏi, HS tranh luận theo nhóm: Em có đồng tình với ý kiến con người là “đỉnh cao kì diệu” của tác giả không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Tác giả khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên TĐ xuất phát từ góc nhìn văn hoá, từ những đóng góp của con người cho TĐ.

Tuy nhiên, con người cũng khai thác thiên nhiên bừa bãi, ảnh hưởng xấu đến quá trình tồn tại và phát triển của sự sống trên TĐ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức và bổ sung:

Từ xa xưa, con người luôn ý thức và tìm về sự xuất hiện của mình trên TĐ. Như trong truyền thuyết Adam và Eva. Chúa trời tạo ra người nam là Adam, xong tạo thêm người nữ là Eva ở cùng với Adam cho đỡ buồn, rồi một con rắn dụ dỗ hai người ăn trái Cấm, rồi sau đó họ sinh ra ba người con. Khi khoa học phát triển, con người đã tự chứng minh được sự phát triển, tiến hoá của loài người. Không những vậy, những thành tựu nghiên cứu của con người đã giúp TĐ ngày càng phát triển và văn mình hơn. Bởi những lẽ đó có thể khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên TĐ.

Tuy nhiên, loài người ở một khía cạnh khác, con người tự cho mình là bá chủ của muôn loài, đã khai thác và tác động  quá mức vào thiên nhiên như chặt phá rừng bừa bãi, săn bắn các loại thú quý hiếm khiến nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. (GV cho HS quan sát thêm hình ảnh).

NV6

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS:

+ Mục 5 “Tình trạng Trái Đất hiện ra sao?” thể hiện nội dung gì?

+ Tìm những chi tiết phản ánh hiện trạng của TĐ hiện nay?

+ Câu “TĐ có thể chịu đựng đến bao giờ?” mang sắc thái biểu cảm gì?Câu này xuất hiện có bất ngờ không? Vì sao?

+ Em có chia sẻ với nội dung tình cảm hàm chứa trong câu hỏi này không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

+ Mục 5 thể hiện tình trạng hiện nay của TĐ rất đáng lo ngại do đang bị con người tàn phá.

+ Những chi tiết phản ánh: thiên nhiên bị tàn phá, nhiều loài thú bị giết vô tội, đại dương bị khai thác quá mức, biến đổi khí hậu, lỗ thủng tầng odôn….

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức và bổ sung: Trái Đất là ngôi nhà chung cho muôn loài nhưng với sự sinh sôi, phát triển nhanh chóng. Con người đã có mặt ở khắp nơi trên hành tinh này, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho mục đích sống của mình. Tuy nhiên sự khai thác quá mức khiến thiên nhiên bị tàn phá nặng nề và chính con người hiện nay đang phải chịu những hậu quả từ việc làm của mình gây ra: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao… Câu hỏi của tác giả như một lời cảnh báo tất cả nhân loại về ý thức, trách nhiệm của mỗi người khi cùng chung sống trên hành tinh này. Hãy trả lại cho TĐ màu xanh kì diệu, hãy để cho muôn loài cùng được chung sống hoà bình. Đó là thông điệp mà người viết muốn nhắn gửi tới người đọc.

NV7

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Văn bản có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của VB?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức:

2. Đọc, tìm hiểu chú thích

3. Bố cục: 5 phần

- Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

- Vai trò của nước với sự sống trên Trái Đất

- Sự sống phong phú trên Trái Đất.

- Con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên TĐ

- Hiện trạng của TĐ

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

- Vị trí: TĐ là một trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời

- Có 2 chuyển động: quay quanh trục và quanh mặt trời.

- Quỹ đạo chuyển động: hình e-lip

- Nhận xét: các thông tin khoa học chính xác, ngắn gọn, rõ ràng, số liệu xác thực à giúp người đọc có cái nhìn khái quát nhất về TĐ.

2. Vai trò của nước với sự sống trên Trái Đất

- Vai trò:

+ Nhờ có nước mà TĐ là nơi duy nhất có sự sống.

+  Nếu không có nước, TĐ chỉ là hành tinh khô chết, trơ trụi

- Nước bao phủ gần khắp bề mặt trái đất.

à Nước chính là “vị thần hộ mềnh” của sự sống.

- Đoạn văn đóng vai trò bản lề trong văn bản.

3. Sự sống phong phú trên Trái Đất.

- Sự sống trải rộng từ trên khắp trái đất và trong khoảng thời gian dài.

4.  Con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên TĐ

- Con người: có bộ não và hệ thần kinh phát triển, có ý thức, tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống, biết lao động cải tạo TĐ.

à đỉnh cao kì diệu của sự sống trên TĐ.

5. Hiện trạng của TĐ

- Tình trạng TĐ hiện nay rất đáng lo ngại: thiên nhiên bị tàn phá, nhiều loài thú bị giết vô tội, đại dương bị khai thác quá mức, biến đổi khí hậu, lỗ thủng tầng odôn….

à Con người sẽ phải chịu hậu quả từ thiên nhiên.

- Học cách có mặt trên hành tinh, trước hết co người phải biết chia sẻ những lo lắng, buồn vui cùng TĐ.

III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa:

* Nội dung: Văn bản đề cập đến đến vai trò của Trái Đất với sự sự sống của muôn loài và cảnh báo về hiện trạng của TĐ hiện nay. Qua đó nhắc nhở con người về ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.

b. Nghệ thuật

-  VB đã sử dụng hiệu quả các yếu tố của VB thông tin : nhan đề, sa-pô, số liệu, hình ảnh để truyền tải được nội dung, ý nghĩa đến người đọc.