Nghiên cứu khoa học về bệnh tăng huyết áp

Nghiên cứu khoa học về bệnh tăng huyết áp

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Show

- THA đã trở thành vấn đề thách thức lớn cho ngành y học nói riêng và cho toàn xã hội nói chung bởi lẽ chi phí điều trị thường xuyên rất cao, các biến chứng của nó trên nhiều cơ quan như: tai biến mạch máu não, suy tim , suy thận , nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong hoặc tàn phế cho nhiều đối tượng

- Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã chứng minh rằng có nhiều yếu tố nguy cơ gây THA, trong đó có những yếu tố có thể cải thiện được sẽ góp phần rất lớn trong việc kiểm soát và hạn chế các biến chứng do THA gây ra. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân THA hiểu biết về những yếu tố nguy cơ gây THA, còn rất hạn chế, do đó việc kiểm soát tình trạng THA cũng như dự phòng các biến chứng do THA còn rất khó khăn .

- Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ K hảo sát sự hiểu biết và thực trạng các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện đa khoa Hà T ĩnh”. Với các mục tiêu như sau:

1. Đánh giá sự hiểu biết các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp.

2. Xác định thực trạng các yếu tố nguy cơ và đề xuất một số kiến nghị để kiểm soát các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp.

CHƯƠNG I

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Đối tượng nghiên cứu: chọn ngẩu nhiên 30 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị tăng huyết  áp tại Khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh.

1.3. Phương pháp nhiên cứu: mô tả cắt ngang.

1.4. Phương pháp thu thập số liệu:

a. Sử dụng bộ câu hỏi khảo sát in sẳn.

b. Xử lý số liệu: Bằng phương pháp thống kê thông thường.

c. Cách thức tiến hành nghiên cứu: Đánh giá ngay sau khi đón tiếp bệnh nhân vào điều trị tại khoa.

CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nhận xét:

- Tỷ lệ người bệnh là nữ chiếm 57 % cao hơn nam.

- Độ tuổi bị tăng huyết áp cao nhất từ 71- 80 tuổi, chiếm 53%.

Bảng 2. Phân bố theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp

n

%

Hưu trí, công chức, viên chức

16

53

Nông dân

6

20

Nghề nghiệp khác

8

27

Nhận xét:

- Bệnh nhân là công chức, viên chức, hưu trí bị tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 53%.

- Bệnh nhân làm nghề khác chiếm 27%.

2.2. Sự hiểu biết về bệnh và các yếu tố nguy cơ

Bảng 3. Hiểu biết về các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Các yếu tố nguy cơ

Có biết

Không biết

n

%

n

%

Tuổi

4

13

26

87

Chế độ ăn mặn

26

87

4

13

Hút thuốc lá, thuốc lào

24

80

6

20

Uống bia rượu

25

83

5

17

Thói quen ít vận động

26

87

4

13

Nhận xét:

- Tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết chung về các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp đạt 70%.

- Các yếu tố nguy cơ như: Ăn mặn, hút thuốc lá, uống rượu,bia, thói quen ít vận động được nhận biết với tỷ lệ cao > 80 %.

Bảng 4. Sự phân bố về ăn mặn

Chế độ ăn mặn

n

%

Ăn mặn

21

70

Không ăn mặn

9

30

Nhận xét :

- Trong quần thể nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân ăn mặn rất cao 70 %

Bảng 5. Sự phân bố về uống rượu

Chế độ uống rượu

n

%

Uống

9

30

Không uống

21

70

Nhận xét:

- Trong nghiên cứu của chúng tôi có 70 % bệnh nhân không uống rượu.

Bảng 6. Sự phân bố về hút thuốc lá

Mức độ hút thuốc lá

n

%

Có hút

6

20

Không hút

24

80

Nhận xét:

- Phần lớn các bệnh nhân( 80%) không hút thuốc lá, chỉ có 20% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là hút thuốc lá.

Bảng 7. Sự phân bố hoạt động thể lực

Hoạt động thể lực

n

%

Mức độ nhẹ

6

20

Mức độ trung bình

12

40

Mức độ nặng

3

10

Không hoạt động

9

30

Nhận xét:

  • Bệnh nhân tăng huyết áp không hoạt động thể lực chiếm tỷ lệ khá cao (30%), hoạt động ít chiếm 20%.

Bảng 8. Hiểu biết về các biến chứng

Biến chứng

Có biết

Không biết

n

%

n

%

Tim

9

30

21

70

Mắt

1

3,3

29

96,7

Não

14

46,6

16

54,4

Thận

3

10

27

90

Mạch máu

0

0

30

100

Không biết

14

46,6

16

54,4

Nhận xét:

- Trong nghiên cứu của chúng tôi các biến chứng của THA trên Tim, Não, Thận được bệnh nhân biết đến nhưng tỷ lệ còn thấp, Chỉ có biến chứng ở não được biết đến nhiều nhất chiếm 46,6%. Tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân không biết đến biến chứng trên mạch máu, thận,mắt, tim chiếm tỷ lệ cao > 70%.

CHƯƠNG III.  BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm về tuổi, giới

Tuổi trung bình trong quần thể nghiên cứu là 69 Trong đó tuổi trung bình của nam giới là 67, của nữ giới là70. Tỷ lệ nữ giới bị THA chiếm 57%, Tỷ lệ này tương tự như nghiên cứu của Phạm Gia Khải tại Hà Nội có nữ giới chiếm 54,6 %. Như vậy tỷ lệ nam/ nữ bị THA là tương đối đồng đều.

3.2. Đặc điểm phân bố theo nghề nghiệp

Trong nghiên cứu này bệnh nhân THA là CBCNVC chiếm tỷ lệ cao 53%, trong khi đó nông dân chiếm 20%, tỷ lệ này cũng tương tự với nghiên cứu của Chu Hồng Thắng khi nghiên cứu thực trạng THA tại tĩnh Thái Nguyên năm ….thấy tỷ lệ CBCNV bị THA chiếm 69,9%. Sự chênh lệch này có thể do thói quen lười vận động, cũng như do tính chất công việc ít vận động ở cán bộ viên chức.

3.3. Đặc điểm về sự hiểu biết các yếu tố nguy cơ và biến chứng của bệnh tăng huyết áp

-  Phần lớn các bệnh nhân (chiếm 70%) biết được ít nhất một yếu tố nguy cơ gây THA. Trong đó các yếu tố nguy cơ như: Hút thuốc lá, thói quen lười vận động, ăn mặn , uống rượu bia được biết đến với tỷ lệ cao > 80%. Tỷ lệ này cũng tương đươngvới kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Út, Nguyễn Thị Hùng năm 2007 ở 384 bệnh nhân THA (kiến thức về chế độ ăn mặn là 69,9%,Thói quen lười vận độnglà 90,4%).

- Về đặc điểm chế độ uống rượu bia thì trong nghiên cứu của chúng tôi có đến 83% bệnh nhân biết uống rượu bia là không tốt cho huyết áp, tuy nhiên không có bệnh nhân nào biết được uống một lượng bia rượu vừa phải lại tốt cho sức khỏe, điều này có thể do hầu hết các bác sỹ đều khuyên bệnh nhân không uống rượu bia. Do đó điều này cũng nên được chú trọng trong công tác giáo dục sức khỏe.

- Về kiến thức hiểu biết nguy cơ của THA, trong nghiên cứu của chúng tôi có 80% bệnh nhân biết được tác hại của hút thuốc lá, tuy nhiên vẫn có 20% bệnh nhân THA hút thuốc lá và đối tượng hút thuốc lá chủ yếu là nam giới. Vì vậy cần chú trọng hơn nữa về công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe.

- Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 54,4% bệnh nhân bị THA biết được một số biến chứng nguy hiểm của THA. Các biến chứng được biết đến nhiều nhất như: Tim, Não, Thận thì cao nhất là biến chứng ở não chiếm 46,6%. Có tới 46,6% bệnh nhân không biết bất kỳ biến chứng nào của bệnh THA. Thực tế này cho thấy công tác giáo dục, tuyên truyền cho người bệnh hiểu được các biến chứng nguy hiểm của bệnh THA còn chưa tốt, cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để giúp người bệnh nhận thức đúng mức độ nguy hiểm do THA gây ra.

3.4. Thực trạng một số yếu tố nguy cơ của nhóm nghiên cứu

- Các yếu tố nguy cơ trong nhóm nghiên cứu thể hiện là: hút thuốc lá 20%, uống rượu thường xuyên 30%, ăn mặn chiếm 70%, không hoạt động thể lực chiếm 30%.

- Hút thuốc lá trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ hút thuốc lá mỗi ngày chung cho cả nam và nữ là 30%, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Tô Văn Hải và cộng sự là 55,9%, nhưng cao hơn so với kết quả nghiên cứu cuả Tạ Quang Thành (2010) nghiên cứu 66 bệnh nhân THA hút thuốc lá 16,7%. Hút thuốc lá từ lâu đã được xem là mối nguy cơ cho các bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẻn mãn tính, bệnh ung thư phổi, bệnh mạch máu ngoại vi…cùng nhiều bệnh khác. Trên thực tế những người đang hút thuốc lá khi ngừng hút thấy ngay lập tức giảm các nguy cơ tim mạch. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác hại thuốc lá gây THA do làm tăng co mạch.

- Uống rượu bia và các dẩn chất của rượu đã được ghi nhận là yếu tố liên quan đặc biệt đến một số bệnh , nhất là bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu đã chứng minh khi uống rượu gây THA do tăng co mạch nhưng khi ngừng uống rượu sẻ giảm nguy cơ tim mạch. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ uống rượu bia chung cho cả hai giới 30%. Cao hơn kết quả nghiên cứu của Bùi Văn Tân ( 2010) là 15,5%.

- Có nhiều bằng chứng chứng minh rằng hoạt động thể lực thường xuyên sẻ giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh THA, hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo mọi người nên vận động thể lực 30 phút trong ngày và 5 ngày trong tuần thì sẽ tốt cho sức khỏe và phòng chống bệnh tăng huyết áp. Tăng hoạt động thể lực còn làm tăng nhu cầu năng lượng của cơ thể, làm giảm lượng mỡ dư thừa, làm giảm mức độ THA. Trong nghiên cứu của chúng tôi ở bệnh nhân THA số người hoạt động thể lực chiếm tỷ lệ cao 30%. Điều này phần nào cho thấy hoạt động thể lực giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn.

- Thói quen ăn mặn, các nghiên cứu cho thấy khi ăn mặn kéo dài sẽ gây giữ muối và nước  làm tăng huyết áp. Ngay ở bệnh nhân tăng huyết áp chỉ cần áp dụng chế độ ăn giảm muối hang ngày đã góp phần kiểm soát huyết áp tốt hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm những người thường xuyên ăn mặn chiếm 70% là một tỷ lệ khá cao so với một số nghiên cứu trước đây

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu điều tra trên 30 trường hợp tăng huyết áp trong đó nam 13 và nữ 17 về sự hiểu biết và thực trạng các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp. Chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

4.1. Sự hiểu biết về các yếu tố nguy cơ và biến chứng của tăng huyết áp

- Phần lớn các bệnh nhân mặc dù bị tăng huyết áp nhưng hiểu biết về các yếu tố nguy cơ còn hạn chế. Phần lớn chỉ hiểu biết được một yếu tố nguy cơ đơn lẻ. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ hầu hết người bệnh chưa có hiểu biết .

- Gần một nữa đối tượng không biết được bất kỳ một biến chứng nào của tăng huyết áp trên các cơ quan đích . Số còn lại tuy có biết một số biến chứng nhưng tỷ lệ hiểu biết còn thấp.

4.2. Thực trạng các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp

Các yếu tố nguy cơ trong nhóm nghiên cứu xuất hiện với tỷ lệ khá cao, là hút thuốc lá 20%, uống rượu thường xuyên là 30%, ăn mặn chiếm 70%, không hoạt động và hoạt động nhẹ chiếm tỷ lệ cao 43%

KIẾN NGHỊ

5.1. Bệnh tăng huyết áp hiện nay đã trở thành một vấn đề y tế cộng đồng quan trọng cần quan tâm. Bệnh có liên quan mật thiết với hành vi, lối sống, thói quen sinh hoạt, do đó việc đẩy mạnh công tác tuyên, giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức cho mọi người đặc biệt lứa tuổi trên 40 biết các yếu tố nguy cơ và cách phòng chống bệnh tăng huyết áp sẽ có hiệu quả lớn trong kiểm soát tình trạng gia tăng nhanh chóng của bệnh. Công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cần được tiến hành đồng thời trên nhiều phương tiện và bằng nhiều hình thức phù hợp với trình độ hiểu biết , điều kiện kinh tế xã hội ở từng địa phương và từng nhóm đối tượng .

5.2. Cần nhanh chóng xây dựng đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch tổ chức tuyên truyền, giáo dục, giám sát quản lý và điều trị bệnh THA ở Hà Tĩnh từ tuyến tĩnh cho tới cơ sỡ nhằm đáp ứng yêu cầu phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

6.1. Tô Văn Hải và cộng sự (2002), “Điều tra tăng huyết áp động mạch ở cộng đồng Hà Nội”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài NCKH đại hội tim mạch toàn quốc 2002 , pp.105- 111.

6.2. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việ t và CS (2002) “ Điều tra dịch tể THA và các yếu tố nguy cơ tại 12 phường nội thành Hà Nội, kỷ yếu toàn căn các đề tài NCKH, Đại hội tim mạch toàn quốc 2002”, pp.624- 661.

6.3. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việ t và cs ( 2003),” Tần suất THA và các yếu tố nguy cơ ở các tĩnh miền bắc Việt Nam năm 2001- 2012” Tạp chí tim mạch học Việt Nam, pp. 8- 34

6.4. Bùi Văn Tân ( 2010), “ Nghiên cứu sự biến đổi sức căng cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bằng siêu âm Doppler mô cơ tim ”, Luận án Tiến sỹ y học , viện nghiên cứu khoa học Y- Dược lâm sang 108.,pp.

6.5. Tạ Quang Thành ( 2010), “ Nghiên cứu vai trò của chỉ số E / Em trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp”, Luận văn Thạc sỹ y học , Trường Đại Học Y Khoa Hà Nội, pp .