Ngày 29/4 là ngày gì

Ngày 29/4/2023 dương lịch là ngày 10/3/2023 âm lịch ( ngày 10 tháng 3 năm 2023 âm lịch là ngày 29 tháng 4 năm 2023 dương lịch )

Âm lịch : Ngày 10/3/2023 Tức ngày Đinh Tỵ, tháng Bính Thìn, năm Quý Mão

Tiết khí: Cốc Vũ


Ngày 29 tháng 4 năm 2023 tốt hay xấu

Xem ngày 29/4/2023 dương lịch (ngày 10/3/2023 âm lịch) tốt xấu như thế nào nhé

Ngày 29/4/2023 dương lịch (10/3/2023 âm lịch) là ngày Không vong, Không có nghĩa là hư không, trống rỗng; Vong có nghĩa là không tồn tại, đã mất. Không Vong vì thế là trạng thái cuối cùng của chu trình biến hóa. Nó giống như mùa đông lạnh lẽo, hoang tàn, tiêu điều. Tiến hành việc lớn vào ngày Không Vong sẽ dễ dẫn đến thất bại.

Trên hướng Đông của Quân đoàn 4, trước sức tiến công liên tục, quyết liệt, áp đảo cả về xung lực, hỏa lực của ta nên rạng sáng ngày 29-4, địch phải di chuyển máy bay ở sân bay Biên Hòa về sân bay Tân Sơn Nhất, rút sở chỉ huy quân đoàn 3 về Gò Vấp, Sài Gòn.

Sư đoàn bộ binh 3 được tăng cường cho Quân đoàn 2. Nhiệm vụ của sư đoàn lúc này là tiến công bên cánh trái của Quân đoàn 2, hình thành hướng Đông Nam của Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng thị xã Bà Rịa và TP Vũng Tàu; đến 16 giờ ngày 29-4, ta giải phóng thị xã Vũng Tàu.

Sáng 29-4, ba mũi chính diện, thọc sâu, vu hồi chia cắt địch của Sư đoàn Bộ binh 304 mở cuộc tiến công vào các mục tiêu. 10 giờ ngày 29-4, Sư đoàn đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch, làm chủ căn cứ Nước Trong và các khu vực lân cận. Trên đà thắng lợi, Sư đoàn phát triển tiến công, đánh chiếm căn cứ Long Bình, tạo điều kiện cho mũi thọc sâu bộ binh cơ giới của Quân đoàn phát triển ra xa lộ Biên Hòa - Sài Gòn.

Trên hướng tiến công chủ yếu Tây Bắc do Quân đoàn 3 đảm nhiệm, rạng sáng ngày 29-4, được sự phối hợp của lực lượng vũ trang tỉnh Tây Ninh, Sư đoàn Bộ binh 316 tập trung tiến công tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ 2 trung đoàn 46, 49 (thiếu), 1 chiến đoàn thiết giáp thuộc sư đoàn bộ binh 25 địch, làm chủ Chi khu Trảng Bàng, giải phóng khu vực Gò Dầu Hạ đến giáp Củ Chi.

Ngày 29/4 là ngày gì
Ngày 29/4 là ngày gì
Ngày 29/4 là ngày gì
Ngày 29/4 là ngày gì
Ngày 29/4 là ngày gì

Lực lượng xe tăng và bộ binh đánh chiếm căn cứ Đồng Dù (Củ Chi), sáng 29-4-1975, mở cánh cửa thép Tây Bắc Sài Gòn để quân ta thọc sâu đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và bộ tổng tham mưu ngụy quyền Sài Gòn. (Ảnh: Lê Trung Hưng/TTXVN)

Trên khu vực địa đạo Củ Chi, Sư đoàn Bộ binh 320A sau một đêm hành quân tiềm nhập trận địa, 5 giờ 30 phút sáng ngày 29-4, bất ngờ nổ súng tiến công căn cứ Đồng Dù - nơi đặt sở chỉ huy cơ bản của sư đoàn bộ binh 25 của địch. Chuẩn tướng Lý Tòng Bá - sư đoàn trưởng sư đoàn bộ binh 25 huy động toàn bộ lực lượng hiện có trong căn cứ gồm 2 tiểu đoàn bộ binh, 3 chi đoàn thiết giáp và các tiểu đoàn huấn luyện, pháo binh, công binh, trinh sát... , quân số khoảng 3.000 tên được xe tăng ẩn sau bờ tường đất chi viện, chống trả ta quyết liệt. Ở cửa mở hướng Tây Bắc, hai Tiểu đoàn 1 và 3 thuộc Trung đoàn 48, Sư đoàn Bộ binh 320A, mặc dù được pháo binh và xe tăng yểm trợ trực tiếp, nhưng qua hai giờ tiến công với ba lần đột phá, vẫn chưa mở xong hàng rào cuối cùng. Trên cửa mở phía Tây Nam, Trung đoàn Bộ binh 9 cũng gặp nhiều khó khăn, chỉ mở được 6 trong số 9 hàng rào và bị 1 tiểu đoàn bộ binh của trung đoàn 46 đối phương, có chi đoàn thiết giáp yểm trợ, từ Trảng Bàng về Đồng Dù phản kích, buộc Trung đoàn phải san sẻ lực lượng đón đánh cánh quân cứu viện này.

Bộ tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 320A lệnh cho Trung đoàn 48 đưa lực lượng dự bị gồm Tiểu đoàn 2 và đại đội xe tăng vào đột phá theo cửa mở Tiểu đoàn 1, chiếm khu công binh, trường huấn luyện, lập bàn đạp đột phá sở chỉ huy sư đoàn địch. Một bộ phận lực lượng bộ binh có xe tăng yểm trợ, đã đột phá mãnh liệt, vượt qua cửa mở. Chớp thời cơ, hai Tiểu đoàn 1 và 3 cùng bật dậy, phát triển ra hai bên rồi nhằm hướng cột ăngten lớn đánh tới. Sau hơn 1 giờ đột phá qua các cụm chốt trong căn cứ đối phương, Trung đoàn 48 và một bộ phận của Trung đoàn 9 đã làm chủ sở chỉ huy sư đoàn 25. Chuẩn tướng Lý Tòng Bá và cấp dưới cải trang chạy ra rừng cao su Bắc Hà lẩn trốn, tại đó, đã bị du kích Củ Chi bắt sống. 11 giờ ngày 29-4, Sư đoàn Bộ binh 320A hoàn toàn làm chủ căn cứ Đồng Dù, mở toang cánh cửa Tây Bắc nội đô Sài Gòn.

Việc căn cứ Đồng Dù bị đánh chiếm đã tạo thêm điều kiện cho Sư đoàn Bộ binh 316 chuyển từ vây ép sang phản kích, tiêu diệt phần lớn các cụm quân địch trên tuyến phòng thủ vòng ngoài từ Củ Chi qua Gò Dầu, tạo thời cơ hết sức thuận lợi cho Sư đoàn Bộ binh 10 và lực lượng tăng cường (gồm Trung đoàn 64, Sư đoàn Bộ binh 320A, Trung đoàn Đặc công 198, các tiểu đoàn pháo binh, công binh) trên hướng thọc sâu phát triển đánh chiếm các mục tiêu vùng ven, áp sát bàn đạp tiến công sâu vào nội đô. Để tiến công các mục tiêu trong nội đô, Sư đoàn Bộ binh 10 tổ chức lực lượng thọc sâu. Lực lượng thọc sâu này được chia thành hai mũi. Mũi thứ nhất gồm Trung đoàn 24, Lữ đoàn Xe tăng 273, một tiểu đoàn pháo binh hỗn hợp. Mũi này cơ động qua phía bắc quận lỵ Củ Chi, đánh tan cụm địch có xe tăng và xe thiết giáp yểm trợ chạy từ Hậu Nghĩa về, rồi theo Đường 1, phối hợp với Trung đoàn 64 và 1 tiểu đoàn đặc công (đã luồn sâu ém sẵn) nổ súng tiêu diệt 2 cụm địch chốt giữ cầu Bông. Tiếp đó, mũi thọc sâu thứ nhất tiến công đánh chiếm thành Quan Năm, quận Quang Trung, khu xưởng dệt Vi-na-tếch-cô và có mặt tại ngã ba Bà Quẹo. Ngày 29-4, mũi thứ hai gồm Trung đoàn 28, Lữ đoàn Xe tăng 273, hai tiểu đoàn pháo binh hỗn hợp, 1 tiểu đoàn công binh. Mũi này cơ động trên trục Đường 15, hỗ trợ cho 2 tiểu đoàn đặc công và bộ binh đánh chiếm cầu Sáng. Nhưng cầu Sáng yếu, xe cơ giới có trọng tải lớn không qua được. Trung đoàn 28, Trung đoàn 66 (lực lượng dự bị) và các đơn vị tăng cường phải vòng ra Ba Ri, Tân Quy, theo Tỉnh lộ 8 qua Tân Thông Hội xuống cầu Bông, cầu Tham Lương, nhập vào đội hình thọc sâu Sư đoàn, chuẩn bị tiến vào nội đô đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

Hướng Bắc do Quân đoàn 1 đảm nhiệm, đêm 28 rạng ngày 29-4, sau khi đánh chiếm xong Tân Uyên (một mục tiêu nằm ngoài dự định của lực lượng thọc sâu), Sư đoàn 320B cho Trung đoàn 27 hành tiến theo trục đường Tân Uyên - Búng vào thẳng Lái Thiêu; Trung đoàn 48 tiến theo trục Ông Lĩnh - Khánh Vân vào phía đông Lái Thiêu.

Với phương châm “gạt địch ra mà tiến” cho kịp thời gian quy định của chiến dịch, suốt quãng đường từ nam Tân Uyên vào Lái Thiêu, các lực lượng thọc sâu bỏ qua những mục tiêu không cần thiết. Tuy vậy, trên quãng đường hành tiến gần 60km đó, lực lượng thọc sâu vẫn phải chiến đấu mở đường, đập tan các hành động chặn cắt của các tiểu đoàn bảo an 321, 346, 317... Nhiều trận đánh ác liệt đã diễn ra ở ngã ba Bình Chuẩn, ngã ba Thuận Giáo, Búng, Tân Hiệp... Có trận, hàng chục cán bộ, chiến sĩ ta đã thương vong.

Trên hướng Tây và Tây Nam, đêm ngày 29-4, Trung đoàn 3, Sư đoàn 9 tiến vào triển khai đội hình ở khu vực Bà Lác - tuyến đê Đại Hàn, cách bắc Bà Hom 2km. Trung đoàn 28, Trung đoàn 24, Tiểu đoàn Bộ binh tỉnh Long An mở rộng địa bàn đứng chân lên phía Cần Giuộc, Hưng Long, chuẩn bị thọc sâu vào nam Sài Gòn.

Mặc dù phải cơ động chiến đấu trên địa hình sông rạch, sình lầy nhiều, nhưng sau ba ngày đêm tiến công địch, các đơn vị tác chiến trên hướng Tây – Tây Nam đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ được giao, đánh chiếm tuyến Hậu Nghĩa - Vàm Cỏ Đông; đưa toàn bộ lực lượng, binh khí kỹ thuật của đội hình thọc sâu vào áp sát nội đô, sẵn sàng tiến công vào sào huyệt địch.