Ngành quản lý văn hóa là gì

Ngành Quản lý văn hóa đã ra đời để đào tạo ra nguồn nhân lực tổ chức, quản lý văn hóa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội những dẫn gìn giữ được bản sắc dân tộc. Hãy cùng Trang Tuyển Sinh tìm hiểu một số thông tin về ngành học tiềm năng này trong bài viết sau đây.

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

Ngành Quản lý văn hóa có tên gọi tiếng Anh là Cultural Management. Đây là một ngành học chuyên đào tạo nguồn nhân lực có đầy đủ những kiến thức cơ bản về văn hóa, nhằm mục đích quản lý, tổ chức và điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật của nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng được nhu cầu phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa có năng lực quản lý các hoạt động văn hoá, tổ chức văn hoá xã hội tại địa phương, cơ sở, cộng đồng dân cư, có được kiến thức cơ bản về các loại hình văn hóa và nghệ thuật ở nước ta hiện nay. 

Không những thế, sinh viên còn được đào tạo lý thuyết về chiến lược quảng cáo trong kinh doanh thương mại, các kỹ năng chuyên môn, cùng với những nghiệp vụ cần thiết để có thể tạo ra các sản phẩm độc đáo có ý tưởng mới, sáng tạo.

HỌC NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

Đối với những sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa có thể làm việc tại những tổ chức văn hóa nghệ thuật nhà nước quản lý, các tổ chức về văn hoá nghệ thuật tại cơ quan, doanh nghiệp… Cụ thể:

  • Sinh viên tốt nghiệp có thể học tiếp chương trình đào tạo Thạc sỹ và Tiến sĩ về ngành Quản lý văn hóa ở nước Anh, Úc, Pháp, Mỹ, Singapore.
  • Tự mở công ty về triển lãm tranh, du lịch, tổ chức sự kiện về văn hóa, nghệ thuật cho công ty, doanh nghiệp.
  • Giảng dạy chuyên ngành Quản lý văn hóa tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề, trường THPT…
  • Quản lý tại các công ty chuyên Tổ chức sự kiện, công ty về truyền thông, du lịch, các đơn vị, cơ quan có hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, hay bộ phận Marketing quảng cáo và quan hệ công chúng của các doanh nghiệp.
  • Cán bộ Nhà nước công tác tại các Sở, Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa địa phương, quản lý di tích lịch sử, quản lý lễ hội Văn hóa, hay tại các cơ quan thuộc Bộ, Ngành có tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật.

MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

Mức lương ngành Quản lý văn hóa đối với những người làm việc tại các cơ quan nhà nước sẽ được tính theo quy định của nhà nước dành cho những cán bộ bậc đại học. 

Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực quản lý tại công ty, doanh nghiệp nước ngoài… sẽ được hưởng mức lương cơ bản dao động từ 6 – 9 triệu đồng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào vị trí việc làm, kinh nghiệm và năng lực của từng người.

MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN

– Mã ngành Quản lý văn hóa: 7229042

– Ngành Quản lý văn hóa xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
  • C20 (Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • N00 (Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2)
  • N05 (Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu)
  • H00 (Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật)
  • R00 (Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí)
Ngành quản lý văn hóa là gì
Thông tin khái quát chung về ngành Quản lý văn hóa

CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

Tại nước ta hiện nay chưa có nhiều trường Đại học đào tạo ngành Quản lý văn hóa. Nếu bạn có ý định theo học ngành học này có thể lựa chọn một trong số các trường sau đây:

  • Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Đại học Nội vụ Hà Nội
  • Đại học Đồng Tháp
  • Đại học Hạ Long
  • Đại học Vinh

Điểm chuẩn ngành Quản lý Văn hóa đối với các tổ hợp môn năng khiếu (gồm H00, N00, R00, N05) dao động từ 21 – 32 điểm (riêng trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương môn năng khiếu sẽ được tính nhân đôi). Đối với các khối thi còn lại có điểm chuẩn dao động trong khoảng từ 14 -19 điểm, dựa theo kết quả thi THPT Quốc gia năm 2020.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về chính sách văn hóa, về các mô hình quản lý văn hóa của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới; các kỹ năng lập kế hoạch, mục tiêu, phương án, kỹ năng quản lý, giám sát về hoạt động văn hóa tại các nhà văn hóa, cơ quan văn hóa… Với các môn học cơ bản như: Văn hóa nghệ thuật, Quan hệ công chúng, Quản lý dự án, Quản lý nghệ thuật…

Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa chi tiết

NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

Sau đây chính là những tố chất mà các bạn cần có để học tập và làm những công việc thuộc lĩnh vực quản lý văn hóa:

  • Có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng;
  • Nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vấn đề;
  • Chủ động thích nghi với môi trường làm việc đa dạng;
  • Chịu được áp lực cao trong công việc;
  • Có tính sáng tạo, có lập trường, bản lĩnh tự tin;
  • Giao tiếp tốt, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc;
  • Biết trân trọng các di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại;
  • Có vốn hiểu biết nhất định về văn hóa;
  • Có thái độ và trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa;
  • Cần cù, chịu khó;
  • Đam mê Văn hóa và muốn tìm hiểu Văn hóa các dân tộc;
  • Tôn trọng pháp luật, thực hành theo kỷ luật lao động tại cơ quan.

Hy vọng với những thông tin mà Trang Tuyển Sinh chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp cho các bạn có thêm hiểu biết về ngành Quản lý văn hóa, đồng thời đưa ra được sự lựa chọn phù hợp cho tương lai nghề nghiệp của bản thân.

Ngành Quản lý văn hóa là ngành học dựa trên cơ sở lịch sử và thực tiễn để tào tạo cử nhân quản lý văn hóa kết hợp các lý thuyết, kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cùng mình tìm hiểu những  thông tin định hướng về ngành học này nhé.

Ngành quản lý văn hóa là gì

Giới thiệu chung

Quản lý văn hóa là gì?

Quản lý văn hóa là ngành học đào tạo những lý thuyết về nghiên cứu văn hóa, di sản và quản lý chúng một cách khoa học và chuyên nghiệp thông qua phân tích, tư duy. Ngoài ra, sinh viên cần có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả trong môi trường quốc tế.

Các trường đào tạo ngành Quản lý văn hóa

Trong năm 2021 có tổng cộng 10 trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Quản lý văn hóa, xem ngay trường bạn muốn vào học có trong danh sách dưới đây không nhé.

Các trường có ngành Quản lý văn hóa như sau:

  • Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nam Định

Các khối thi ngành Quản lý văn hóa

Các khối xét tuyển ngành Quản lý văn hóa bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
  • Khối C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D14 (Văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • Khối D96 (Toán, Khoa học xã hội, Anh)

Riêng trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật áp dụng 4 tổ hợp xét tuyển sau:

1. Văn, Sử, NK nghệ thuật (chọn 1 trong các nội dung: Đàn/hát/múa/tiểu phẩm kịch/hùng biện…) (R00)

2. Văn, Kiến thức âm nhạc cơ bản (Nhạc lý, Xướng âm hoặc Thẩm âm), Thanh nhạc – Nhạc cụ (N00)

3. Văn, Hình họa (Vẽ tượng chân dung), Vẽ màu (H00)

4. Văn, Sử, Địa (C00)

Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa

Ngành Quản lý văn hóa học những gì? Bạn có thắc mắc không? Cùng tham khảo ngay khung chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa của trường Đại học Văn hóa TPHCM nhé.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Phần 1, 2
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Anh văn Phần 1, 2
Tiếng Việt thực hành
Xã hội học đại cương
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tâm lý học đại cương
Mỹ học đại cương
Lịch sử văn minh thế giới
Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam
Giáo dục Quốc phòng- An ninh
Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản
Pháp luật đại cương
Giáo dục thể chất Phần 1, 2, 3
II. KIẾN THỨC CƠ SỞ KHỐI NGÀNH
Khoa học quản lý
Đại cương Nghệ thuật học
Lý luận văn hóa
Phương pháp nghiên cứu Khoa học Văn hóa
Chọn 6/16 tín với các học phần dưới
Giáo dục nghệ thuật
Tâm lý học quản lý
Văn hóa dân gian Việt Nam
Tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam
Điền dã Văn hóa học
Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Kỹ năng thuyết trình
III. KIẾN THỨC NGÀNH
Chính sách văn hóa, xã hội
Quản lý nhà nước về văn hóa 2
Từ học kỳ 5 trở đi sẽ tiến hành phân chuyên ngành như sau:
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, XÃ HỘI
Kiến thức ngành
Quản lý nhà nước về văn hóa 3
Phát triển đời sống văn hóa cộng đồng
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng giải quyết xung đột
Tổ chức sự kiện
Kiến thức chuyên ngành
Nhập môn Quản lý di sản
Quản lý các hoạt động văn hóa quần chúng
Kỹ năng biên tập tin và đọc phát thanh
Kỹ năng trang trí cổ động trực quan
Chất liệu múa (CN2)
Kỹ thuật thanh nhạc (CN2)
Kỹ thuật biểu diễn (CN2)
Quản lý hoạt động tuyên truyền- quảng cáo
Quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa
Công tác xã hội
Kỹ năng hoạt động câu lạc bộ
Xây dựng và quản lý dự án Văn hóa Nghệ thuật
Kỹ năng biên tập chương trình tuyên truyền cổ động
Kỹ năng dàn dựng chương trình tuyên truyền cổ động
Thực tập giữa khóa
Thực tập giữa khóa
Khóa luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế
Khóa luận tốt nghiệp
Hoặc lựa chọn các học phần thay thế:
Di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Quản trị doanh nghiệp Văn hóa Nghệ thuật
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý Văn hóa Nghệ thuật
Khởi nghiệp
Thực tập tốt nghiệp
Thực tập tốt nghiệp
CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Kiến thức ngành
Quản lý nhà nước về văn hóa 3
Phát triển đời sống văn hóa cộng đồng
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng giải quyết xung đột
Tổ chức sự kiện
Kỹ thuật âm thanh, ánh sáng
Thực tập giữa khóa
Thực tập giữa khóa
Kiến thức chuyên ngành
Chất liệu múa
Kỹ thuật thanh nhạc
Truyền thông marketing chương trình Văn hóa Nghệ thuật
Kỹ thuật biểu diễn
Thiết kế mỹ thuật chương trình Văn hóa Nghệ thuật
Biên tập và dàn dựng chương trình Văn hóa      Nghệ thuật
Kỹ thuật đồ họa vi tính
Kỹ thuật chụp ảnh và quay phim
Kỹ thuật biên tập và dựng clip
Kỹ thuật trang điểm
Kỹ năng dẫn chương trình
Kỹ năng phát triển khán giả
Khóa luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế
Khóa luận tốt nghiệp
Hoặc lựa chọn các học phần thay thế:
Di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Quản trị doanh nghiệp Văn hóa Nghệ thuật
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý Văn hóa Nghệ thuật
Khởi nghiệp
Thực tập tốt nghiệp
Thực tập tốt nghiệp
CHUYÊN NGÀNH BIỂU DIỄN ÂM NHẠC
Kiến thức ngành
Quản lý nhà nước về văn hóa 3
Phát triển đời sống văn hóa cộng đồng
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng giải quyết xung đột
Tổ chức sự kiện
Kiến thức chuyên ngành
Nhạc lý
Thanh nhạc 1
Ký xướng âm
Thanh nhạc 2
Phân tích ca khúc
Hình thể và phong cách sân khấu
Sáng tác ca khúc
Organ
Khiêu vũ
Đờn ca tài tử
Chất liệu múa (CN2)
Kỹ thuật trang điểm (CN2)
Thực tập giữa khóa
Thanh nhạc 3
Biên tập và Dàn dựng chương trình âm nhạc
Khóa luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế
Khóa luận tốt nghiệp
Hoặc lựa chọn các học phần thay thế:
Di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Quản trị doanh nghiệp Văn hóa Nghệ thuật
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý Văn hóa Nghệ thuật
Khởi nghiệp
Thực tập tốt nghiệp
Thực tập tốt nghiệp

Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành chương trình ngành Quản lý văn hóa, các bạn có thể đủ kiến thức để đảm nhiệm các vị trí công việc phù hợp với chuyên ngành học như:

  • Cán bộ công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  • Cán bộ tại trung tâm quản lý văn hóa địa phương
  • Cán bộ quản lý khu di tích
  • Cán bộ quản lý các lễ hội văn hóa
  • Cán bộ thuộc Bộ, ngành về tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật
  • Người quản lý tại các công ty truyền thông, sự kiện, du lịch
  • Giảng viên đào tạo về Quản lý văn hóa tại các trường đại học

Phẩm chất cần có

Để học và theo ngành Quản lý văn hóa, các bạn nên có những phẩm chất sau:

  • Yêu thích các giá trị văn hóa, lịch sử
  • Yêu nghề và nghiêm túc trong công việc
  • Biết trân trọng các giá trị di sản văn hóa dân tộc và nhân loại
  • Có khả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin tốt
  • Khiên tốn
  • Không ngừng học hỏi về những điều mới lạ