Ngành kinh tế luật là gì

Kinh tế là một trong những ngành nghề không thể thiếu với thời đại phát triển như hiện nay. Trong đó luật kinh tế là ngành có sứ mệnh định hướng, kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, bền vững. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp đầy đủ những điều cần biết khi học luật kinh tế. Đừng bỏ lỡ nhé. 

Ngành Luật kinh tế học những gì ?

Khi theo học ngành luật kinh tế, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ khối kiến thức về: Luật dân sự, Luật hành chính, Pháp luật và chủ thể kinh doanh, Luật hiến pháp, Luật sở hữu trí tuệ, Luật thương mại quốc tế, Luật tố tụng hình sự, Luật lao động, Luật kinh doanh quốc tế, Luật đầu tư, Luật môi trường, Luật tài chính, Luật đất đai, Luật cạnh tranh, Luật hợp đồng, Luật tài sản,…

Luật kinh tế học những gì? Những điều cần biết khi học luật kịnh tế

Học ngành luật Kinh Tế sau ra làm gì?

Với đầy đủ kiến thức, kỹ năng sau khi tốt nghiệp ngành Luật kinh tế thì bạn có thể lựa chọn cho mình các công việc có mức lương hấp dẫn. Vậy học luật kinh tế ra trường có thể làm gì? Các vị trí có khả năng thăng tiến cao mà bạn có thể đảm nhận bao gồm: 

  • Chuyên gia phân tích, tư vấn pháp lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời đảm bảo các chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực kinh tế. 
  • Bạn có thể làm chuyên viên đảm nhận dịch vụ pháp lý của luật sư hay người hành nghề luật sư.
  • Tư vấn viên pháp luật hay chuyên viên hành pháp, lập pháp, tư pháp.
  • Ngoài ra còn có thể làm giảng viên nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế. 

Ngành Luật Kinh Tế có thể làm việc ở đâu?

Một trong những điều cần biết khi học Luật kinh tế là môi trường có thể làm việc sau này khi ra trường. Cụ thể như sau: 

  • Bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh tế xã hội.
  • Làm việc tại cơ quan nhà nước các cấp. 
  • Các trung tâm thương mại, tòa án nhân dân các cấp, đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý.
  • Ngoài ra, học luật kinh tế có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, đơn vị giáo dục. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Những điều cần biết khi học luật kinh tế – tố chất và kỹ năng?

Những tố chất và kỹ năng mà người học ngành luật kinh tế cần có: 

  • Kỹ năng sáng tạo, trí nhớ tốt, bản lĩnh và năng động.
  • Kỹ năng ngoại ngữ tốt.
  • Có đam mê, hứng thú với lĩnh vực thương mại, kinh tế.
  • Người học luật kinh tế cần có tính cẩn thận, trung thực, công bằng và khách quan. 
  • Đặc biệt cần có tư duy phân tích, phản biện và khả năng diễn đạt giao tiếp tốt. Điều này sẽ có lợi cho bạn khi trình bày những chính kiến, lý lẽ của mình một cách trôi chảy, sắc sảo, đầy thuyết phục.

👉  Xem thêm: Có nên học luật kinh tế không?

Học luật kinh tế ở đâu đảm bảo chất lượng tốt nhất

Những điều cần biết khi học Luật kinh tế thì không thể không nói đến trường đại học tuyển sinh ngành luật kinh tế chất lượng. Bởi lẽ khi học tập trong môi trường đào tạo thích hợp thì bạn mới phát huy năng lực và niềm đam mê của mình. Hiện nay ngôi trường được nhiều sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh trong thời gian gần đây là đại học Đông Á – Đà Nẵng. 

Khi tham gia theo học tại trường, sinh viên sẽ được đào tạo những môn học then chốt. Đồng thời được trang bị các kỹ năng soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý, đàm phán…Mục đích đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp hiện nay.

Điểm mạnh của trường đại học Đông Á trong chương trình đào tạo là xây dựng phù hợp với thực tế. Cụ thể như sau: 

  • Trong chương trình đào tạo có ít nhất 5 học phần chuyên ngành. Chẳng hạn như học phần giảng dạy thu hút do cơ quan, doanh nghiệp phụ trách bao gồm: Tòa án, công ty luật, đoàn luật sư, hiệp hội luật gia…
  • Trong tất cả các trường có đào tạo cử nhân Luật kinh tế ở cả nước thì đại học Đông Á có mức học phí thấp nhất. Ngoài các kiến thức lý thuyết thì trường có sinh hoạt chuyên đề, tọa đàm khoa học, hội thảo và báo cáo chuyên ngành. Các buổi sinh hoạt đều có sự tham gia của Giáo sư, chuyên gia hàng đầu tại các trường Đại học…
  • Cung cấp kỹ năng đàm phán quốc tế cho sinh viên.
  • Sinh viên có cơ hội được kiểm nghiệm và vận dụng kiến thức của mình qua đợt thực tập. Bạn sẽ được kiến tập tại các bộ phận đa dạng trên khắp các tỉnh thành xuyên suốt các năm học. 

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp những điều cần biết khi học Luật kinh tế. Để theo đuổi đam mê của mình với ngành học này, hãy lựa chọn Đại học Đông Á – Đà Nẵng nhé. Chắc chắn đây sẽ là nơi học tập ưng ý, uy tín dành cho các bạn. 

Khái niệm Luật kinh tế là gì? Luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật về kinh tế, là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Tốt nghiệp, cử nhân Luật có thể trở thành Chuyên gia tư vấn pháp lý, Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư; Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp;...
Luật kinh tế gồm các chuyên ngành:

- Luật kinh doanh
- Luật thương mại 

- Luật Tài chính - ngân hàng


Chương trình Luật kinh tế tại UEF, ngoài các kiến thức, kỹ năng, tiếng Anh chuyên ngành, sinh viên ngành Luật kinh tế còn có cơ hội tham gia tập sự tại các Văn phòng Luật, bộ phận tư vấn luật của các doanh nghiệp, tập đoàn ngay từ năm thứ 2. Đây là sự hỗ trợ cần thiết giúp cho các bạn sinh viên làm quen, thích ứng với môi trường làm việc ngay khi còn ngồi trên ghế Nhà trường.

Triển vọng nghề nghiệp:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của các chủ thể với nhau, trong quá trình tổ chức và quản lý nền kinh tế thị trường của nhà nước cũng như trong bối cảnh xã hội có sự giao thoa mạnh mẽ của các nền kinh tế trên thế giới thường phát sinh những vấn đề phức tạp có liên quan và cần đến sự can thiệp của luật pháp. Do đó những công việc liên quan đến ngành luật kinh tế luôn luôn cần thiết.

Cơ hội việc làm:

  • Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành của nền kinh tế, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế.
  • Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư trong các tổ chức dịch vụ pháp luật.
  • Chuyên viên tư vấn pháp luật trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.
  • Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp.
  • Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục.
Các quyết định ban hành Chuẩn đầu ra và Chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế: 

* Khóa 2015
1/ Chuẩn đầu ra
2/ Chương trình đào tạo


Video liên quan

Chủ Đề