Ngành dịch vụ được chia thành các nhóm là

Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 35 là bộ câu hỏi về vai trò, nhân tố ảnh hưởng và đặc ddeierm phân bố các ngành dịch vụ. Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 35: Vai trò, nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 10.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Vai trò, nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ

Câu 1: Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến việc đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ?

A. Năng suất lao động xã hội.

B. Quy mô và cơ cấu dân số

C. Mức sống và thu nhập thực tế.

D. Phân bố và mạng lưới dân cư.

Câu 2: Nhân tố nào sau đây có tác động không rõ rệt đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Di sản văn hóa, lịch sử.

C. Phân bố điểm dân cư.

D. Cơ sở hạ tầng du lịch.

Câu 3: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường chia các ngành dịch vụ ra thành mấy nhóm?

A. 2 nhóm. B. 3 nhóm. C. 4 nhóm. D. 5 nhóm.

Câu 4: Ý nào dưới đây không thuộc vai trò của các ngành dịch vụ?

A. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất.

B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm.

C. Tạo ra một khối lượng của cải lớn cho xã hội.

D. Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên và các di sản văn hóa, lịch sử, các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại.

Câu 5: Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu dịch vụ là

A. Quy mô, cơ cấu dân số.

B. Mức sống và thu nhập thực tế.

C. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.

D. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.

Câu 6: Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến

A. Sự phân bố các mạng lưới dịch vụ.

B. Nhịp điệu phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

C. Đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.

D. Sức mua và nhu cầu dịch vụ.

Câu 7: Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến

A. Cơ cấu ngành dịch vụ.

B. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.

C. Hình thành các điểm du lịch.

D. Mạng lưới ngành dịch vụ

Câu 8: Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ

A. Trình độ phát triển kinh tế

B. Quy mô và cơ cấu dân số.

C. Mức sống và thu nhập thực tế

D. Phân bố và mạng lưới dân cư.

Câu 9: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ?

A. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.

B. Di tích lịch sử văn hóa.

C. Quy mô, cơ cấu dân số.

D. Mức sống và thu nhập của người dân.

Câu 10: Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng.

A. Cao trong cơ cấu GDP của tất cả các nước trên thế giới.

B. Cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước phát triển.

C. Thấp nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển.

D. Cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển.

Câu 11: Hoạt động nào sau đây thuộc dịch vụ sản xuất?

A. Thương nghiệp, y tế.

B. Giáo dục, y tế.

C. Tài chính, tín dụng.

D. Giáo dục, bảo hiêm.

Câu 12: Hoạt động nào sau đây thuộc dịch vụ tiêu dùng?

A. Thương nghiệp, du lịch.

B. Giáo dục, y tế.

C. Tài chính, tín dụng.

D. Giáo dục, bảo hiểm.

Câu 13: Hoạt động nào sau đây thuộc dịch vụ công?

A. Thương nghiệp, y tế.

B. Giáo dục, y tế.

c. Tài chính, tín dụng.

D. Giáo dục, bảo hiểm.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không hoàn toàn đúng với các ngành dịch vụ?

A. Có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất.

B. Sử dụng tốt hơn các nguồn lao động ở trong nước.

C. Cho phép khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên

D. Góp phần phân bố lại dân cư và sản xuất cả nước

Câu 15: Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành.

A. Dịch vụ công.

B. Dịch vụ tiêu dùng.

C. Dịch vụ kinh doanh.

D. Dịch vụ cá nhân.

Câu 16: Dịch vụ tiêu dùng bao gồm

A. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc.

B. Các dịch vụ hành chính công.

C. Tài chính, bảo hiểm.

D. Bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục, thể thao.

Câu 17: Nhân tố nào ảnh hưởng lớn đến sức mua, nhu cầu dịch vụ

A. Trình độ phát triển kinh tế

B. Quy mô và cơ cấu dân số.

C. Mức sống và thu nhập thực tế

D. Phân bố và mạng lưới dân cư.

Câu 18: Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến mạng lưới ngành dịch vụ?

A. Trình độ phát triển kinh tế

B. Quy mô và cơ cấu dân số.

C. Mức sống và thu nhập thực tế

D. Phân bố và mạng lưới dân cư.

Câu 19: Ở một số nước ngành dịch vụ được phân thành

A. Dịch vụ kinh doanh

B. Dịch vụ tiêu dùng

C. Dịch vụ công

D. Tất cả các ý trên

Câu 20: Ngành dịch vụ nào dưới đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh

A. Giao thông vận tải

B. Tài chính

C. Bảo hiểm

D. Các hoạt động đoàn thể

Câu 21: Nhân tố nào sau đây có tác động tới nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ

A. Quy mô dân số, lao động

B. Phân bố dân cư

C. Truyền thống văn hóa

D. Trình độ phát triển kinh tế

Câu 22: Các thành phố, thị xã là các trung tâm dịch vụ vì

A. Dân cư tập trung cao, nhu cầu phục vụ lớn

B. Các thành phố thường là các trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của cả nước, dịch vụ

C. Các thành phố thường là trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của cả nước, địa phương

D. Tất cả các ý trên

Câu 23: Quốc gia nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm trên 70% trong cơ cấu GDP?

A. Hoa Kì. B. Bra-xin. C. Trung Quốc. D. Thái Lan.

Cho bảng số liệu

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á NĂM 2014

Quốc gia

Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

Ấn Độ

475

Trung Quốc

2342

Hàn Quốc

714

Nhật Bản

815

Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi sau

Câu 24: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2014 của một số quốc gia là

A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ đường.

D. Biểu đồ miền.

Câu 25: Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Trung Quốc có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ gấp 3,5 lần của Hàn Quốc.

B. Nhật Bản có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn thứ 2 trong bốn nước.

C. Ấn Độ có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chỉ bằng 1/4 của Trung Quốc.

D. Trung Quốc có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ không đáng kể.

Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Nước

Số lượng khách (triệu lượt)Doanh thu (tỉ USD)

Pháp

83,8

66,8

Tây Ban Nha

65,0

64,1

Hoa Kì

75,0

220,8

Trung Quốc

55,6

56,9

Anh

32,6

62,8

Mê-hi - cô

29,3

16,6

Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi từ 26 đến 28

Câu 26: Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện số lượng khách du lịch đến và doanh thu du lịch của các nước trên?

A. Biểu đồ kết hợp cột và đường.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ cột ghép.

D. Biểu đồ tròn.

Câu 27: Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu?

A. Pháp là nước có số lượng khách du lịch đến nhiều nhất, gấp 2,9 lần Mê-hi-cô.

B. Trung Quốc là nước có ngành du lịch đứng hàng đầu.

C. Anh là nước có doanh thu du lịch cao nhất

D. Tây Ban Nha có số lượng khách du lịch đến nhiều thứ 2 trong sáu nước.

Câu 28: Hoa Kì có doanh thu du lịch trên lượt khách là

A. 2744 USD / lượt khách.

B. 2820 USD/ lượt khách.

C. 2900 USD / lượt khách.

D. 2944 USD / lượt khách.

Câu 29: Cho số dân năm 2014 của Pháp là 64,1 triệu người, thì trung bình mỗi người dân Pháp đón bao nhiêu lượt khách du lịch trong năm?

A. 1,5 lượt khách.

B. 1,3 lượt khách.

C. 1,8 lượt khách.

D. 2,0 lượt khách.

Câu 30: Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng

A. Hoạt động đoàn thể

B. Hành chính công

C. Hoạt động buôn, bán lẻ

D. Thông tin liên lạc

Câu 31: Ý nào sau đây đúng với ngành dịch vụ

A. Phụ thuộc cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt

B. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất

C. Tham gia vào khâu sản xuất

D. Ít tác động đến tài nguyên môi trường

Câu 32: Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ

A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển mạnh

B. Trực tiếp sản xuất ra máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất

C. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên

D. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động

Câu 33: Ngành dịch vụ được mệnh danh ngành công nghiệp không khói là

A. Bảo hiểm, ngân hàng

B. Thông tin liên lạc

C. Hoạt động đoàn thể

D. Du lịch

Câu 34: Phát triển ngành du lịch cho phép

A. Khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch

B. Tăng nguồn thu ngoại tệ

C. Tạo việc làm, bảo tồn các giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường

D. Tất cả các ý trên

Câu 35: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với

A. Các trung tâm công nghiệp

B. Các ngành kinh tế mũi nhọn

C. Sự phân bố dân cư

D. Các vùng kinh tế trọng điểm

Câu 36: Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến

A. Trình độ phát triển ngành dịch vụ

B. Mức độ tập trung ngành dịch vụ

C. Tổ chức dịch vụ

D. Hiệu quả ngành dịch vụ

Câu 37: Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến

A. Trình độ phát triển ngành dịch vụ

B. Mức độ tập trung ngành dịch vụ

C. Tổ chức dịch vụ

D. Hiệu quả ngành dịch vụ

Câu 38: Đối với các việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là

A. Sự phân bố tài nguyên du lịch

B. Sự phân bố các điểm dân cư

C. Trình độ phát triển kinh tế

D. Cơ sở vật chất, hạ tầng

Câu 39: Các trung tâm dịch vụ lớn nhất trên thế giới là

A. Lôt an-giơ-let, Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn, Pa-ri, Xao Pao-lô.

B. Phran-phuốc, Brucxen, Duy-rich, Sin-ga-po.

C. Niu i-ôc, Luân Đôn, Tô-ki-ô.

D. Luân Đôn, Pa-ri, Oa-sinh-tơn, Phran-phuốc.

Câu 40: Nhân tố nào dưới đây là nhân tố quyết định sự phát triển của du lịch Việt Nam?

A. Lực lượng lao động dồi dào.

B. Nhu cầu du lịch lớn.

C. Di sản văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên.

D. Cơ sở hạ tầng du lịch.

Câu 41: Mạng lưới ngành dịch vụ có qui mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào đặc điểm nào dưới đây?

A. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.

B. Quy mô và cơ cấu dân số.

C. Mức sống và thu nhập thực tế.

D. Trình độ phát triển kinh tế.

Câu 42: Trung Tâm dịch vụ lớn nhất ở khu vực Đông Á là

A. Thượng Hải.

B. Xơ-un.

C. Tô-ki-ô.

D. Bắc Kinh.

Câu 43: Nhận định nào sau đây không đúng với sự phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới?

A. Ở các nước đang phát triển, tỉ trọng của dịch vụ chỉ thường dưới 50%.

B. Các thành phố lớn đồng thời là các trung tâm dich vụ lớn.

C. Tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước Đông Nam Á cao hơn so với các nước châu Đại dương.

D. Bắc Mĩ và Tây Âu có tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP cao nhất thế giới.

Câu 44: Nhân tố nào dưới đây không phải tiền đề để phát triển ở du lịch Việt Nam?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Chính sách phát triển du lịch.

C. Di sản văn hóa lịch sử.

D. Tài nguyên nhân văn.

Câu 45: Trong cơ cấu GDP, ngành dịch vụ của các nước phát triển có tỉ trọng thế nào?

A. Dưới 40%.

B. 40 50%.

C. 50 60%.

D. Trên 60%.

Câu 46: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về ngành dịch vụ?

A. Tham gia khâu đầu tiên của các ngành sản xuất vật chất.

B. Gây ô nhiễm và tàn phá các tài nguyên.

C. Phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

D. Không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.

Câu 47: Nhận định nào sau đây là vai trò của ngành dịch vụ?

A. Hạn chế sự phát triển các ngành sản xuất vật chất trong nước.

B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo việc làm cho người dân.

C. Cho phép khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, ưu đãi tự nihên.

D. Sử dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người.

Câu 48: Sự phân bố dân cư gắn bó mật thiết với ngành dịch vụ nào dưới đây?

A. Dịch vụ công.

B. Dịch vụ tiêu dùng.

C. Dịch vụ kinh doanh.

D. Dịch vụ tư.

Câu 49: Nguyên nhân chủ yếu khiến TP. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ hàng đầu nước ta?

A. Dân cư đông, mật độ dân số cao, kết cấu dân số trẻ.

B. Trung tâm công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng.

C. Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục.

D. Thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Câu 50: Do du lịch là ngành phải đem lại sản phẩm chất lượng, hấp dẫn nên cần liêt kết với nhiều ngành kinh tế nên du lịch được coi là

A. Là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành và phức tạp nhất.

B. Là ngành kinh tế tổng hợp, phụ thuộc vào các ngành kinh tế khác.

C. Là ngành kinh tế đơn giản vì phụ thuộc vào các ngành kinh tế khác.

D. Là ngành kinh tế đơn giản, tách biệt với các ngành kinh tế khác.

---------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 35: Vai trò, nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ. Mong rằng qua đây các bạn có thêm nhiều tài liệu để học tập môn Địa lý lớp 10 nhé. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10