Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử học trường nào

Thời gian đào tạo: 4 năm
Văn bằng: Kỹ sư Điện – Điện tử
Tổ hợp môn:

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
  • C01: Toán – Văn –  Lý
  • D01: Toán – Văn – Tiếng Anh

Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng liên tục các thiết bị, phương tiện sử dụng Điện. Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử [CNKT ĐĐT] là một ngành kỹ thuật chuyên nghiệp liên quan đến việc nghiên cứu và ứng dụng Điện, Điện tử và Điện từ. Lĩnh vực này lần đầu tiên trở thành một nghề nghiệp có thể xác định được vào cuối thế kỷ XIX với việc thương mại hóa Điện báo và cung cấp năng lượng Điện. Lĩnh vực này hiện bao gồm một loạt các ngành học bao gồm các ngành liên quan đến Điện, Quang Điện tử, Điện tử kỹ thuật số, Điện tử tương tự, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, hệ thống điều khiển, Điện tử, xử lý tín hiệu và viễn thông.

Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số số 879/QĐ-TTg ngày 9 tháng 6 năm 2014 về hiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Bộ Công thương đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành Điện lực việt nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thông qua quyết định số 14318/QĐ-BCT, ký ngày 25 tháng 12 năm 2015,  trong đó đã nêu CNKT ĐĐT là ngành tạo chủ chốt quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cần được khuyến khích phát triển bằng những chính sách ổn định, nhất quán và dài hạn.

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là phát triển ngành CNKT ĐĐT Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng Điện và các nguồn năng lượng tự nhiên mới có trữ lượng dồi dào và có thể chuyển hóa thành Điện, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, khuyến khích đầu tư các dự án đủ lớn để tạo dựng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ ngành Điện. Khuyến khích sản xuất các thiết bị Điện tử làm phương tiện chuyển đổi năng lượng khác thành Điện năng bằng công nghệ kỹ thuật mới, hiện đại với hiệu suất chuyển đổi cao, chi phí giảm.

Nếu bạn có thiên hướng về kỹ thuật công nghệ; bạn muốn khám phá và nghiên cứu các kỹ thuật tiên tiến của Điện-Điện Tử, tự động hóa, năng lượng tái tạo… trên Thế giới: hãy chọn ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện Tử.

Học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử có gì thú vị?

Để có một ngành nghề trong tay ai ai cũng đều phải trải qua những tháng ngày học tập miệt mài ở bất kỳ môi trường nào từ đại học đến cao đẳng hoặc học nghề. Tuy nhiên câu hỏi luôn được đặt ra khi chọn ngành: Học như thế nào? Học để làm gì và thu nhập ra sao? Vì những vấn đề đó mà mọi sự lựa chọn dần thu hẹp lại và các bạn chỉ tập trung vào những công việc đang hot hiện nay. Tuy nhiên đâu đó vẫn tồn tại một ngành nghề mà “cầu” luôn cao hơn “cung”: kỹ sư điện-điện tử.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử cung cấp cho sinh viên tri thức, hiểu biết sâu sắc về ngành song song với việc học kỹ năng, sinh viên cũng được nâng cao tiếng Anh để giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận thực tế hiện nay.

Các thú vị của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử:

  • Nhu cầu tăng cao.
  • Vị trí làm việc đa dạng.
  • Mức thu nhập trung bình tăng cao theo xu thế.
  • Có các kỹ năng để trở thành kỹ sư giỏi.
  • Trình độ tiếng anh ngày càng phát triển.

Bạn cần tố chất nào để học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử?

  • Giỏi về các môn tự nhiên.
  • Kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận.
  • Ham thích tìm tòi, học hỏi, yêu thích các thiết bị Điện – Điện tử.
  • Có tinh thần hợp tác và kỹ năng làm việc nhóm.

Học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử ở đâu?

Những trường đại học đào tạo ngành Điện – Điện Tử  như Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Văn Lang, …sinh viên sẽ được đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để luôn nổi trội trong lĩnh vực này.

Các bạn cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với kết quả học tập và thi THPT.

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN - ĐIỆN TỬ VĂN LANG

Trường Đại học Văn Lang mở ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử từ năm 2020, với 2 hướng chuyên sâu: Năng lượng tái tạo, Tự động hóa.

Điểm nổi bật của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử tại Trường Đại học Văn Lang?

Văn Lang tuyển sinh ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử từ năm nay, 2020, dựa trên nhu cầu thực tế của xã hội đối với nguồn nhân lực ngành Điện – Điện Tử chất lượng cao. Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy, khu cao ốc văn phòng,… là điều kiện để sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm.

Trong vòng bốn năm, khoa đào tạo chuyên sâu cho sinh viên về chuyên môn với giáo trình và tài liệu cập nhật; tổ chức cho sinh viên tham gia các đề tài thực tế từ các đơn vị, tổ chức và tập đoàn trên thế giới như Trane, Carrier, Dunham Bush… Bên cạnh đó, khoa và nhà trường chú trọng bồi dưỡng khả năng Tiếng Anh và kỹ năng sử dụng các phần mềm Tin học chuyên ngành để khi tốt nghiệp, sinh viên có nền tảng căn bản, đáp ứng được yêu cầu công việc.

Chương trình học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử đào tạo những gì?

Ở bậc Đại học, nhóm ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử bao gồm: điện, điều khiển tự động, điện tử – viễn thông… Các chuyên ngành này đều trang bị, cập nhật cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên ngành về kỹ thuật, thiết kế, điều hành sản xuất trong lĩnh vực mình đã lựa chọn. Cụ thể, sinh viên sẽ được học nhiều kiến thức liên quan đến khí cụ điện hạ áp, hình họa, vẽ kỹ thuật, máy điện, vật liệu điện, đo lường điện, vẽ điện, hệ thống số, kỹ thuật robot, kỹ thuật nhúng, năng lượng tái tạo, mạch điện, an toàn điện,…

Đào tạo nhân lực theo 2 hướng chuyên sâu làm việc trong lĩnh vực: Năng lượng và Điều khiển.

Hoạt động của Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử Điện – Điện Tử tại Văn Lang?

Qua nghiên cứu nhu cầu của xã hội, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực ngành xây dựng công trình nước ta nói chung và nguồn nhân lực cho khu vực Nam bộ nói riêng. Trường Đại học Văn Lang quyết định lập đề án mở ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như phù hợp với chiến lược phát triển của nhà nước, của ngành và của địa phương.

Sân khấu chương trình đặc trưng của liên minh khoa Công nghệ – Kỹ thuật – Công nghệ thông tin là một trong những điều được mong chờ nhất của sinh viên Văn Lang. [Ảnh Van Lang Photographers]

Nhà trường giao cho khoa Kỹ thuật đảm nhận vai trò đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử. Vậy, năm học 2020-2021 chào đón các sinh viên đầu tiên của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện-Điện tử tại Trường Đại học Văn Lang với hy vọng có nhưng hoạt động, phong trào sôi nổi và náo nhiệt.

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử?

10 lý do để chọn học ngành Kỹ sư Điện- Điện tử [Electrical Engineering]:

  • Dễ dàng kiếm việc sau khi ra trường
  • Bạn có thể làm việc ở những quốc gia khác nhau
  • Việc thực hành nhiều giúp bạn mở rộng cơ hội việc làm
  • Bạn sẽ có được một lượng kiến thức rộng trong quá trình học
  • Kỹ năng máy tính được nâng cao
  • Công việc thú vị và nhiều thử thách
  • Tự chế tạo ra các vật dụng, dụng cụ
  • Tự sửa chữa các máy móc, thiết bị trong gia đình
  • Công việc luôn đổi mới và không bao giờ nhàm chán
  • Chỉ phải tuân theo một số quy tắc đơn giản

Môi trường làm việc rộng mở: là ngành học tiếp xúc với công nghệ tiên tiến của các nước khác nên người tốt nghiệp ngành Điện-Điện tử có cơ hội học tập và làm việc ở các nước tiên tiến, là mơ ước của những bạn trẻ yêu thích sự kỹ thuật công nghệ hiện đại.

Một số vị trí công việc sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử Trường Đại học Văn Lang:

  • Kỹ sư tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì, quản lý
    • Mạng lưới cung cấp điện, trung và hạ thế
    • Hệ thống thiết bị điện và điện tử
    • Hệ thống năng lượng tái tạo
    • Điều khiển tự động…
  • Nghiên cứu viên, chuyên viên làm việc trong các Viện nghiên cứu và các đơn vị chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Điện – Điện tử .
  • Giảng viên giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp;
  • Có khả năng nghiên cứu và học tiếp chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ các ngành kỹ thuật điện, điện tử và tự động hóa.

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Kỹ sư Điện – Điện tử?

Xã hội ngày càng phát triển, hiện đại hoá năng suất lao động là nhu cầu cấp thiết, nó đòi hỏi sự chuyên môn hoá của thiết bị tự động, yêu cầu máy móc cần phải gọn nhẹ hơn, linh động hơn, uyển chuyển hơn và thông minh hơn. Điều này dẫn đến việc các máy móc tinh vi ra đời để hỗ trợ nhằm mang lại năng suất lao động cao nhất cho người lao động và cho cả nhà sản xuất. Vì vậy, nhóm ngành điện – điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm cho bản thân một việc làm phù hợp với mức thu nhập ổn định.

Qua khảo sát nhu cầu của nguồn nhân lực nhóm ngành Điện – Điện tử ở các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, cho thấy: 95% doanh nghiệp có nhu cầu nguồn nhân lực chuyên môn.

Khảo sát nhu cầu nhân lực của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử nhìn chung là lạc quan, tăng trưởng tốt, có việc làm sau khi ra trường, thị trường lao động có nhiều việc làm.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn và nhận học bổng thạc sĩ, tiến sĩ tại các quốc gia lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore…

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử tại Văn Lang?

  • Xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT: 16 điểm [2020]
  • Xét theo học bạ: 18 điểm [2020]
  • Trưởng khoa: TS. Lê Hùng Tiến
  • Phó trưởng Khoa: PGS. TS. Nguyễn Quốc Ý
  • Văn phòng Khoa: Lầu 5, Tòa nhà hành chính A – Cơ sở 3, 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
  • Điện thoại: 028.71099244 EXT: 4050 [CTSV], 4051 [Ban lãnh đạo Khoa]
  • Email:

Video liên quan

Chủ Đề