Nên cho bé uống kẽm trong bao lâu

Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ em đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời. Thiếu hụt kẽm là nguyên nhân phổ hiến hàng đầu khiến trẻ còi cọc, chậm phát triển. Tuy nhiên bổ sung kẽm không hợp lý lại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé. Do đó, các bậc cha mẹ cần hiểu rõ về tầm quan trọng của vi chất này và liều lượng cần thiết để bổ sung vừa đủ cho con.

Vai trò quan trọng của kẽm với trẻ nhỏ

Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm là một vi khoáng có vai trò quan trọng đặc biệt cho phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và miễn dịch của trẻ những năm đầu đời. Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành, giúp bảo vệ vị giác và khứu giác và cần thiết cho sự tổng hợp DNA.

Thiếu kẽm cơ thể sẽ chậm và ngừng phát triển, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn.

Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ đặc biệt trong những năm đầu đời.

Nguyên nhân và biểu hiện trẻ bị thiếu kẽm

Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em [Viện dinh dưỡng Quốc gia], nguyên nhân thiếu kẽm ở trẻ em Việt được biết đến do hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, tình trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn thường xuyên ở trẻ khiến cho tần suất sử dụng kháng sinh cao khiến lượng kẽm trong cơ thể trẻ bị giảm. Thứ 2, do chế độ ăn của trẻ không thường xuyên được bổ sung các thực phẩm giàu kẽm hoặc trẻ bị thiếu kẽm bẩm sinh do khi mang thai mẹ không bổ sung đủ vi chất cần thiết.

Những biểu hiện trẻ thiếu kẽm như: chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn…

Ngoài ra, trẻ còn bị rối loạn giấc ngủ [trằn trọc khó ngủ, mất ngủ], thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm kéo dài, trẻ hay bị nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp [viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại], viêm đường tiêu hóa, viêm da, tróc da… Khi trẻ có những dấu hiệu trên, cha mẹ cần cho con đi khám và bổ sung kẽm phù hợp theo sự tư vấn, chỉ định của các chuyên gia, bác sĩ.

Bổ sung kẽm cho trẻ bao nhiêu là đủ?

Mẹ cần nhớ, nhu cầu bổ sung kẽm của cơ thể trẻ trong mỗi giai đoạn là khác nhau:

Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới [WHO] thì nhu cầu kẽm cho trẻ theo từng độ tuổi như sau:

- Dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ ngày

- Từ tháng thứ 7 đến 12 tháng tuổi: 3mg/ ngày

- Từ 4-8 tuổi: 5mg/ ngày

Mẹ nên cho bổ sung các thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ.

Đối với các trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất đó chính là sữa mẹ. Đối với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên thì có thể bổ sung kẽm qua thức ăn và thực phẩm bổ sung được bác sĩ chỉ định. Những loại thức ăn giàu kẽm như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò… Để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất, mẹ nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi…

Ngoài ra theo như các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu kẽm của trẻ không được đáp ứng đủ khi chỉ bổ sung thông qua bữa ăn hằng ngày, vì vậy, mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm các loại sản phẩm bổ sung kẽm theo sự tư vấn của bác sĩ. Đặc biệt các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ sử dụng các chế phẩm bổ sung kẽm dưới dạng hữu cơ [kẽm gluconat] giúp cơ thể trẻ dễ hấp thu hơn và nên bổ sung kẽm kết hợp với vitamin C. Mặc dù vitamin C và kẽm có thành phần, cấu tạo, chức năng riêng nhưng khi được kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả trong việc hấp thu của nhau. Nghĩa là Vitamin C sẽ giúp phát huy tác dụng của kẽm và ngược lại. Từ đó giúp cơ thể trẻ hấp thụ tốt hơn thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho bé.

Lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ

- Bổ sung các thuốc có chứa kẽm [kẽm gluconat hay kẽm sulfat ]. Uống sau ăn 30 phút. Thời gian bổ sung là 2-3 tháng.

- Kẽm làm giảm hấp thu sắt do đó nếu bổ sung kẽm và sắt đồng thời thì dùng cách xa nhau [ ít nhất 2 tiếng].

- Không nên bổ sung Kẽm + Canxi cùng một thời điểm: Canxi làm tăng bài tiết kẽm gây giảm tỉ lệ hấp thu kẽm trong cơ thể.

- Khi mua sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ, cha mẹ hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu, thành phần, hạn sử dụng…. để tránh mua phải hàng rẻ, hàng nhái, hàng xuất xứ không rõ ràng, tẩy date, nhãn mác không đầy đủ để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của bé.

Zinc Gluconate là sản phẩm có công thức đặc biệt với sự kết hợp giữa kẽm và vitamin C giúp tăng cường tối ưu hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện về cả thế chất và tinh thần.

Công dụng:

Bổ sung kẽm và vitamin C cho cơ thể, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng.

- Người có sức đề kháng kém.

Phân phối: Nhathuoc365.vn

Hotline: 1800 8155

*Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Kẽm là vi chất cần thiết đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì thế, ba mẹ phải biết cách bổ sung kẽm cho bé và bổ sung kẽm trong bao lâu để con yêu được phát triển tốt nhất.

Dưới đây là những thông tin giải đáp thắc mắc: Liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ là bao nhiêu? Bổ sung kẽm cho trẻ trong bao lâu? Các bạn hãy cùng tham khảo nhé.

1. Kẽm là gì?

Trong tiếng Anh, kẽm có tên là Zinc, viết tắc là Zin. Về mặt hóa học, kẽm là một nguyên tố kim loại lưỡng tính. Còn về mặt sinh học, kẽm là khoáng chất vi lượng cần thiết cho sức khỏe của con người. Cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh ra kẽm nên cần được bổ sung từ bên ngoài.

Kẽm được hấp thụ vào cơ thể dưới dạng các hợp tử như: kẽm oxit, kẽm gluconate, kẽm acetat, kẽm sulfat. Việc bổ sung cho trẻ có thể từ các loại thực phẩm giàu kẽm, thuốc kẽm dưới dạng ống, sizo, cốm,…

Kẽm là khoáng chất vi lượng cần thiết cho sức khỏe của con người

2. Vai trò của kẽm đối với sự phát triển của trẻ

Giúp trẻ tăng chiều cao

Cùng với canxi, kẽm cũng có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của hệ xương. Nếu trẻ bị thiếu kẽm sẽ chậm phát triển chiều cao, dậy thì chậm, hệ thống xương thiếu cân xứng.

Giúp trẻ ăn ngon miệng hơn

Kẽm có khả năng bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Mà trẻ biếng ăn thường là do rối loạn sự chuyển hóa của các tế vị giác. Do đó, bổ sung kẽm sẽ giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn.

Trẻ ít bị ốm vặt

Kẽm hỗ trợ và duy trì quá trình hoạt động của hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nên chống lại được các tác nhân gây nhiễm khuẩn do vi khuẩn, vi rút, vi nấm gây ra, giúp các vết thương nhanh lành hơn.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu kẽm

Tùy vào cơ địa của mỗi bé mà dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu kẽm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các bé thường có biểu hiện sau:

  • Ăn uống không ngon miệng, không có cảm giác về mùi vị của món ăn.
  • Tóc rụng nhiều, da đầu nhiều gàu.
  • Thường gặp các bệnh về da như: chàm, vẩy nến, mụn trứng cá, da khô.
  • Trẻ hay bị tiêu chảy.
  • Dễ bị dị ứng.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Móng tay xuất hiện các đốm trắng, đường sọc trắng và giòn, dễ gãy.
  • Vết thương lâu lành hơn.
  • Thiếu máu, da kém hồng hào.
  • Dậy thì muộn.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu kẽm

4. Liều lượng bổ sung kẽm cho bé như thế nào?

Trong mỗi giai đoạn phát triển của cơ thể, nhu cầu bổ sung kẽm cho trẻ mỗi ngày là khác nhau. Theo khuyến cáo của các tổ chức Y Tế thế giới [WHO] thì nhu cầu bổ sung trẻ theo từng độ tuổi là như sau:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 2mg/ngày.
  • Trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi: 3mg/ngày.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 4mg/ngày.
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày.
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày.
  • Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Bé gái cần 9mg/ngày, bé trai 11mg/ngày.

Thực tế cho thấy, trẻ rất dễ bị thiếu kẽm là do chế độ ăn uống khó có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu kẽm hàng ngày của trẻ. Trong khi đó, cơ thể trẻ chỉ có thể hấp thu được khoảng 30% hàm lượng kẽm, phần còn lại sẽ bị đẩy ra ngoài qua bài tiết: nước tiểu, mồ hôi, dịch ruột, dịch tụy.

5. Bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian bổ sung kẽm cho bé cần phụ thuộc vào trọng lượng của cơ thể bé, có thể kéo dài từ 2 – 3 tháng và cứ 1 kg cân nặng thì trẻ cần uống 0.5 – 1.5mg Zn. Uống kẽm sau ăn 30 phút là thích hợp nhất.

Lưu ý: Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý bổ sung kẽm cho bé mà phải có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng. Bởi thừa kẽm có thể gây nên tình trạng thiếu máu, suy giảm hệ miễn dịch, tổn thương tế bào gan,…Từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Thời gian bổ sung kẽm cho bé phụ thuộc vào trọng lượng của cơ thể, có thể kéo dài từ 2 – 3 tháng

6. Một số loại thực phẩm giàu kẽm rất tốt cho bé

Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu kẽm rất tốt cho bé, ba mẹ nên tham khảo để bổ sung cho con:

Thịt đỏ và thịt gia cầm

Các loại thịt đỏ và thịt gia cầm như: bò, lợn, gà rất giàu kẽm nên mẹ có thể lựa chọn các loại thịt này để chế biến các món ăn đa dạng cho bé. Ngoài ra, trong 1 quả trứng gà cỡ vừa còn chứa đến 0.6mg kẽm nên đây cũng được xem là thực phẩm lý tưởng để bổ sung kẽm cho bé.

Hàu

Trong tất cả các loại hải sản, hàu là thực phẩm giàu kẽm nhất. Một con hàu cỡ vừa đã chứa đến 5.3mg kẽm cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất khác như: vitamin C, B12, sắt,…nên cháo hàu cũng được xem là món ăn bổ sung kẽm lý tưởng cho bé.

Cua và tôm hùm

Nguồn kẽm từ cua và tôm hùm rất tốt cho sức khỏe tim mạch của trẻ. Vì thế, ba mẹ nên cho trẻ ăn tôm, cua 1 lần/tuần để bổ sung kẽm. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn thêm một số loại cá như: cá mòi, cá hồi, cá bơn,…Chúng cũng chứa một lượng kẽm nhất định và khiến thực đơn của bé đa dạng hơn.

Các loại đậu

Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,…vừa giàu chất xơ, chất sắt lại giàu kẽm nên mẹ có thể nấu cháo, nấu súp, nấu chè để thay đổi khẩu vị cho bé.

Rau củ quả

Một số loại rau củ quả như: cải bó xôi, bông cải xanh, nấm,…đều rất giàu kẽm, vitamin và khoáng chất. Trung bình khoảng 125g rau củ sẽ chứa khoảng 0.4mg kẽm nên đây được xem là nguồn thực phẩm bổ sung kẽm hiệu quả cho bé. Đồng thời cung cấp chất xơ cho bé, ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Không chỉ cung cấp một lượng lớn canxi cho cơ thể, sữa và các sản phẩm từ sữa như: bơ, sữa chua, kem sữa còn chứa một lượng kẽm dồi dào.

Ngũ cốc nguyên hạt

Không chỉ có gạo trắng, bữa ăn của bé cần được đa dạng các loại ngũ cốc nguyên hạt. Vì đây là nguồn thực phẩm bổ sung kẽm cho bé biếng ăn rất hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy trong 62g bột yến mạch có chứa khoảng 0.9mg kẽm, 62g gạo nâu chứa 0.6mg kẽm, 1 lát bánh mỳ nguyên hạt chứa 0.5mg kẽm.

Tóm lại, kẽm có một vai trò rất quan trọng đối với trẻ. Nếu thiếu hụt kẽm sẽ trở thành rào cản lớn cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Vì thế, các bậc cha mẹ hãy thường xuyên theo dõi sự phát triển của con để nhanh chóng nhận ra bé đang bị thiếu kẽm. Từ đó, bổ sung kẽm kịp thời cho con, tạo nền tảng tối ưu cho quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: //mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: 
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề