Mức điều kiện so sánh là gì

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có và tìm ra xu hướng, quy luật biến động của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các chủ thể quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn. Khi sử dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích cần chú ý một số vấn đề sau đây:

1. Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu:

Chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh được phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

2. Gốc so sánh:

Gốc so sánh được lựa chọn có thể là gốc về không gian hay thời gian, tuỳ thuộc vào mục đích phân tích. Về không gian, có thể so sánh đơn vị này với đơn vị khác, bộ phận này với bộ phận khác, khu vực này với khu vực khác, … Việc so sánh về không gian thường được sử dụng khi cần xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, so với số bình quân ngành, bình quân khu vực, … Cần lưu ý rằng, khi so sánh về mặt không gian, điểm gốc và điểm phân tích có thể đổi chỗ cho nhau mà không ảnh hưởng đến kết luận phân tích. Về thời gian, gốc so sánh được lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trước, năm trước) hay kế hoạch, dự toán, … Cụ thể:

– Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích, gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (năm trước). Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với trị số chỉ tiêu ở các kỳ gốc khác nhau;

– Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa trị số thực tế với trị số kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu.

– Khi đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành, đánh giá năng lực cạnh tranh thường so sánh chỉ tiêu thực hiện của doanh nghiệp với bình quân chung của ngành hoặc so với chỉ tiêu thực hiện của đối thủ cạnh tranh

3. Các dạng so sánh:

Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối

So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.

So sánh bằng số tương đối: Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, xu hướng biến động, quy luật biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:

– Số tương đối động thái: Dùng để phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ biến động của chỉ tiêu và thường dùng dưới dạng số tương đối định gốc [cố định kỳ gốc: yi/y0 (i = 1, n)] và số tương đối liên hoàn [thay đổi kỳ gốc: y (i + 1)/yi (i = 1, n)].

– Số tương đối điều chỉnh: Số tương đối điều chỉnh phản ánh mức độ, xu hướng biến động của mỗi chỉ tiêu khi điều chỉnh một số nhân tố nhất định trong từng chỉ tiêu phân tích về cùng một thời kỳ nhằm đưa phạm vi so sánh hẹp hơn, giảm được sự khập khiễng của phương pháp so sánh. Ví dụ: khi đánh giá sự biến động của doanh thu bán hàng điều chỉnh theo số lượng tiêu thụ thực tế, đánh giá xu hướng biến động của giá trị sản lượng tính theo giá cố định của 1 năm nào đó …

II. Phương pháp phân chia

Phương pháp này được sử dụng để phân chia quá trình và kết quả chung thành những bộ phận cụ thể theo các tiêu chí nhất định để thấy rõ hơn quá trình hình thành và cấu thành của kết quả đó theo những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng chủ thể quản lý trong từng thời kỳ. Trong phân tích, người ta thường chi tiết quá trình phát sinh và kết quả đạt được của hoạt động tài chính doanh nghiệp thông qua những chỉ tiêu kinh tế theo những tiêu thức sau:

– Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu: chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu thành các bộ phận cấu thành nên bản thân chỉ tiêu đó;

– Chi tiết theo thời gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế: chia nhỏ qúa trình và kết quả theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển;

– Chi tiết theo không gian phát sinh của hiện tượng và kết quả kinh tế: chia nhỏ qúa trình và kết quả theo địa điểm phát sinh và phát triển của chỉ tiêu nghiên cứu.

III. Phương pháp liên hệ, đối chiếu

Liên hệ, đối chiếu là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu, xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động. Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối liên hệ mang tính nội tại, ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệ ngược, liên hệ xuôi, tính cân đối tổng thể, cân đối từng phần… Vì vậy, cần thu thập được thông tin đầy đủ và thích hợp về các khía cạnh liên quan đến các luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn lực trong doanh nghiệp và mối quan hệ kinh tế của doanh nghiệp với các bên có liên quan.

IV. Phương pháp phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu, xem xét các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng thông qua việc xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phân tích thực chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

1. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: là phương pháp được sử dụng để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu. Có nhiều phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố, sử dụng phương pháp nào tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng. Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu còn gọi là phương pháp loại trừ bởi vì để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Đặc điểm của phương pháp này là luôn đặt đối tượng phân tích vào các giả định khác nhau. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng mà sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch hay phương pháp cân đối

– Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Đặc điểm và điều kiện áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn như sau:

+ Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu; + Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu;

+ Mối quan hệ giữa chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng tích số hoặc thương số;

+ Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo thứ tự nhân tố số lượng được xác định trước rồi mới đến nhân tố chất lượng; trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hoặc nhiều nhân tố chất lượng thì xác định nhân tố nguyên nhân trước, nhân tố kết quả sau;

+ Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu một cách lần lượt. Cần lưu ý là có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần và nhân tố nào đã thay thế thì được giữ nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng, nhân tố nào chưa thay thế vẫn giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc;

+ Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và so với số biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc để kiểm tra quá trình tính toán.

Phương pháp thay thế liên hoàn có thể được khái quát như sau:

Chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu là Q và Q chịu ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d. Các nhân tố này có quan hệ với Q và được sắp xếp theo thứ tự từ nhân tố số lượng sang nhân tố chất lượng, chẳng hạn Q = abcd. Nếu dùng chỉ số 0 để chỉ giá trị của các nhân tố ở kỳ gốc và chỉ số 1 để chỉ giá trị của các nhân tố ở kỳ phân tích thì Q1 = a1b1c1d1 và Q0 = a0b0c0d0. Gọi ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q (ký hiệu là ∆ Q) lần lượt là ∆ a, ∆ b, ∆ c, ∆ d, với giả định các nhân tố biến đổi lần lượt từ a đến d, ta có:

∆ Q = Q1 – Q0 = ∆ a + ∆ b + ∆ c + ∆ d. Trong đó:

∆ a = a1b0c0d0 – a0b0c0d0.

∆ b = a1b1c0d0 – a1b0c0d0.

∆ c = a1b1c1d0 – a1b1c0d0.

∆ d = a1b1c1d1 – a1b1c1d0.

2. Phương pháp số chênh lệch: là phương pháp cũng được dùng để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Điều kiện, nội dung và trình tự vận dụng của phương pháp số chênh lệch cũng giống như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó (thực chất là thay thế liên hoàn rút gọn áp dụng trong trường hợp chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ tích số với các nhân tố ảnh hưởng). Dạng tổng quát của số chênh lệch như sau:

∆ Q = Q1 – Q0 = ∆ a + ∆ b + ∆ c + ∆ d. Trong đó:

∆ a = (a1 – a0 )b0c0d0.

∆ b = (b1 – b0 )a1c0d0.

∆ c = (c1 – c0 )a1b1d0.

∆ d = (d1 – d0)a1b1c1.

3. Phương pháp cân đối: Phương pháp cân đối là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu nếu chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu. Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích, bằng phương pháp cân đối người ta xác định chênh lệch giữa thực tế với kỳ gốc của nhân tố ấy. Tuy nhiên cần để ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu (thực chất là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn khi các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích có quan hệ dạng tổng, hiệu).

Phương pháp cân đối có thể khái quát như sau:

Chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu là M chịu ảnh hưởng của nhân tố a,b,c thể hiện qua công thức: M = a + b – c

Nếu dùng chỉ số 0 để chỉ giá trị của các nhân tố ở kỳ gốc và chỉ số 1 để chỉ giá trị của các nhân tố ở kỳ phân tích thì M1 = a1+b1-c1 và M0 = a0+b0-c0. Gọi ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu M (ký hiệu là ∆M) lần lượt là ∆ a, ∆ b, ∆ c ta có:

∆ M = M1 – M0 = ∆ a + ∆ b + ∆ c Trong đó:

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Da = a1 – a0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Db = b1 – b0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: Dc = – (c1 – c0).

Nguyện vọng 1 vào lớp 10 là gì?

2.1 Nguyện vọng 1 Đây là nguyện vọng mà các học sinh cân nhắc nhất vì đó là lựa chọn mà các bạn học sinh đang muốn hướng đến sau khi đã cân nhắc ký về lực học cũng như mong muốn của bản thân và khả năng kinh tế, tài chính của gia đình.

Khi nào công bố điểm sàn đại học 2023?

TRA CỨU ĐIỂM SÀN, ĐIỂM CHUẨN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NĂM 2023 Ngày 30/6 là ngày thi dự phòng. Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được công bố vào 8h00 ngày 18/7.

Điểm chuẩn sẽ tăng bao nhiêu số với điểm sàn?

Phần lớn các ngành sẽ chênh lệch với điểm sàn từ 1-3 điểm, tùy vào độ hot của từng ngành và số lượng hồ sơ thí sinh nộp vào để xét tuyển ở từng năm. Hiện nay, các thí sinh đang thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 khác nhau như thế nào?

Như vậy NV1, NV2, NV3, NV5, NV10… đều được xét tuyển giống như nhau không phân biệt. Trừ trường hợp các thí sinh có điểm thi bằng nhau, tiêu chí phụ bằng nhau thí sinh có nguyện vọng xét tuyển cao hơn sẽ được ưu tiên. Các nguyện vọng là bình đẳng và mỗi ngành/nhóm ngành tuyển sinh của trường chỉ có 1 điểm chuẩn chung.