Mưa sao băng 2023 mấy giờ

Theo đại diện Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam [VACA], Lyrids diễn ra từ ngày 16 - 25/4 hằng năm. Trong đó, cực điểm mưa sao băng rơi vào đêm 22, rạng sáng 23/4, và đây cũng là thời điểm lý tưởng để quan sát được hiện tượng này.

Trước và sau khoảng thời gian trên, người xem vẫn có thể thấy một số sao băng của trận Lyrids nhưng với số lượng nhỏ.

Video: Mưa sao băng Lyrids tháng 4/2020

Chúng ta có thể quan sát hiện tượng này bằng mắt thường, nhưng điều cần là bầu trời không mây, ít ô nhiễm và vị trí quan sát thoải mái. Nếu trời âm u, nhiều mây và mưa thì sẽ rất khó quan sát hiện tượng này.

Các chuyên gia khuyến cáo "săn" mưa sao băng cần kiên trì bởi nó thường kéo dài từ một tới vài giờ. Khi xem nên nằm ngửa, nhìn bao quát về phần bầu trời xung quanh chòm sao sẽ thấy được nhiều sao băng hơn. Trước đó, người quan sát cũng cần chuẩn bị áo ấm và dụng cụ cần thiết để bảo vệ sức khỏe, tránh nhiễm lạnh bởi sương gió ban đêm.

Mưa sao băng xuất hiện do Trái đất đi vào vùng bụi vốn là tàn dư của những sao chổi. Những hạt bụi kích thước khác nhau lao vào bầu khí quyển với vận tốc rất lớn tạo ra các sóng xung kích. Sóng xung kích nén các phần tử không khí phía trước làm cho nhiệt độ cao đến hàng nghìn độ C và bốc cháy, tạo ra những vệt sáng ở độ cao 60 -100 km [tính từ mặt đất lên]. Người ta gọi những vệt sáng nhỏ ấy là sao băng.

Theo các nhà thiên văn học, mưa sao băng là tập hợp của một số lượng lớn các sao băng rơi xuống cùng một thời điểm của năm. Khi sao chổi đi vào quỹ đạo của mặt trời, chúng nổ tung ra thành những chùm mảnh vụn lạnh và nhỏ phân tán xung quanh quỹ đạo của mặt trời. Nếu Trái đất chuyển động xuyên qua chùm bụi này thì chúng ta sẽ may mắn chứng kiến một trận mưa sao băng rực rỡ.

Mưa sao băng Lyrid có nguồn gốc từ sao chổi Thatcher, được phát hiện bởi nhà thiên văn nghiệp dư người New York [Mỹ] A.E.Thatcher vào năm 1861.

Sao chổi này quay quanh Mặt trời mỗi 415 năm và cứ khoảng ngày 22/4 hàng năm, Trái đất sẽ đi qua chiếc đuôi đầy đá bụi của sao chổi. Chính những mảnh đá bụi bốc cháy đã tạo nên mưa sao băng ngoạn mục. 

Lyrid là trận mưa sao băng đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử loài người, cổ văn Trung Quốc đã mô tả nó từ 2.500 năm về trước.    

  -   Thứ hai, 03/01/2022 16:28 [GMT+7]

Theo lịch sự kiện thiên văn, mưa sao băng đầu tiên năm 2022 sắp xuất hiện trên bầu trời Việt Nam, cực điểm diễn ra vào ngày 3.1.2022 và ngày 4.1.2022.

Mưa sao băng đầu tiên trong năm 2022 sẽ xuất hiện ngày những ngày đầu tháng 1 năm 2022.

Theo Earth Sky, mưa sao băng Quadrantid là trận mưa sao băng lớn đầu tiên của năm 2022. Tuy nhiên, điểm mấu chốt của năm nay là hoạt động của mưa sao băng trùng với trăng non.

Mưa sao băng Quadrantid đạt cực đại từ ngày 3 tháng 1 đến ngày 4 tháng 1. Cùng thời điểm này mặt trăng non cũng xuất hiện. Quadrantids có thể tạo ra khoảng 50 - 100 vệt sao băng trên bầu trời vào thời gian đỉnh điểm. Tuy nhiên thời gian đỉnh điểm của mưa sao băng này rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài vài giờ. 

Để quan sát Quadrantids tốt nhất, bạn phải chọn vị trí quang mây, trời tối. Vì vậy, bạn cần một chút may mắn để nhìn thấy Quadrantids, và người dân ở Bắc bán cầu sẽ nhìn thấy rõ hơn. 

Về dự đoán về đỉnh mưa sao băng Quadrantid vẫn có những điểm khác biệt. Bạn có thể quan sát Quadrantid bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian từ ngày 26 tháng 12 đến ngày 16 tháng 1. Trong khi Hiệp hội Sao băng Hoa Kỳ dự đoán cực điểm của mưa sao băng này hoạt động từ đêm ngày 2 tháng 1 đến ngày 3 tháng 1 thì Tổ chức Sao băng Quốc tế cho rằng cực điểm sẽ  vào ngày 3 tháng 1 lúc 20h40 [giờ UTC].

Cội nguồn của mưa sao băng này đến từ các hạt bụi còn sót lại của một sao chổi đã không còn tồn tại có tên là 2003 EH1, phát hiện vào năm 2003. Mưa sao băng Quadrantids thường diễn ra hàng năm từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 1. Các sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Bootes [Mục Phu], nhưng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên bầu trời.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Nếu phát hiện một ngôi sao băng trên bầu trời đêm nay, đó có thể là từ trận mưa sao băng Lyrids, sẽ đạt cực đại vào nửa đêm 22.4.

Mưa sao băng Lyrids sẽ thắp sáng trời đêm đến ngày 29.4. Ảnh: Getty

Được đặt tên theo chòm sao Lyra [Thiên Cầm], mưa sao băng Lyrids sẽ chấm dứt "hạn hán sao băng" - khoảng thời gian từ tháng 1 đến giữa tháng 4 khi không có mưa sao băng nào thắp sáng bầu trời.

Theo Hiệp hội Sao băng Mỹ, mưa sao băng Lyrids sẽ được quan sát tốt nhất ở Bắc bán cầu, dọc theo bầu trời đông bắc ở vĩ độ trung bắc. Khu vực này bao gồm Bắc Mỹ.

Những người yêu thích hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nên tìm một khu vực tránh xa ô nhiễm ánh sáng của thành phố và ngả lưng ra sau để có thể ngắm được nhiều bầu trời đêm hơn. Hãy đợi 30 phút để mắt thích nghi với bóng tối để giúp phát hiện thiên thạch dễ dàng hơn, NASA khuyến nghị.

Theo NASA, mưa sao băng Lyrids đã được quan sát trong 2.700 năm. Mưa sao băng Lyrids thường có các sao băng sáng và nhanh, đạt cực đại lên tới 100 sao băng được nhìn thấy mỗi giờ.

Theo Hiệp hội Sao băng Mỹ, do năm nay mưa sao băng Lyrids trùng với thời điểm mặt trăng chỉ còn một nửa, do đó để ngắm mưa sao băng rõ ràng hơn nên chọn thời điểm từ tối 22 đến rạng sáng 23.4. Lyrids thường được biết đến là có những đợt cao trào không thể đoán trước, vì vậy hãy chuẩn bị cho những đợt bùng phát bất ngờ, theo EarthSky.

Mưa sao băng Lyrids sẽ vẫn hoạt động cho đến ngày 29.4.

Mưa sao băng Lyrids thường có những đợt cực đại không thể đoán trước. Ảnh: Space

Sau Lyrids, có 10 trận mưa sao băng đạt cực đại vào năm 2022. Dưới đây là danh sách các trận mưa sao băng còn lại trong năm nay:

Eta Aquariids: 4 đến 5.5

Nam Delta Aquariids: 29 đến 30.7

Alpha Capricornids: 30-31.7

Perseids: 11 đến 12.8

Orionids: 20 đến 21.10

Southern Taurids: 4 đến 5.11

Northern Taurids: 11 đến 12.11

Leonids: 17 đến 18.11

Geminids: 13 đến 14.12

Ursids: 21 đến 22.12

Nhật thực và nguyệt thực

Tiếp theo Lyrids, hiện tượng thiên nhiên kỳ thú tiếp theo sẽ xuất hiện vào ngày 30.4, khi nhật thực một phần xảy ra. Theo sách The Old Farmer's Almanac, nhật thực một phần sẽ được quan sát ở phía nam Nam Mỹ, đông nam Thái Bình Dương và bán đảo Nam Cực.

Nhật thực. Ảnh: Space

Nhật thực một phần khác vào ngày 25.10 có thể được quan sát ở Greenland, Iceland, Châu Âu, đông bắc Châu Phi, Trung Đông, Tây Á, Ấn Độ và tây Trung Quốc. Không thể nhìn thấy nhật thực một phần từ Bắc Mỹ.

Nhật thực một phần xảy ra khi mặt trăng đi qua phía trước mặt trời nhưng chỉ chặn một phần ánh sáng của nó. Cần đeo kính nhật thực thích hợp để ngắm nhật thực một cách an toàn, vì ánh sáng mặt trời có thể gây hại cho mắt.

Năm 2022 cũng sẽ có hai lần nguyệt thực toàn phần.

Nguyệt thực toàn phần sẽ có thể nhìn thấy ở Châu Âu, Châu Phi, Nam Mỹ và Bắc Mỹ [ngoại trừ những người ở các khu vực phía tây bắc] trong khoảng thời gian 9h31 tối giờ ET ngày 15.5 và 2h52 sáng theo giờ ET ngày 16.5.

Một nguyệt thực toàn phần khác cũng sẽ được quan sát ở Châu Á, Australia, Thái Bình Dương, Nam Mỹ và Bắc Mỹ vào ngày 8.11 từ 3h01 sáng theo giờ ET đến 8h58 sáng theo giờ ET.

Nguyệt thực xảy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng tròn thẳng hàng, và Mặt trăng đi vào bóng của Trái đất. Trái đất đổ hai bóng lên Mặt trăng trong thời gian nguyệt thực. Penumbra là bóng mờ một phần bên ngoài, và umbra là bóng tối toàn phần.

Nguyệt thực. Ảnh: Space

Khi trăng tròn di chuyển vào bóng của Trái đất, nó sẽ tối đi, nhưng nó sẽ không biến mất. Ánh sáng Mặt trời đi qua bầu khí quyển của Trái đất chiếu sáng Mặt trăng một cách ấn tượng, khiến nó có màu đỏ - đó là lý do tại sao sự kiện này thường được gọi là "trăng máu".

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết trong khu vực của bạn, Mặt trăng có thể xuất hiện màu gỉ sắt, màu gạch hoặc đỏ như máu.

Sự biến đổi màu sắc này xảy ra do ánh sáng xanh trải qua quá trình tán xạ khí quyển mạnh hơn, vì vậy ánh sáng đỏ sẽ là màu nổi bật nhất khi ánh sáng Mặt trời đi qua bầu khí quyển của chúng ta và chiếu nó lên Mặt trăng.

Trăng tròn

Vẫn còn tám lần trăng tròn sẽ xuất hiện vào năm 2022, với hai trong số này đủ tiêu chuẩn là siêu trăng. Dưới đây là danh sách các lần trăng tròn còn lại trong năm nay.

Ngày 16.5: Trăng hoa

Ngày 14.6: Trăng dâu

Ngày 13.7: Trăng hươu

Ngày 11.8: Trăng cá tầm

Ngày 10.9: Trăng thu hoạch

Ngày 9.10: Trăng thợ săn

Ngày 8.11: Trăng hải ly

Ngày 7.12: Trăng lạnh

Chủ Đề