Mùa sách Tin học 3 Đại học Vinh

Bài giảng điện tử hỗ trợ giáo viên giảng dạy theo sách Tin học lớp 3, bộ Sách giáo khoa do NXB Đại học Vinh (Lê Khắc Thành chủ biên) phát hành năm 2022.

Bộ bài giảng điện tử đầy đủ, bao gồm 32 bài.

Bộ bài giảng điện tử Tin học 3 Đại học Vinh được Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Sách và Học liệu điện tử Việt Nam đăng tải miễn phí dưới dạng file PowerPoint. Vì vậy thầy cô có thể tải về tham khảo miễn phí.

Sách Tin học 3 đến từ các tác giả và Nhà xuất bản:

1. Kết nối tri thức với cuộc sống. Nguyễn Chí Công (Tổng chủ biên). NXB GDVN

2. Chân trời sáng tạo. Quách Tất Kiên (Tổng chủ biên kiêm chủ biên). NXB GDVN

3. Cánh diều Hồ Sĩ Đàm(Tổng chủ biên). NXB ĐHSP TPHCM

4. Lê Khắc Thành(Chủ biên). NXB Đại học Vinh

5. Trần Trung (Chủ biên). NXB Đại học Vinh

6. Nguyễn Tương Tri (Tổng chủ biên kiêm chủ biên). NXB ĐH Huế

Bộ sách này chỉ mang tính chất tham khảo (bản mẫu), chưa phải là bản chính thức.

Tin-hoc-3-Dai-hoc-Vinh-Le-Khac-Thanh-1Tải xuống

Theo caphengaymoi KHT

  • Share on Facebook
  • Share on Twitter
  • Share on LinkedIn

KTN

See author's posts

Continue Reading

Previous: SGK môn Tin học 3 (bản mẫu) thuộc bộ sách Cánh diều.

Next: SGK môn Tin học 3 (bản mẫu) Trần Trung (Chủ biên) Nhà xuất bản Đại học Vinh.

LÊ KHẮC THÀNH (Chủ biên) NGUYỄN TÂN ÂN – NGÔ THỊ TÚ QUYÊN – TRỊNH ĐÌNH THẮNG – NGUYỄN THỊ THUẦN 3 BẢN MẪUNHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC VINH áng 11 năm 2021 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC VINH

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH MỤC TIÊU Giúp các em biết được yêu cầu cần đạt sau tiết học. Qua đó các em tự đối chiếu, đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu bài học của mình. MỞ ĐẦU Đưa ra tình huống liên quan đến nội dung bài học. Từ đó gợi mở, định hướng đến các hoạt động sẽ được thực hiện trong phần khám phá. KHÁM PHÁ Từ những hoạt động được đưa ra dưới nhiều hình thức khác nhau, các em tự mình khám phá để lĩnh hội kiến thức mới. Với mỗi hoạt động, thầy cô có thể giúp đỡ các em. LUYỆN TẬP Giúp các em ôn luyện kiến thức đạt được ở phần khám phá. Nhiều dạng hoạt động được đưa ra như: Sắp xếp theo thứ tự, lựa chọn phuơng án đúng, trao đổi, nhận xét, bảo vệ ý kiến,… VẬN DỤNG Các em được tự khẳng định mình ở phần này. Mỗi hoạt động cần sử dụng các kiến thức đã học vào thực tế nhằm phát huy tốt phẩm chất và năng lực của mình. Trong sách, số đặt trong ngoặc vuông (ví dụ [1], [2], [3],…) để chỉ thứ tự các thao tác. Cách trình bày này giúp các em thuận lợi khi thực hành trên máy tính. Hãy bảo quản, giữ gìn sách giáo khoa để dành tặng các em học sinh lớp sau! 2

LỜI NÓI ĐẦU Các em học sinh thân mến! Cuốn sách Tin học 3 là người bạn đồng hành của các em trong việc học tập, rèn luyện phẩm chất và năng lực Công nghệ Thông tin. Cuốn sách có 32 bài học, phân thành 5 chương, dựa theo 5 chủ đề. Mỗi bài học gồm nhiều hoạt động giúp em tự mình khám phá và giải quyết các nhiệm vụ học tập với sự hướng dẫn, hỗ trợ của thầy, cô. Ở mỗi hoạt động học tập, các em được khơi gợi hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động bằng sự đa dạng của nhiệm vụ học tập. Hình ảnh trong sách là một phần quan trọng của bài học. Các em cần quan sát, so sánh, phân tích,… để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Kĩ năng các em có được từ các hoạt động đó là yếu tố quan trọng để phát triển năng lực tự tìm hiểu, khám phá phần mềm máy tính trong môn Tin học. Chúc các em nhanh chóng làm quen và vận dụng thật tốt kiến thức, kĩ năng tin học vào học tập và thực tiễn cuộc sống! NHÓM TÁC GIẢ 3

1CHƯƠNG MÁY TÍNH VÀ EM BÀI 1 THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH MỤC TIÊU  N êu được ví dụ đơn giản minh hoạ cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hàng ngày đối với việc ra quyết định của con người;  N hận biết được trong các ví dụ đưa ra, đâu là thông tin và đâu là quyết định MỞ ĐẦU Sáng nay, bố nói với An: \"Chiều cả nhà mình về quê\". An nghe xong thấy vui lắm và đi chuẩn bị đồ đạc của mình. Bài học này giúp các em biết đâu là thông tin, đâu là quyết định. KHÁM PHÁ 1 Thông tin và quyết định Thông tin mà An nhận được là chiều nay cả nhà mình về quê. Quyết định của An là chuẩn bị đồ đạc của mình. Nghe dự báo khu vực đánh cá của mình sắp có bão, các bác ngư dân đã nhanh chóng cho tàu về bến kịp thời để tránh bão. Em hãy cho biết: Hình 1.1. Dự báo bão • T hông tin mà các bác ngư dân nhận được là gì? • Quyết định của họ là gì? 4

2 Vai trò của thông tin Em hãy trao đổi với bạn và cho biết thông tin mà các bác ngư dân nhận được quan trọng như thế nào trong việc ra quyết định của họ?  E m hãy cho ví dụ về vai trò quan trọng của thông tin đối với việc ra quyết định của con người. Hình 1.2. Tàu về bến LUYỆN TẬP a. Đang giờ ra chơi, nghe sáu Em hãy trao đổi với bạn và cho biết trong hai trường hợp a và b: tiếng trống, chúng em nhanh • Đâu là thông tin? chóng vào lớp. • Đâu là quyết định? b. Bác Năm đi xe máy trên đường, nghe tiếng còi xe ô tô đằng sau, bác tránh sang bên phải để nhường đường cho xe ô tô đi qua. VẬN DỤNG Ở nhà, Minh thấy cơn mưa kéo đến. Quần áo đang phơi Em hãy trao đổi với bạn và cho biết: ngoài sân. Minh nhanh chóng • M inh nhận được thông tin gì? Quyết định của Minh là gì? mang quần áo vào trong nhà. • T hông tin mà Minh nhận được quan trọng như thế nào trong việc ra quyết định? Thông tin mang lại sự hiểu biết cho con người. Nhờ có thông tin mà con người có được quyết định kịp thời, phù hợp. 5

BÀI 2 DẠNG THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN MỤC TIÊU  N hận biết được ba dạng thông tin hay gặp: Chữ, âm thanh, hình ảnh;  N hận ra được trong ví dụ: Thông tin thu nhận và được xử lí là gì, kết quả xử lí là hành động hay ý nghĩ gì. MỞ ĐẦU Trên đường đi học, gặp đèn tín hiệu giao thông màu đỏ, An dừng lại chờ đến khi đèn xanh thì đi tiếp. Như vậy, khi nhìn thấy hình ảnh đèn tín hiệu giao thông màu đỏ, mọi người phải dừng lại; khi đèn chuyển màu xanh thì đi tiếp. KHÁM PHÁ 1 Các dạng thông tin hay gặp Khi đi học, em nhận được nhiều thông tin. Các thông tin này thường ở ba dạng: Dạng hình ảnh (quang cảnh hai bên đường); dạng âm thanh (tiếng ồn của xe cộ); dạng chữ (biển số ô tô, biển quảng cáo). Quan sát các hình 2.1, 2.2 và 2.3, em hãy cho biết thông tin trong mỗi hình được thể hiện dưới dạng nào? Thông tin đó là gì? Ngày mai bão đến. Gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 10. KHU VỰC NƯỚC SÂU KHÔNG NÊN TẮM Hình 2.1. Biển báo giao thông Hình 2.2. Biển báo nguy hiểm Hình 2.3. Thông báo bão 6

2 Xử lí thông tin a. Đang ngồi học trong lớp, nghe ba tiếng trống, em nghĩ giờ ra chơi đã tới. Hình 2.4. Sân trường giờ ra chơi V ới em, thông tin thu nhận được là gì? K ết quả xử lí là hành động hay ý nghĩ gì? b. Khi đang xem ca nhạc trên ti vi, đến giờ có bóng đá, Nam đã bấm nút chuyển kênh trên điều khiển để xem bóng đá. E m hãy trao đổi với bạn và cho biết: • Điều gì sẽ xảy ra trên ti vi sau khi Nam bấm nút chuyển kênh? • Với Nam thông tin thu nhận và được xử lí là gì? Kết quả xử lí là hành động hay ý nghĩ gì? c. Trong giờ toán của lớp 3B, cô giáo hỏi: \"Em nào biết 6 + 8 : 2 = ?\". Có nhiều bạn giơ tay. Hình 2.5. Giờ học toán Em hãy trao đổi với bạn và cho biết với các bạn lớp 3B: • Thông tin thu nhận và được xử lí là gì? • Kết quả xử lí là hành động hay ý nghĩ gì? 7

LUYỆN TẬP Nhìn thấy bố hút thuốc lá, Minh nhẹ nhàng nói: \"Bố hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ của bố và mọi người đấy bố ạ\". Nghe xong, bố đã bỏ điếu thuốc đó đi. Em hãy trao đổi với bạn và cho biết: • T hông tin Minh thu nhận và được xử lí là gì? Nó thuộc dạng nào? Kết quả xử lí là hành động hay ý nghĩ gì? • V ới bố, thông tin thu nhận và được xử lí là gì? Nó ở dạng nào? Kết quả xử lí là hành động hay ý nghĩ gì? VẬN DỤNG Minh nghe cô giáo thông báo: \"Ngày mai lớp ta quyên góp giấy vụn\". Minh đã thu gom giấy để ủng hộ.  Em hãy trao đổi với bạn và cho biết: Thông tin Minh thu nhận và được xử lí là gì? Nó thuộc dạng nào? Kết quả xử lí là hành động hay ý nghĩ gì? V ới biển chỉ đường ở hình 2.6, em hãy trao NAM ĐỊNH NINH BÌNH đổi với bạn và cho biết: 30 km 34 km • Biển chỉ dẫn đó có những dạng thông tin nào? Hình 2.6. Biển chỉ đường • Thông tin thu nhận được khi biển đó: – Dựng bên ngã ba đường quốc lộ. – Ở bãi phế liệu. Có ba dạng thông tin thường gặp: Hình ảnh, âm thanh và chữ. Kết quả xử lí thông tin là hành động hay ý nghĩ. 8

BÀI 3 CON NGƯỜI XỬ LÍ THÔNG TIN MỤC TIÊU  N êu được ví dụ minh hoạ cho nhận xét: Bộ óc của con người là một bộ phận xử lí thông tin. MỞ ĐẦU Khi nhìn thấy cầu thủ bóng đá phạm lỗi, trọng tài phải suy nghĩ, lỗi đó chỉ cần nhắc nhở hay phải rút ra loại thẻ nào. Như vậy, lỗi của cầu thủ được xử lí ở bộ óc của người trọng tài. KHÁM PHÁ Bộ óc của con người là bộ phận xử lí thông tin a . Khi đi học, An nhìn thấy trời sắp mưa. An suy nghĩ rồi quay vào nhà, mang theo ô và đi học. Hình 3.1. An xử lí thông tin Em hãy trao đổi với bạn và cho biết: • Thông tin An nhận được là gì? • Thông tin đó được xử lí ở đâu? b . Nhìn thấy mẹ mệt mỏi khi đi làm E m hãy cho biết: về, Bình suy nghĩ rồi đi pha một cốc • Thông tin mà Bình nhận được là gì? nước chanh mời mẹ uống. • Bình đã xử lí thông tin đó ở đâu? c. Cô giáo đọc đề toán “Tìm số nhỏ Em hãy trao đổi với bạn và cho biết: nhất có ba chữ số khác nhau”. Bạn • Thông tin bạn Hoa nhận được là gì? Hoa nghĩ rất nhanh và đọc số 102. • Bạn ấy đã xử lí thông tin đó ở đâu? 9

LUYỆN TẬP Nhìn thấy cụ già muốn sang đường, Nam nghĩ cụ đi lại khó khăn nên chạy tới giúp cụ sang đường. Em hãy trao đổi với bạn và cho biết: • Thông tin Nam nhận được là gì? • Nam đã xử lí thông tin đó ở đâu? Hình 3.2. Nam giúp cụ già sang đường VẬN DỤNG a . Nghe bài hát từ loa phát thanh, Nam suy nghĩ một lát rồi nói được tên ca sĩ. E m hãy trao đổi với bạn và cho biết: Hình 3.3. Nam đang nghĩ • T hông tin Nam nhận được là gì? • N am xử lí thông tin đó ở đâu? T heo em câu nói ấy có đúng không? Tại sao? • Kết quả xử lí là gì? E m hãy trao đổi với bạn và đưa ra một ví dụ về bộ óc của con người là một bộ phận xử lí thông tin. b. Nam học rất giỏi. Có người nói: \"Bài toán ấy đối với Nam không cần suy nghĩ cũng làm được\". Bộ óc của con người là bộ phận xử lí thông tin thu nhận được để đưa ra quyết định. 10

BÀI 4 MÁY XỬ LÍ THÔNG TIN MỤC TIÊU  N êu được ví dụ minh hoạ cho nhận xét: Cuộc sống quanh ta có những máy tiếp nhận thông tin để quyết định hành động;  N hận ra được trong ví dụ, máy đã xử lí thông tin nào và kết quả xử lí ra sao. MỞ ĐẦU Bố Minh vừa mua chiếc ti vi. Sau khi lắp đặt, bố dùng điều khiển chuyển nhiều kênh để thử. Ngoài ra, bố còn xem được các thông tin trên Internet. Minh thấy ngạc nhiên vì ti vi chuyển được nhiều kênh. KHÁM PHÁ 1 Máy xử lí thông tin a. Bố Minh dùng điều khiển để chuyển kênh. Khi đó ti vi nhận được thông tin là số được bấm; kết quả xử lí là mở kênh ứng với số đó. E m hãy trao đổi với bạn và cho biết khi bố Minh bấm chuyển kênh thì: • Ti vi nhận được thông tin gì? • Sau khi ti vi xử lí thông tin thì kết quả xử lí như thế nào? b. Với thang máy thông thường: Trước khi vào bấm nút chọn lên hoặc xuống; khi vào trong thì bấm số tầng muốn đến. E m hãy cùng bạn quan sát hình 4.1a, 4.1b và cho biết: Thang máy nhận được thông tin gì? Kết quả xử lí ra sao? Hình 4.1a Hình 4.1b 11

2 Robot làm việc thay con người Với robot lau nhà, khi người dùng chọn chế độ “Hoạt động cạnh tường”, robot sẽ thực hiện hút bụi cạnh tường. E m hãy trao đổi với bạn và cho biết robot lau nhà đã Hình 4.2. Robot lau nhà nhận được thông tin gì? Kết quả xử lí như thế nào? LUYỆN TẬP Với robot bệnh viện, khi người dùng chọn chế độ phát thuốc, robot sẽ tự động đi phát thuốc cho bệnh nhân ở các phòng. E m hãy trao đổi với bạn và cho biết: Robot bệnh viện Hình 4.3. Robot bệnh viện nhận thông tin gì và kết quả xử lí ra sao? VẬN DỤNG a. Máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu trên cánh đồng. Khi người dùng chọn chế độ “Phun thuốc tự động cho cây trồng” thì máy bay thực hiện ngay theo chế độ đó. E m hãy trao đổi với bạn và cho biết: Thông tin mà Hình 4.4. Máy bay phun thuốc trừ sâu máy bay nhận được là gì và kết quả xử lí ra sao? b. Ngày nay, nhiều máy có thể xử lí thông tin phục vụ trong công nghiệp, nông nghiệp,… và cuộc sống con người. Em hãy trao đổi với bạn và cho biết: Tên một loại máy có thể xử lí thông tin. Ngày nay, nhiều loại máy có thể xử lí thông tin nhận được để quyết định hành động giúp con người trong công việc. 12

BÀI 5 LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH MỤC TIÊU  N hận diện và phân biệt được hình dạng của: Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh và các thành phần cơ bản của chúng.  N êu được sơ lược về chức năng của bàn phím, chuột, màn hình và loa;  N hận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng và điện thoại thông minh cũng dùng để nhận thông tin vào. MỞ ĐẦU Máy tính và điện thoại thông minh ngày càng được nhiều người sử dụng. Bài học này giúp các em nhận biết và phân biệt được hình dạng một số loại máy tính cùng những thành phần cơ bản của chúng; sơ lược về chức năng của bàn phím, chuột, màn hình và loa. KHÁM PHÁ 1 Máy tính để bàn và máy tính xách tay Màn hình Chuột Bàn phím Vùng cảm ứng Thân máy chuột Hình 5.1. Máy tính để bàn và máy tính xách tay Em hãy cùng bạn quan sát hình 5.1 rồi cho biết: • Máy tính để bàn có những thành phần cơ bản nào? • Máy tính xách tay có những thành phần cơ bản đó không? Máy tính để bàn và máy tính xách tay có bốn thành phần cơ bản là: Thân máy, màn hình, bàn phím và chuột máy tính hoặc vùng cảm ứng chuột. Máy tính xách tay có thể gấp lại cho gọn. Bàn phím, vùng cảm ứng chuột được gắn liền với thân máy. Vùng cảm ứng chuột có chức năng như chuột máy tính. 13

2 Bàn phím, chuột, màn hình và loa a. Bàn phím: Dùng để nhập văn bản và gửi tín hiệu vào cho máy tính. b. Chuột máy tính: Giúp điều khiển máy tính thuận tiện hơn. c. Màn hình: Là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính. Màn hình cảm ứng có thêm chức năng nhập thông tin vào. d. Loa: Dùng để phát âm thanh. Loa có nhiều loại khác nhau, có dây hoặc không dây. Hình 5.2. Loa máy tính 3 Máy tính bảng và điện thoại thông minh Máy tính bảng và điện thoại thông minh có màn hình cảm ứng được gắn liền với thân máy. Khi cần dùng bàn phím, người ta thao tác để nó hiển thị trên màn hình. Thay cho việc dùng chuột, người dùng chạm nhẹ ngón tay trên màn hình cảm ứng. Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa máy tính xách tay và máy tính bảng. Hình 5.3. Máy tính bảng và điện thoại thông minh Máy tính bảng và điện thoại thông minh cũng có các thành phần có chức năng giống như những thành phần cơ bản của máy tính. LUYỆN TẬP Thành phần Hình ảnh 2 Em hãy chỉ ra các cặp tương ứng A. Thân máy tính 1 của thành phần máy tính với 4 hình ảnh của nó ở bảng bên. B. Màn hình máy tính C. Bàn phím máy tính 3 D. Chuột máy tính Hình 5.4a Hình 5.4b Hình 5.4c Hình 5.4d Em hãy gọi tên loại máy tính ở các hình 5.4a, 5.4b, 5.4c, 5.4d. 14

VẬN DỤNG E m hãy trao đổi với bạn, chỉ ra các bộ ba tương ứng với nhau giữa chức năng - hình ảnh - tên gọi ở bảng dưới đây. Ví dụ: A – 1 – a là sai, A – 3 – d là đúng. Chức năng Hình ảnh Tên gọi a. Loa máy tính A. Hiện thị kết quả 1 làm việc b. Chuột máy tính B. Giúp điều khiển máy tính thuận tiện 2 hơn C. Gửi các tín hiệu vào 3 c. Bàn phím máy tính máy tính D. Phát ra âm thanh 4 d. Màn hình máy tính Em hãy trao đổi với bạn và cho biết: Màn hình của máy tính bảng và điện thoại thông minh có những chức năng gì? Các loại máy tính: Để bàn, xách tay, bảng và điện thoại thông minh thường có bốn thành phần cơ bản là thân máy, màn hình, bàn phím và chuột. Bàn phím, chuột, màn hình và loa giúp sử dụng máy tính dễ dàng và hiệu quả. 15

BÀI 6 SỬ DỤNG CHUỘT MÁY TÍNH MỤC TIÊU  N hận biết được vị trí các nút của chuột và cầm chuột đúng cách;  T hực hiện được các thao tác cơ bản: di chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột, kéo thả chuột, nháy nút phải chuột, xoay nút cuộn. MỞ ĐẦU Sử dụng chuột, em có thể điều khiển máy tính dễ dàng và nhanh chóng. Bài học này giúp các em cầm đúng chuột máy tính và biết một số thao tác sử dụng nó. KHÁM PHÁ Nút trái Nút phải 1 Chuột máy tính E m cùng bạn quan sát hình 6.1 và cho biết vị trí các nút của chuột. Nút cuộn Hình 6.1. Chuột máy tính 2 Cách cầm chuột máy tính Hình 6.2. Cách cầm chuột Tay phải cầm chuột. Cổ tay để thẳng với bàn tay. Ngón trỏ đặt lên nút trái chuột. Ngón giữa đặt lên nút phải chuột. Các ngón còn lại giữ chuột (hình 6.2). 16

3 Thao tác với chuột a. Di chuyển chuột: Di chuyển chuột trên mặt phẳng từ vị trí này đến vị trí khác để con trỏ chuột di chuyển theo trên màn hình. b. Nháy chuột: Nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay. c. Nháy đúp chuột: Nhấn nhanh hai lần liên tiếp nút trái chuột rồi thả ngón tay. d. K éo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển con trỏ chuột tới vị trí cần đến rồi thả ngón tay. e. Nháy nút phải chuột: Nhấn nút phải chuột rồi thả ngón tay. g. X oay nút cuộn: Dùng ngón tay trỏ xoay nút cuộn để dịch chuyển trang màn hình lên hoặc xuống. Em hãy trao đổi với bạn và cho biết: Sự giống và khác nhau giữa nháy chuột và nháy đúp chuột. Mỗi khi thao tác với chuột thì thông tin điều khiển sẽ được chuyển cho máy tính thực hiện. LUYỆN TẬP 12 3 E m hãy cùng bạn quan sát hình 6.3 và cho biết tên từng bộ phận được đánh số 1, 2, 3. Hình 6.3. Chuột máy tính E m hãy trao đổi với bạn và chỉ ra 1. Cầm chuột bằng a. nút phải chuột các cặp tương ứng giữa các mục 2. Ngón trỏ đặt vào b. tay phải ở cột trái với các mục ở cột phải trong bảng bên. 3. Ngón giữa đặt vào c. nút trái chuột Ví dụ: 1 – a là sai; 1 – b là đúng. 4. Ngón cái đặt vào d. bên phải chuột 5. N gón út và ngón áp út đặt vào e. bên trái chuột 17

E m hãy trao đổi với bạn và cho biết lỗi sai khi cầm chuột trong các hình 6.4a, 6.4b, 6.4c và 6.4d. a bc d Hình 6.4. Một số kiểu cầm chuột sai VẬN DỤNG Em hãy trao đổi với bạn và cho biết: • Mỗi khi thực hiện thao tác với chuột thì điều gì sẽ xảy ra? • T ên thao tác tương ứng với cách thực hiện trong bảng dưới đây. Tên thao tác Cách thực hiện 1. Di chuyển chuột 2. Nháy chuột a. Dùng ngón tay trỏ xoay nút cuộn. 3. Nháy đúp chuột b. Nhấn nút phải chuột rồi thả ngón tay. 4. Nháy nút phải chuột c. Nhấn nhanh hai lần liên tiếp nút trái chuột rồi thả ngón tay. 5. Kéo thả chuột d. N hấn và giữ nút trái chuột, di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần 6. Xoay nút cuộn thiết rồi thả ngón tay. e. Nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay. g. Di chuyển chuột trên mặt phẳng từ vị trí này đến vị trí khác. Các thao tác với chuột: Nháy chuột, di chuyển, kéo thả,... giúp em điều khiển máy tính dễ dàng. 18

BÀI 7 LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH MỤC TIÊU  B iết và ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính, biết vị trí phù hợp của màn hình với mắt, với nguồn sáng trong phòng,...  N êu được tác hại của việc ngồi sai tư thế hoặc sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuổi. Nhận ra được tư thế ngồi sai khi làm việc với máy tính. MỞ ĐẦU Khi sử dụng máy tính, ngồi đúng tư thế giúp em giữ gìn sức khoẻ và làm việc hiệu quả. Nếu ngồi sai tư thế sẽ có hại cho sức khoẻ. Bài học này giúp các em tìm hiểu tư thế ngồi đúng và tác hại của việc ngồi sai tư thế, sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuổi. KHÁM PHÁ Hình 7.1b 19 1 Tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính E m hãy trao đổi với bạn và cho biết trong hai hình 7.1a và 7.1b thì bạn ở hình nào có tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính? Hình 7.1a Tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính: – Ngồi thẳng lưng, vai thả lỏng; – Mắt hướng ngang hoặc hơi cao hơn cạnh trên màn hình; – Khoảng cách từ mắt đến màn hình từ 50cm đến 80cm; – Không để ánh sáng chiếu thẳng vào mắt và màn hình; – Tay đặt ngang tầm bàn phím; – Chuột để bên tay phải.

2 N hững tác hại khi ngồi sai tư thế hoặc sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuổi Em hãy trao đổi với bạn và cho biết mỗi cách ngồi sai dưới đây dẫn đến những tác hại nào: Cong vẹo cột sống, cận thị, mỏi cổ tay, tê chân. a bc H ình 7.2. Những tư thế ngồi sai khi sử dụng máy tính E m hãy trao đổi với bạn về những tác hại khi sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuổi. Sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuối sẽ dẫn tới mỏi mắt, đau lưng, đau vai gáy, mỏi cổ tay,... Sau khoảng 30 phút sử dụng máy tính, em nên đứng dậy, đi lại và vận động nhẹ nhàng. LUYỆN TẬP A. Đau lưng B. Đau vai gáy  E m hãy chỉ ra những tác hại của C. Mỏi mắt D. Cơ thể dẻo dai việc ngồi sai tư thế khi sử dụng máy tính (A, B,C...). E. Cong vẹo cột sống G. Không ảnh hưởng đến sức khoẻ VẬN DỤNG E m hãy ngồi như đang sử dụng máy tính và yêu cầu bạn cùng bàn nhận xét đúng ở đâu, sai ở đâu? Sau đó hai bạn đổi vai trò cho nhau. Nên đặt máy tính ở vị trí để ánh sáng không chiếu thẳng vào mắt và màn hình. Em cần ngồi đúng tư thế và đảm bảo thời gian theo quy định khi sử dụng máy tính. 20

BÀI 8 ĐIỀU KHIỂN MÁY TÍNH MỤC TIÊU  K hởi động được máy tính; Kích hoạt được phần mềm ứng dụng;  R a khỏi được hệ thống đang chạy đúng cách;  N êu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách khi sử dụng sẽ gây tổn hại cho các thành phần của máy tính. MỞ ĐẦU Để sử dụng phần mềm trên máy tính, trước tiên phải khởi động máy tính. Tiếp đến là kích hoạt phần mềm. Sau khi làm việc xong, cần thoát ra khỏi các phần mềm và tắt máy tính. Bài học này giúp các em biết điều khiển máy tính đúng cách. KHÁM PHÁ [2] Nhấn nút nguồn trên thân máy tính 1 Khởi động máy tính Thực hiện các thao tác dưới đây để khởi động máy tính: Màn hình khi hoàn thành khởi động [1] Nhấn nút nguồn màn hình H ình 8.1. Máy tính để bàn Với máy tính xách tay và máy tính bảng em chỉ cần nhấn nút nguồn. Chú ý: Trong quá trình khởi động, máy tính có thể yêu cầu nhập mật khẩu. Thầy cô sẽ hướng dẫn em nhập mật khẩu. 21

2 K ích hoạt phần mềm ứng dụng a. Kích hoạt phần mềm Notepad E m hãy thực hiện các thao tác sau: Hình 8.3. C ửa sổ phần mềm Notepad sau khi gõ các phím [1] N háy đúp chuột vào biểu tượng Notepad trên màn hình. [2] Gõ ba phím H, O, A. Gõ phím dấu cách (phím dài nhất ở bàn phím). Gõ ba phím B, A, N. Gõ phím Enter. Kết quả như hình 8.3. b. Thoát khỏi phần mềm Notepad [1] Nháy chuột vào nút lệnh ở góc trên bên phải cửa sổ màn hình. Xuất hiện cửa sổ lựa chọn. [2] Nháy chuột vào nút lệnh Don’t Save (không lưu). 3 T ắt máy tính T hực hiện các thao tác dưới đây để tắt máy tính đúng cách: [1] Nháy chuột vào nút lệnh Start; [2] Nháy chuột vào nút lệnh Power; [3] Nháy chuột vào nút lệnh Shut down; [4] Nhấn công tắc màn hình (với máy tính để bàn). Chú ý: T rước khi tắt máy tính phải thoát ra hết các phần mềm ứng dụng đã kích hoạt. Không được ấn và giữ nút nguồn trên thân máy hoặc rút phích cắm ra khỏi nguồn điện để tắt máy tính. Nếu tắt máy tính không đúng cách sẽ gây tổn hại đến các thành phần 22 của máy tính.

LUYỆN TẬP  E m hãy trao đổi với bạn và cùng thực hiện các việc: • Khởi động máy tính để bàn; • Kích hoạt phần mềm Notepad; • Ra khỏi phần mềm Notepad.  Chọn cách tắt máy tính đúng trong ba cách sau: Cách 1 Cách 2 Cách 3 [1] N háy chuột vào [1] N háy chuột vào [1] Nháy chuột vào nút lệnh Power; nút lệnh Start; nút lệnh Shut down; [2] N háy chuột vào [2] N háy chuột vào [2] Nháy chuột vào nút lệnh Start; nút lệnh Shut down; nút lệnh Power; [3] Nháy chuột vào [3] Nháy chuột vào [3] Nháy chuột vào nút lệnh Start; nút lệnh Shut down; nút lệnh Power; [4] N hấn nút nguồn màn [4] N hấn nút nguồn màn [4] N hấn nút nguồn màn hình (với máy tính để hình (với máy tính để hình (với máy tính để bàn). bàn). bàn). VẬN DỤNG Em hãy trao đổi với bạn để cùng liệt kê các bước: • Kích hoạt phần mềm Paint; • Thoát khỏi phần mềm Paint. Em hãy thực hành tắt máy tính đúng cách. Em hãy nêu những tác hại khi tắt máy tính không đúng cách. Khởi động hoặc tắt máy tính phải theo đúng thứ tự các bước, nếu không vô tình chúng ta làm máy tính nhanh hỏng. 23

BÀI 9 AN TOÀN VỀ ĐIỆN KHI SỬ DỤNG MÁY TÍNH MỤC TIÊU  B iết thực hiện quy tắc an toàn về điện;  C ó ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính. MỞ ĐẦU Máy tính sử dụng điện để hoạt động nên các em phải thực hiện quy tắc an toàn điện. Bài học này giúp các em hiểu quy tắc an toàn điện và có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính. KHÁM PHÁ 1 An toàn điện khi sử dụng máy tính Hình 9.1. Để máy tính ở nơi khô, thoáng Hình 9.2. Bàn phím bị đổ bẩn Hình 9.3. Sử dụng máy tính Hình 9.4. S ử dụng máy tính khi trời có sấm sét khi tay ướt E m và bạn cùng quan sát các hình 9.1, 9.2, 9.3, 9.4 trao đổi và cho biết: • Không nên để máy tính ở nơi như thế nào? • Cần tránh để những vật dụng gì ở gần máy tính? • Khi ngoài trời có sấm sét có nên sử dụng máy tính không? • Tại sao không nên sử dụng máy tính khi tay ướt? 24

Quy tắc an toàn điện: – Để máy tính ở nơi sạch sẽ, khô, thoáng, đủ ánh sáng; – Không để máy tính ở tình trạng ẩm ướt; – Không sử dụng máy tính khi tay ướt; – Tránh để vật dụng chứa nước dễ đổ ở gần máy tính; – Tránh để máy tính bị dò điện gây nguy hiểm cho người dùng. 2 Có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi dùng máy tính Hoa trao đổi với Mơ về ý thức đề phòng tai nạn về điện khi dùng máy tính. Mơ nói: \"Chúng mình cần phải thực hiện quy tắc an toàn điện khi sử dụng máy tính\". Hoa nói thêm: \"Không sờ vào dây điện hở và không tự ý cắm điện nữa chứ\". E m hãy trao đổi với bạn và kể thêm một vài tình huống có thể gây mất an toàn về điện khi sử dụng máy tính. LUYỆN TẬP Hùng đến nhà Nam chơi, nhìn thấy Nam đang sử dụng máy tính, bên cạnh bàn phím có cốc nước cam.  Em hãy trao đổi với bạn và cho biết Hùng nên nói điều gì với Nam? VẬN DỤNG T heo em, Mận nên khuyên em của bạn ấy thế nào? Mận và em ở nhà, em của Mận T ại sao không nên làm việc với máy tính khi ngoài trời đang xem phim hoạt hình đang có sấm sét? trên máy tính. Một lúc sau trời chuyển mưa, có sấm chớp. Thực hiện quy tắc an toàn điện và luôn đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính. 25

BÀI 10 BÀN PHÍM MÁY TÍNH MỤC TIÊU  C hỉ ra được khu vực chính của bàn phím và nêu được tên các hàng phím. MỞ ĐẦU Bàn phím là một thành phần cơ bản của máy tính. Bài học này giúp các em biết được khu vực chính của bàn phím và tên các hàng phím nằm trong khu vực đó. KHÁM PHÁ E m hãy quan sát hình 10.1 và cho biết bàn phím có mấy khu vực và tên của chúng là gì? Cụm phím chức năng Cụm phím số Khu vực chính của bàn phím Cụm phím di chuyển Hàng phím số Hình 10.1. Các khu vực của bàn phím và kí hiệu E m cùng bạn quan Hàng phím trên sát hình 10.2 và cho biết tên của hàng Hàng phím phím chứa phím F và cơ sở phím J. Hàng phím dưới Hàng phím dưới cùng Phím F và phím J có gai Phím dấu cách chứa phím dấu cách Hình 10.2. Khu vực chính của bàn phím 26

LUYỆN TẬP E m hãy trao đổi với bạn và chỉ ra các cặp tương ứng giữa các số ở đầu dòng cột bên trái với các chữ cái ở đầu dòng cột bên phải dưới đây. 1. Q, Y, P, R a. thuộc hàng phím cơ sở 2. C, Z, M, V b. thuộc hàng phím trên 3. A, D, K, H c. thuộc hàng phím dưới VẬN DỤNG Em hãy trao đổi với bạn và cho biết: • Tên các hàng phím nằm trong khu vực chính của bàn phím. • Phím Esc có nằm trong khu vực chính của bàn phím không? Khu vực chính của bàn phím gồm: Hàng phím số và kí hiệu, hàng phím trên, hàng phím cơ sở, hàng phím dưới và hàng phím dưới cùng. Đọc thêm Phím Esc có nhiều chức năng. Một trong các chức năng đó là dùng để thoát khỏi công việc đang làm. Phím dấu cách (dài nhất) dùng để chèn khoảng trống giữa các chữ. Các phím chữ cái dùng để nhập văn bản. Muốn viết chữ hoa thì giữ phím Shift và gõ phím muốn viết hoa. Muốn xuống dòng thì gõ phím Enter. Các phím di chuyển cho phép dịch con trỏ chuột sang trái, sang phải, lên trên, xuống dưới. 27

BÀI 11 CÁCH ĐẶT NGÓN TAY GÕ PHÍM MỤC TIÊU  B iết vị trí đặt các ngón tay trên hàng phím cơ sở;  T hực hiện được thao tác gõ các phím ở hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới đúng quy định của cách gõ bàn phím. MỞ ĐẦU Bài học trước, các em đã được làm quen với bàn phím máy tính. Bàn phím dùng để nhập thông tin vào máy tính. Bài học này giúp các em biết đặt tay đúng cách trên bàn phím và gõ các phím ở hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới đúng quy định của cách gõ bàn phím. KHÁM PHÁ ~ ! @# $ %^ &* ( ) _ + Backspace ` 1 23 4 56 78 9 0 - = 1 Nhiệm vụ của từng ngón tay Ctrl QW E R T Y U I O P { } E m cùng bạn quan sát hình 11.1 và cho [ ] biết, tương ứng với mỗi ngón tay sẽ gõ những phím nào trên bàn phím? Caps A S D F GH J K L : \"' | Lock ; \\ Hình 11.1. Mỗi ngón tay ứng với Shift Z X C V B N M ,< .> ? Shift / một số phím Ctrl Alt Alt Ctrl Khi chờ gõ phím, các ngón tay đặt trên hàng phím cơ sở. Hai ngón trỏ đặt trên hai phím F và J (xem hình 11.2). 2 Gõ phím bằng mười ngón tay E m hãy tập gõ phím theo hướng dẫn sau: • Đặt các ngón tay trên hàng phím cơ sở; • Nhìn thẳng vào màn hình; • Gõ nhẹ, dứt khoát; • Mỗi ngón tay chỉ gõ một số phím có màu tương ứng với màu ngón tay. 28

LUYỆN TẬP Em hãy quan sát cách đặt bàn tay ASDFGH J K L ; và các ngón tay trên phím hàng cơ Hình 11.2. Gõ phím hàng cơ sở sở và thực hiện gõ as, sa, as, as, sa, sa, as, dk, kd, kd, kd, ls, sl, ls, ls; g;, g;, ;g, ;g, ha, ah, ha, ha, ah. Khi gõ phím thuộc hàng phím trên hoặc hàng phím dưới thì đưa ngón tay được phân công gõ vào phím đó. Khi chờ gõ phím thì luôn đặt các ngón tay trên hàng phím cơ sở. Em hãy gõ qw, qw, wq, wq, ur, ur, QWE R T Y U I O P ru, ru, ur, ei, ei, ie, ei, ie, tp, pt, tp, tp, pt, tp, oy, yo, oy, yo, oy. Hình 11.3. Gõ phím hàng trên E m hãy gõ xm, xm, xm, mx, c, c, c, c, Z X C V B N M <, >. ?/ bv, bv, vb, vb, vn, vn, nv, nv, vn. Hình 11.4. Gõ phím hàng dưới VẬN DỤNG Em hãy gõ các phím: • furl, dkje, gidk, hies, rski, iwjs, dhts, skir, dorj. • mskx, njax, nxkd, dkms, almz, xksn, nsmx, xsnk, mhdx, dhmz, mkax, mkdc. Mỗi ngón tay được phân công gõ một số phím. Khi chờ gõ phím, các ngón tay đặt trên hàng phím cơ sở. 29

BÀI 12 GÕ PHÍM VỚI PHẦN MỀM MỤC TIÊU  Biết sử dụng phần mềm gõ phím.  Thực hiện nhanh các thao tác gõ phím. MỞ ĐẦU Có nhiều phần mềm trợ giúp luyện gõ phím nhanh và đúng. Bài học này giúp các em sử dụng phần mềm Tux Typing để luyện gõ phím kết hợp với những trò chơi thú vị. KHÁM PHÁ 1 Kích hoạt phần mềm Tux Typing E m hãy nháy đúp chuột vào biểu tượng Tux Typing trên màn hình. Cửa sổ xuất hiện như hình 12.1. Hình 12.1. Cửa sổ Tux Typing sau khi được kích hoạt 30

2 Thực hiện trò chơi gõ chữ E m hãy cùng bạn thực hiện các bước dưới đây để vào trò chơi gõ chữ: [1] Nháy chuột vào Fish Cascade; [2] Nháy chuột vào Easy; [3] Nháy chuột vào Alphabet. Trên màn hình xuất hiện các con cá mang theo chữ cái rơi xuống. Các em phải gõ đúng và nhanh các chữ cái ở các con cá trước khi nó rơi xuống đất thì chim cánh cụt mới ăn được. Hình 12.2. Màn hình luyện gõ chữ cái 3 Thoát khỏi trò chơi Đ ể thoát khỏi trò chơi, em hãy gõ bốn lần liên tiếp vào phím Esc. LUYỆN TẬP Bắn thiên thạch Em hãy cùng bạn thực hiện các bước dưới đây để vào trò chơi bắn thiên thạch: [1] Nháy chuột vào Comet Zap; [2] Nháy chuột vào Space Cadet; [3] Nháy chuột vào Alphabet. 31

Trên màn hình xuất hiện các thiên thạch mang theo chữ cái rơi xuống. Để bắn thiên thạch các em phải gõ đúng các chữ cái ở các thiên thạch đó. Hình 12.3. Màn hình bắn thiên thạch VẬN DỤNG E m hãy cùng bạn thực hiện các bước dưới đây để vào trò chơi gõ chữ ở mức trung bình. [1] Nháy chuột vào Fish Cascade; [2] Nháy chuột vào Medium; [3] Nháy chuột vào Alphabet. Phần mềm Tux Typing giúp em luyện gõ phím nhanh và đúng. 32

BÀI 13 THỰC HÀNH SỬ DỤNG BÀN PHÍM MỤC TIÊU  Biết cách sử dụng phần mềm Notepad để gõ văn bản. MỞ ĐẦU Các em đã dùng phần mềm Tux Typing để luyện gõ phím nhanh và đúng cách. Bài học này giúp các em sử dụng bàn phím thành thạo hơn qua việc nhập văn bản với phần mềm Notepad. Hình 13.1. Gõ chữ trên bàn phím KHÁM PHÁ E m hãy kích hoạt phần mềm Notepad, sau đó nhập hai dòng văn bản về thông tin như hình 13.2. Để các từ cách nhau, gõ phím dấu cách (phím dài nhất). Muốn xuống dòng, gõ phím Enter. Muốn xoá, gõ phím Delete hoặc Backspace. Hình 13.2. Cửa sổ Notepad sau soạn thảo Em hãy cho biết sự khác nhau của việc xoá khi gõ phím: Delete, Backspace. 33

LUYỆN TẬP Em hãy gõ tiếp hai dòng thể hiện như ở hình 13.3. Hình 13.3. Cửa sổ Notepad sau soạn thảo bổ sung VẬN DỤNG Em hãy trao đổi với bạn cách gõ chữ hoa (xem Đọc thêm trang 27); nhập đoạn văn bản dưới đây (không cần gõ dấu): Nháy chuột là nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay. Nháy đúp chuột là nhấn nhanh hai lần nút trái chuột rồi thả ngón tay. Sử dụng phần mềm Notepad giúp em làm quen với việc gõ văn bản nhanh và đúng quy cách. 34

2CHƯƠNG MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET BÀI 14 THÔNG TIN VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢI TRÍ TRÊN INTERNET MỤC TIÊU  N êu được ví dụ về tin tức và chương trình giải trí có thể xem được khi truy cập Internet. MỞ ĐẦU Vừa đi học về, Minh nghe bố nói với bác Hồng: ”Hôm nay trên Internet có nhiều tin tức hay lắm bác ạ”. Bác Hồng nói: ”Trên Internet tin gì mà chẳng có”. Minh nghĩ, trên Internet có thể tìm được chương trình chơi cờ vua. KHÁM PHÁ 1 Tin tức trên Internet E m hãy trao đổi với bạn và cho biết thông tin về dự báo thời tiết có thể xem được trên Internet không? E m hãy đưa ra ví dụ về những Hình 14.1. Trang tin dự báo thời tiết thông tin khác có thể xem được trên Internet. 35

2 Chương trình giải trí trên Internet Em hãy kể tên một số phim hoạt hình, bài hát, trò chơi mà em biết trên Internet. E m cùng các bạn xem chương trình giải trí trên Internet do thầy cô mở. Em hãy nêu một vài thông tin em biết sau khi xem. Hình 14.2. Cuộc thi giọng hát nhí Dưới sự hướng dẫn của thầy cô, trên Internet em có thể xem tin tức và chương trình giải trí. LUYỆN TẬP CỜ VUA VN Hãy chơi cờ vua trực tuyến ! E m hãy trao đổi với bạn và cho biết: • Phim hoạt hình Anh Kim Đồng có thể tìm được trên Internet không? • Chương trình chơi cờ vua có tìm được trên Internet không? Hình 14.3. Chương trình cờ vua VẬN DỤNG Em cùng các bạn hãy thực hiện: • Xem trang thông tin trên Internet về các trò chơi dành cho thiếu nhi do thầy cô mở; • Kể tên một số trò chơi mà em đã quan sát được. Với Internet, em có thể xem thông tin, đọc truyện, xem phim hoạt hình, nghe nhạc,… 36

BÀI 15 THÔNG TIN TÌM ĐƯỢC TRÊN INTERNET MỤC TIÊU  N êu được ví dụ thông tin nào đó không có sẵn trong máy tính đang sử dụng nhưng có thể tìm thấy trên Internet;  B iết được không phải thông tin nào trên Internet cũng phù hợp với lứa tuổi. MỞ ĐẦU Bạn Hồng nói với Hoa: “Bố mình mới đi công tác ở Tây Nguyên về. Bố nói ở đó mùa này hoa nở đẹp lắm, tràn ngập sắc vàng rực rỡ của hoa muồng.” Hoa nói với bạn: “Dù chúng mình chưa đến Tây Nguyên, nhưng cũng có thể ngắm hoa muồng vàng qua những bức ảnh trên Internet.” KHÁM PHÁ 1 Thông tin trên Internet E m cùng bạn quan sát hình 15.1 và cho biết có những thông tin gì ở trong đó? Hình 15.1. Kênh truyền hình Thông tin trên Internet rất phong phú. Những điều em muốn biết mà không có sẵn trong sách vở, máy tính,… thì có thể có trên Internet. 37

2 Lưu ý khi truy cập Internet E m hãy cùng bạn quan sát hai trang thông tin dưới đây và cho biết trang nào phù hợp, trang nào không phù hợp với lứa tuổi của em? Hình 15.2a Hình 15.2b Trên internet có rất nhiều thông tin nhưng không phải thông tin nào cũng phù hợp với các em. LUYỆN TẬP Em hãy trao đổi với bạn và cho biết phim, chương trình nào sau đây phù hợp với lứa tuổi của em: A. Phim ảnh bạo lực, phim kinh dị. B. Phim truyện cổ tích. C. Chương trình dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 3. VẬN DỤNG T heo hướng dẫn của thầy cô giáo, em hãy tìm hiểu trên Internet thông tin về quê hương của Bác Hồ và trình bày trước lớp. Mẹ xem chương trình thời trang phụ nữ trung niên trên Internet. Khi mẹ ra ngoài thì Hoa vào xem. Theo em, chương trình đó có phù hợp với lứa tuổi của bạn Hoa không? Trên Internet có nhiều thông tin có ích, nhưng cũng có thông tin không phù hợp với lứa tuổi của em. 38

BÀI 16 THÔNG TIN CỦA EM VÀ GIA ĐÌNH TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ MỤC TIÊU  B iết được thông tin cá nhân và gia đình có thể được lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính;  C ó ý thức bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình khi giao tiếp qua máy tính;  B iết được việc người xấu có thể lợi dụng những thông tin này gây hại cho em và gia đình. MỞ ĐẦU Bác Tư thấy tin nhắn chúc mừng sinh nhật từ số điện thoại lạ. Bác không hiểu vì sao họ biết số điện thoại và ngày sinh của mình. Vì hay tìm thông tin trên Internet, nên có thể thông tin cá nhân của bác bị rò rỉ từ máy tính. KHÁM PHÁ 1 Thông tin cá nhân, gia đình được lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính a. Thông tin cá nhân và gia đình E m hãy trao đổi với bạn và cho biết đâu là thông tin cá nhân của em trong các thông tin dưới dây: A. Tên của em C. Ngày sinh của em E. Ảnh của em B. Tên của bạn em D. Tên của bố em G. Sở thích của em E m cùng bạn quan sát hình 16.1 và cho biết đâu là thông tin cá nhân? Hình 16.1. Nhãn sách 39

Đ âu là thông tin về gia đình em trong các thông tin dưới dây: A. Tên của mẹ em C. Tên của cô giáo em E. Địa chỉ nhà em G. Ảnh của lớp em. B. Địa chỉ nhà bạn em D. Ảnh của gia đình em b. Lưu trữ và trao đổi thông tin nhờ máy tính Cô giáo lớp bạn Nam đưa cho mỗi bạn tờ khai mang về để bố mẹ điền: Họ tên học sinh; họ tên, số điện thoại của bố, mẹ; địa chỉ nhà. Cô thu các tờ khai rồi nhập thông tin và lưu vào máy tính. Cô gửi các thông tin này tới trung tâm máy tính của nhà trường. E m hãy trao đổi với bạn và cho biết: Cô giáo lấy thông tin nào từ máy tính để gửi được tin nhắn đến bố, mẹ học sinh. Các thông tin cá nhân và gia đình có thể được lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính. 2 Bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình E m hãy trao đổi với bạn và lựa chọn việc không nên làm khi sử dụng máy tính: A. Đ ưa sở thích cá nhân lên Internet. B. C ần cảnh giác khi khai báo thông tin trên những trò chơi điện tử. C. Đăng ảnh gia đình trên Internet. Hình 16.2. Ă n cắp thông tin trên Internet 3 Tác hại khi thông tin cá nhân và gia đình bị rò rỉ Khi kẻ xấu biết được thông tin cá nhân của em và gia đình, họ có thể: A. Giả danh là người thân của bố mẹ em để lừa em. B. Dùng thông tin cá nhân của em để lừa người thân của em. C. Dùng hình ảnh của em hoặc gia đình vào việc xấu. D. Đe dọa, bắt nạt em trên mạng. E m hãy trao đổi với bạn và nêu những tác hại khi thông tin cá nhân, gia đình bị kẻ xấu lợi dụng. 40

LUYỆN TẬP Em hãy trao đổi với bạn, chọn việc nên làm khi được phép sử dụng máy tính để giao tiếp: A. Không kết bạn với những người chưa quen biết trên Internet. B. Nhờ các anh chị lớp trên đưa ảnh của mình lên Internet. C. Tránh tham gia các trò chơi yêu cầu khai báo thông tin cá nhân. VẬN DỤNG Bạn Mận khoe với Hoa là đã nhờ bố lưu ảnh của mình vào máy tính. Khi lưu ảnh xong, bố nói ảnh đó có thể gửi cho các bạn nhờ Internet. Em hãy trao đổi với bạn và cho biết: Nếu kẻ xấu lấy được ảnh của Mận trên Internet thì bạn ấy có thể gặp những rắc rối gì? M ột lần Nam được bố cho sử dụng máy tính. Khi khởi động, máy tính yêu cầu nhập mật khẩu. Theo em mật khẩu máy tính có tác dụng gì? Thông tin cá nhân và gia đình có thể lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính. Cần bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình khi sử dụng máy tính hoặc trao đổi thông tin trên Internet. 41

3CHƯƠNG TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN BÀI 17 SẮP XẾP VÀ TÌM KIẾM MỤC TIÊU  G iải thích được nếu sắp xếp những gì ta có một cách hợp lí thì khi cần sẽ tìm được nhanh hơn;  Sắp xếp được đồ vật hay danh sách hợp lí theo một số yêu cầu cụ thể. MỞ ĐẦU Vì sách để lộn xộn nên bạn Nam tìm quyển Tin học 3 mãi mới thấy. Nhờ bố mẹ góp ý, bạn ấy đã sắp xếp lại giá sách, giúp việc tìm kiếm sách dễ dàng hơn. Bài học này giúp các em sắp xếp đồ vật hay danh sách theo yêu cầu cụ thể. KHÁM PHÁ 1 Sắp xếp đồ vật Khi bán các mặt hàng rau, quả..., người ta thường sắp xếp chúng theo cách: Rau, quả cùng loại được để vào cùng một chỗ. Nhờ sắp xếp như vậy mà người mua và người bán có thể dễ dàng và nhanh chóng tìm được rau, quả họ cần. Q uan sát hình 17.1, em Cam Táo hãy trao đổi với bạn và Thanh long Dưa hấu cho biết rau, củ, quả được sắp xếp như thế nào? Ích lợi của việc sắp xếp này là gì? Hình 17.1. Kệ hàng rau, củ, quả Bắp cải Cà rốt 42

2 Sắp xếp danh sách STT Họ và tên Chiều cao Cân nặng 1 Đinh Văn Bưởi 1m 21cm 35kg Tên các bạn trong bảng bên 2 Lê Thị Yến 1m 32cm 33kg được sắp xếp theo cân nặng 3 Lý Văn Hùng 1m 27cm 29kg giảm dần. 4 Trần Thị Anh 1m 35cm 28kg E m hãy chỉ ra tên các bạn ở bảng bên theo chiều cao tăng dần. 3 Tìm kiếm Bạn Mơ đến thư viện để mượn quyển truyện Thạch Sanh. T heo em, cô phụ trách thư viện sẽ hướng dẫn bạn Mơ thực hiện như thế nào để nhanh chóng tìm được truyện Thạch Sanh? Hình 17.2. Khu vực truyện của thư viện LUYỆN TẬP Bạn Hoa có nhiệm vụ sắp xếp quần áo của mình như ở hình 17.3 vào tủ. E m trao đổi với bạn để tìm ra cách sắp xếp hợp lí giúp bạn Hoa. Quần áo đi học Quần áo đi chơi 1 2 3 Quần áo mặc ở nhà Hình 17.4. Tủ của Hoa Hình 17.3. Quần áo của Hoa 43

☞Em hãy sắp xếp các con vật ở hình 17.5 theo thứ tự cân nặng giảm dần. Bồ câu Chim sẻ Trâu Ong Chó Hình 17.5. Một số con vật VẬN DỤNG E m hãy trao đổi với bạn và kể những ngày kỉ niệm dưới đây trong một năm theo thứ tự thời gian trong năm. Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, ngày Quốc tế thiếu nhi, ngày sinh Bác Hồ, ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. E m hãy cho biết cách sắp xếp sách vở của em ở nhà. Việc sắp xếp đồ vật hoặc danh sách theo yêu cầu một cách hợp lí giúp chúng ta tìm kiếm nhanh hơn. 44

BÀI 18 TÌM KIẾM ĐỐI TƯỢNG DỰA VÀO SẮP XẾP MỤC TIÊU  N êu được cách tìm đúng và nhanh đối tượng cần tìm dựa trên sự sắp xếp;  B iết được có thể biểu diễn một sắp xếp, phân loại cụ thể bằng sơ đồ hình cây. MỞ ĐẦU Giá sách của thầy Bình như ở hình 18.1 có rất nhiều sách. Các sách trên giá đã được sắp xếp nên khi cần cuốn sách nào thầy tìm và lấy ra rất nhanh. Hình 18.1. Giá sách của thầy Bình KHÁM PHÁ 1 Tìm kiếm đúng và nhanh đối tượng Trong mỗi dãy phố, nhà được đánh T heo em, Nam và mẹ cần chọn cách đi nào để số theo thứ tự tăng dần. Một bên là đến nhà số 27 theo gợi ý dưới đây: số chẵn, một bên là số lẻ. Nam cùng mẹ đi đến nhà bác. Vừa rẽ vào dãy A. Đi theo chiều tăng của số nhà. phố đó hai mẹ con đã đến số nhà 45. B. Đi theo chiều giảm của số nhà. 2 Sơ đồ hình cây Trong thư viện, truyện thiếu nhi được sắp xếp trên giá theo các loại: truyện ngụ ngôn, truyện lịch sử, truyện Thần đồng đất Việt (Hình 18.2a). Hình 18.2a. Khu vực truyện thiếu nhi 45

Cách sắp xếp sách trong thư viện có thể mô tả bằng sơ đồ như hình 18.2b và gọi là sơ đồ hình cây. Truyện thiếu nhi E m cùng bạn quan sát hình 18.2b và cho biết Truyện ngụ ngôn Truyện lịch sử Truyện Thần đồng truyện Thần đồng đất đất Việt Việt tập 55 đặt ở đâu? Việt Nam Thế giới Từ tập 1 Từ tập 51 đến tập 50 đến tập 100 Hình 18.2b. Sơ đồ hình cây biểu thị cách sắp xếp sách trong thư viện LUYỆN TẬP Em cùng bạn quan sát sơ đồ ở hình 18.2b và cho biết: • Cách tìm cuốn truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng. • Sau khi đã tìm được cuốn truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng, muốn tìm cuốn truyện Thần đồng đất Việt tập 97 thì thực hiện như thế nào? VẬN DỤNG Gia đình bạn Mơ ở căn hộ 1506 thuộc chung cư Hoa Hồng. Hai chữ số đầu chỉ số tầng, hai chữ số sau chỉ số thứ tự căn hộ của tầng đó. Các tầng có hành lang ở giữa. Một bên số chẵn, một bên số lẻ. Mận dẫn bố đến thăm gia đình bạn Mơ. Hình 18.3. Tầng 15 chung cư Hoa Hồng Em hãy trao đổi với bạn và cho biết: Từ lúc vào thang máy cho đến khi tới căn hộ của gia đình bạn Mơ, Mận đã thực hiện như thế nào? Mỗi cách sắp xếp, phân loại đều có thể biểu diễn bằng một sơ đồ hình cây. Nó giúp chúng ta tìm kiếm đúng và nhanh hơn. 46

BÀI 19 Ổ ĐĨA, THƯ MỤC VÀ TỆP MỤC TIÊU  N hận biết được tệp, thư mục và ổ đĩa;  M ô tả sơ lược vai trò của cấu trúc cây thư mục trong việc lưu các tệp và các thư mục, thư mục con; xem nội dung thư mục. MỞ ĐẦU Bài trước các em đã biết ích lợi của việc sắp xếp sách trong thư viện theo sơ đồ hình cây. Việc lưu thông tin trong máy tính cũng được thực hiện tương tự như vậy. Bài học này giúp các em hiểu ổ đĩa, thư mục, tệp và vai trò của cây thư mục. KHÁM PHÁ 1 Ổ đĩa, thư mục và tệp Thông tin trong máy tính được lưu trữ trong các tệp. Tệp chứa thông tin về một đối tượng nào đó và được lưu ở thư mục hoặc ổ đĩa. Thư mục con là thư mục nằm trong một thư mục khác. E m hãy khởi động máy tính. . Màn hình xuất hiện có dạng như hình 19.2. N háy đúp vào biểu tượng This PC Hình 19.1. M ột góc màn hình khi máy được khởi động Hình 19.2. Một góc cửa sổ This PC E m hãy cùng bạn quan sát hình 19.2 và cho biết: • Có bao nhiêu thư mục? • Tên các ổ đĩa? 47

2 Cây thư mục a. Vai trò của cây thư mục E m hãy cùng bạn xem hình 19.3 và chọn đáp án đúng về vai trò của cây thư mục: A. Cây thư mục giúp người sử dụng thấy rõ cách lưu các tệp, thư mục và dễ tìm kiếm hơn. B. Cây thư mục dùng để lưu được nhiều thông tin hơn. C. Cây thư mục dùng để bảo vệ các thông tin trong máy tính. Hình 19.3. Sơ đồ cây thư mục b. Xem nội dung thư mục E m cùng bạn quan sát hình 19.3 và cho biết: • Những thư mục nào nằm trong thư mục YẾN? LUYỆN TẬP • Trong thư mục YẾN có các tệp nào? Em hãy quan sát hình 19.3 và trao đổi với bạn rồi cho biết: • Bên cạnh tên mỗi thư mục, có một biểu tượng. Em có nhận xét gì về hình dạng và màu sắc của các biểu tượng ấy? • Tệp Bài 1.docx nằm trong thư mục nào và thư mục đó là thư mục con của thư mục nào? VẬN DỤNG Em cùng bạn thực hiện các công việc dưới đây: 48 • Nháy đúp chuột vào biểu tượngThis PC trên màn hình và kể tên các ổ đĩa có trong máy tính đó. • Nháy đúp chuột vào ổ đĩa D:, kể tên một vài thư mục và tệp trong ổ đĩa đó. Thông tin trong máy tính được lưu trữ thành các tệp ở ổ đĩa hoặc thư mục. Việc tìm kiếm thông tin dễ dàng và nhanh hơn nhờ thư mục cấu trúc theo sơ đồ hình cây.

BÀI 20 CẤU TRÚC CÂY THƯ MỤC MỤC TIÊU  T ìm hiểu cấu trúc cây của một thư mục để biết nó chứa những thư mục con nào, những tệp nào;  T ìm tệp trong thư mục cho trước theo yêu cầu. MỞ ĐẦU Bài học trước, các em đã biết cây thư mục và vai trò của nó. Bài học này giúp các em tìm hiểu cấu trúc cây của một thư mục để biết nó chứa những thư mục con nào, những tệp nào; tìm tệp trong thư mục cho trước theo yêu cầu. KHÁM PHÁ 1 Cấu trúc cây của một thư mục Hình 20.1 dưới đây là sơ đồ cây của thư mục Hoa. Hình 20.1. Sơ đồ cây thư mục Em cùng bạn quan sát sơ đồ cây thư mục trong hình 20.1 và cho biết: • Thư mục Hoa chứa các thư mục con nào? • Thư mục Toan chứa các thư mục con và tệp nào? 49

2 Tìm tệp trong thư mục Trong ổ đĩa D: của một máy tính có thư mục Truyện thiếu nhi. Thư mục này có các tệp: Cóc kiện trời, Sơn tinh và Thủy tinh, Hai con dê. T heo sự hướng dẫn của thầy cô, em hãy cùng bạn tìm tệp Sơn tinh và Thuỷ tinh. LUYỆN TẬP G iả sử máy tính nào đó có thư mục LAN 3B. Thư mục này có sơ đồ như hình 20.2. • Trong thư mục LAN 3B có những thư mục nào? • T rong thư mục Toan có những tệp nào? Thư mục nào? Hình 20.2. Sơ đồ thư mục LAN 3B VẬN DỤNG Em hãy trao đổi với bạn và chỉ ra: • Tên một thư mục nào đó trong ổ đĩa D: ở máy tính em đang thực hành; • Trong thư mục đó có những thư mục nào và những tệp nào? Thư mục có thể chứa thư mục con và tệp. Để tìm tệp trong một thư mục cần nháy đúp chuột vào thư mục đó. 50