Một số chức năng chính của máy tính điện tử là

Mặc dù là một thiết bị quen thuộc nhưng chắc hẳn không phải ai cũng nắm rõ nguyên lý hoạt động cũng như các bộ phận của máy tính. Để lắp ráp hoặc hiểu rõ những thành phần bên trong máy tính, chúng ta cần phải tiếp xúc đủ lâu để nắm các thông tin cơ bản của từng linh kiện. Hãy cùng FPT Shop tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

Các bộ phận của máy tính là gì?

Các bộ phận cơ bản của máy tính bao gồm hàng trăm linh kiện khác nhau, nhưng chúng ta không cần phải đi sâu về từng loại. Các bạn chỉ cần chú ý đến một số thành phần chính như bo mạch chủ, bộ xử lý trung tâm [CPU], RAM, nguồn [PSU], thiết bị lưu trữ cố định [Ổ cứng] và card màn hình [VGA]. Đây đều là những thành phần riêng biệt, đảm nhiệm chức năng khác nhau để giúp máy tính hoạt động.

Tính đến thời điểm hiện tại, máy tính để bàn và máy tính xách tay là hai dòng máy chính được sử dụng phổ biến nhất. Về cơ bản, các loại thành phần trên hai dòng máy kể trên sẽ có cách thiết kế tương đối giống nhau nhưng cách thức lắp đặt sẽ có đôi chút sự thay đổi.

Đối với máy tính xách tay, các bạn sẽ rất khó trong việc nâng cấp, hầu như chỉ có thể bổ sung RAM hoặc thay thế một vài linh kiện cơ bản. Nguyên nhân là vì cách bố trí linh kiện của máy tính xách tay đòi hỏi rất nhiều yếu tố và thiếu sự tiêu chuẩn hóa. Ngược lại, máy tính để bàn có thể thay đổi toàn bộ các bộ phận, tùy chỉnh và nâng cấp dễ dàng hơn rất nhiều.

Chức năng các bộ phận của máy tính

Sau khi nắm rõ một số thông tin cơ bản liên quan đến các bộ phận trong máy tính, hãy tiếp tục tìm hiểu thêm chức năng của từng bộ phận nhé!

Bo mạch chủ [Mainboard]

Bo mạch chủ còn được gọi là mainboard, đây là nơi chứa tất cả thành phần của máy tính. Nó có các khe cắm để liên kết các thành phần quan trọng, bao gồm: CPU, RAM, thiết bị lưu trữ, VGA… Bên cạnh đó, bo mạch chủ còn có thể gắn trực tiếp bởi một số bộ phận khác, điển hình như chất bán dẫn oxit kim loại [CMOS].

Hầu hết các loại bo mạch chủ trên thị trường hiện nay đều sở hữu kích cỡ và tiêu chuẩn khác nhau. Do đó, nó sẽ tương thích với một số linh kiện riêng biệt, bạn nên cân nhắc trong việc lựa chọn bo mạch chủ để tránh trường hợp không tương thích.

Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên [RAM]

Random Access Memory hay còn được gọi tắt là RAM, nó được biết đến như là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. RAM thường được sử dụng để lưu trữ các dữ liệu tạm thời, các thông tin phần mềm và các chương trình mà máy tính đang sử dụng. Do đó, toàn bộ dữ liệu trên RAM sẽ chỉ lưu trữ tạm thời, nó sẽ mất đi khi máy tính bị tắt nguồn. Các loại RAM hiện có là RAM DDR2, DDR3, DDR4, DDR5, DDR6. 

Bộ phận xử lý trung tâm [CPU]

CPU [Central Processing Unit] là thành phần quan trọng nhất của máy tính, nó cũng là nơi chứa các bộ vi xử lý. Một CPU đủ mạnh sẽ tối ưu hiệu suất của phần mềm lẫn phần cứng máy tính. Hiện tại, có hai loại kiến trúc CPU phổ biến là 32 bit và 64 bit với sự xuất hiện của hai hãng sản xuất gần như độc quyền là AMD và Intel. Nhìn chung, CPU được xem như là bộ não của máy tính, mọi truy cập, xử lí dữ liệu cần phải thông qua CPU trước khi hiển thị ra màn hình.

Đơn vị cung cấp điện [PSU]

Nguồn điện ổn định sẽ giúp cho máy tính hoạt động hết công suất, nếu không có nguồn điện đảm bảo thì mọi thứ sẽ không thể hoạt động. Vì vậy, nguồn điện [PSU] sẽ đóng vai trò cung cấp điện cho CPU thông qua các loại cáp chuyên dụng. Trước khi quyết định lựa chọn PSU, bạn nên nghiên cứu thông số kỹ thuật của card màn hình và CPU để lựa chọn công suất PSU phù hợp.

Thiết bị lưu trữ cố định [Ổ cứng hoặc SSD]

Ổ cứng có vai trò lưu trữ toàn bộ dữ liệu trên thiết bị máy tính, bao gồm phần mềm và cả hệ điều hành. Có hai loại ổ cứng thường được sử dụng trong thời điểm hiện tại là HDD và SSD. Mỗi loại đều sở hữu ưu, nhược điểm riêng biệt cho nên bạn nên lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình. HDD sở hữu giá thành rẻ hơn, nhưng bù loại tốc độ đọc, ghi và xử lý thông tin của nó sẽ chậm hơn đáng kể so với SSD.

Lưu trữ di động: DVD-ROM hoặc Blu-ray

Bộ lưu trữ di động thường là ổ đĩa DVD-ROM hoặc Blu-ray thường được biết đến với khả năng đọc và ghi dữ liệu. Ngày nay, bộ lưu trữ di động không phổ biến như trước đây bởi sự phát triển của USB hay đầu đọc thẻ nhớ.

Quạt làm mát

Máy tính hoạt động lâu dài không thể tránh khỏi tình trạng CPU quá nhiệt, đây là lúc quạt làm mát phát huy tác dụng. Việc trang bị quạt tản nhiệt là cách phổ biến nhất để làm mát CPU, nó có tác dụng hút không khí mát vào và bổ sung không khí nóng ra ngoài. Nếu bạn có điều kiện hơn, trang bị hệ thống làm mát bằng nước sẽ tối ưu hóa quá trình làm mát trên máy tính.

Card đồ họa [GPU]

Card đồ họa hay còn biết đến với tên gọi bộ xử lý đồ họa liên kết máy tính với màn hình. Tác dụng chính của card đồ họa là xử lý tất cả những dữ liệu liên quan đến hình ảnh, video và xuất ra màn hình hiển thị. Sự phát triển mạnh mẽ của các trò chơi, phần mềm biên tập video hiện tại yêu cầu card đồ họa có thông số cao hơn để phục vụ các tác vụ một cách nhanh chóng.

Thẻ âm thanh

Thẻ âm thanh thực chất là các cổng kết nối, nó có tác dụng kết nối trực tiếp đến card âm thanh trên máy tính. Giống với card màn hình, card âm thanh sẽ tích hợp trong bo mạch chủ. Sự xuất hiện của thẻ âm thanh sẽ giúp cho chất lượng xử lý âm thanh trên máy tính tối ưu hơn với các công nghệ hiện đại như âm thanh vòm Dolby 7.1. Trong một số trường hợp, bạn có thể lựa chọn các thẻ âm thanh chuyên dụng để nâng cao trải nghiệm âm thanh trên máy tính.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà FPT Shop muốn cung cấp đến bạn đọc về cấu tạo cơ bản cũng như các bộ phận của máy tính. Tất nhiên, đó chỉ là những thông tin sơ lược để giúp bạn hiểu rõ hơn về tổng quát và còn rất nhiều nội dung chuyên sâu cần tìm hiểu thêm.

Hiện PC [máy tính để bàn] lắp ráp theo yêu cầu, linh kiện lắp ráp PC [như Mainboard, CPU, VGA, RAM, ổ cứng, vỏ case, tản nhiệt, màn hình, ổ cứng...] và phụ kiện PC [như tai nghe, bàn phím, chuột...] đều đã kinh doanh ở 3 trung tâm laptop và PC của FPT Shop, mời bạn đến trải nghiệm và khám phá tại:

  • Số 45 Thái Hà, Q.Đống Đa, Hà Nội.
  • Số 03 Xuân Thủy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Số 495 Trương Định, Q.Hoàng Mai, Hà Nội.

Xem thêm:

Máy trạm Workstation là gì?

Tất cả thông tin về máy trạm mà bạn cần biết

Gaming Gear là gì? Top 6 Gaming Gear không thế thiếu cho game thủ

Cùng Top lời giảitrả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Chức năng cơ bản của máy tính là gì?”kết hợp với những kiến thức mở rộng về Máy vi tính là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

Trắc nghiệm: Chức năng cơ bản của máy tính là gì?

A. Lưu trữ dữ liệu, Chạy chương trình, Nối ghép với TBNV, Truy nhập bộ nhớ.

B. Trao đổi dữ liệu, Điều khiển, Thực hiện lệnh, Xử lý dữ liệu.

C. Lưu trữ dữ liệu, Xử lý dữ liệu, Trao đổi dữ liệu, Điều khiển.

D. Điều khiển, Lưu trữ dữ liệu, Thực hiện phép toán, Kết nối Internet.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Lưu trữ dữ liệu, Xử lý dữ liệu, Trao đổi dữ liệu, Điều khiển.

Chức năng cơ bản của máy tính là lưu trữ dữ liệu, xử lý dữ liệu, trao đổi dữ liệu, điều khiển.

Kiến thức tham khảo về máy vi tính.

1. Khái quát sơ qua về máy vi tính

- Mộtmáy vi tính[microcomputer] là mộtmáy tínhtương đối rẻ tiền và nhỏ với mộtbộ vi xử lýđóng vai tròđơn vị xử lý trung tâm[CPU].Nó bao gồm một bộ vi xử lý, bộ nhớ và mạch đầu vào/đầu ra [I/O] tối thiểu được gắn trên mộtbảng mạch inđơn [PCB].Máy vi tính trở nên phổ biến vào những năm 1970 và 1980 với sự ra đời của các bộ vi xử lý ngày càng mạnh mẽ. Tiền thân của các máy tính này là cácmáy tính lớnvàmáy tính mini, vốn tương đối lớn hơn và đắt tiền hơn [mặc dù các máy tính lớn thực sự ngày nay như máyIBM System zsử dụng một hoặc nhiều bộ vi xử lý tùy chỉnh làm CPU của chúng]. Nhiều máy vi tính [khi được trang bịbàn phímvàmàn hìnhcho đầu vào và đầu ra] cũng làmáy tính cá nhân[theo nghĩa chung].

2. Cấu tạo của máy vi tính

- CPU[Central Processing Unit – Bộ xử lý trung tâm]

+ CPU có trách nhiệm xử lý hầu hết dữ liệu/tác vụ của máy tính, thêm vào đó bộ xử lý trung tâm còn là trung tâm điều khiển thiết bị đầu vào [chuột, bàn phím] và thiết bị đầu ra [màn hình, máy in].

- Bo mạch chủ [mainboard/motherboard]:

+ Bo mạch chủ là bảng mạch chính và lớn nhất trong cấu trúc máy tính, nó đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Việc kết nối và điều khiển thông thường là do các chip cầu Bắc và cầu Nam, chúng là trung tâm điều phối các hoạt động của máy vi tính.

- Bộ nhớ RAM [Random Access Memory]

+ RAM làbộ nhớ truy cập ngẫu nhiên [thuật ngữ này tiếng Việt dịch ra khá sai – vì truy cập không hề có sự ngẫu nhiên nào], tạo thành một không gian nhớ tạm để máy vi tính hoạt động. Tuy gọi là bộ nhớnhưng khitắt máy vi tính thì RAM chẳng còn nhớ gì dữ liệu từng được máy lưu trên đó.

- Ổ đĩa cứng [Hard Disk Drive – HDD]

+ Ổ đĩa cứng [còn gọi là ổ cứng] là bộ nhớ lưu trữ chính của máy vi tính, các thành quả của một quá trình làm việc được lưu trữ trên ổ đĩa cứng trước khi có các hành động sao lưu dự phòng trên các dạng bộ nhớ khác.

- Ổ đĩa quang [CD, DVD]

+ Ổ đĩa quang là thiết bị dùng để đọc đĩa CD hay DVD bằng ánh sáng laser [thường mắt người không nhìn thấy được ánh sáng này], nguyên lý của ổ đĩa quang là chiếu laser chiếu vào bề mặt đĩa để ánh sáng phản xạ lạivàođầu thu rồi giải mã thành tín hiệu.

- Card đồ hoạ [Video Graphic Array, Graphic card]

+ Card đồ họa là thiết bịchịu trách nhiệm xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính. Bo mạch đồ họa thường được kết nối với màn hình máy tính giúp người sử dụng máy tính có thể giao tiếp với máy tính.

- Card âm thanh [Audio card]

+ Card âm thanh là thiết bị mở rộng các chức năng về âm thanh trên máy tính, thông qua các phần mềm, nó cho phép ghi lại âm thanh [đầu vào] hoặc xuất âm thanh [đầu ra] thông qua các thiết bị chuyên dụng khác [loa]

- Card mạng [Network card]:

+ Card mạng là thiết bị có chức năng kết nối các máy tính với nhau thành một mạng máy tính.Khi sở hữu máy tính, ắt hẳn bạn sẽ muốn dùng nó để kết nối Internet và điều đó có nghĩa là bạn muốn máy tính của mình sở hữu một card mạng.

- Màn hình máy tính [Monitor]

+ Monitor là thiết bị gắn liền với máy tính, mục đích chính là hiển thị và là cổng giao tiếp giữa con người và máy tính.Đối với các máy tính cá nhân [PC], màn hình máy tính là một bộ phận tách rời.

- Bàn phím [Keyboard]

+ Bàn phím máy tính là thiết bị nhập dữ liệu, giao tiếp con người với máy tính

- Chuột [Mouse]

+ Chuột là thiết bị phục vụ điều khiển, ra lệnh và giao tiếp con người với máy tính.Để sử dụng chuột máy tính, nhất thiết phải sử dụng màn hình máy tính để quan sát toạ độ và thao tác di chuyển của chuột trên màn hình.

- Thùng máy [Case]:

+ Thùng máy tính thường là một hộp kim loại dùng chứa bo mạch chủ cùng với các thiết bị khác [ở trên] cấu thành nên một máy tính hoàn chỉnh.

- Quạt tản nhiệt

+ Sự phát nhiệt trong thiết bị máy tính là điều bắt buộc và không mong muốn. Khi nhiệt độ tăng lên đến giới hạn nhất định, các thiết bị này hoạt động không ổn định, có thể dẫn đến làm dừng hệ thống [treo máy] hoặc hư hỏng.

3. Chức năng của máy vi tính

* Máy tính có thể thực hiện 4 chức năng cơ bản:

- Xử lý dữ liệu:Dữ liệu có thể có rất nhiều dạng, phạm vi xử lý cũng rất rộng.

- Lưu trữ dữ liệu:máy tính có khả năng lưu trữ dữ liệu. Ngay khi đang xử lý dữ liệu, máy tính cần lưu trữ tạm thời, do vậy ít nhất cần có chức năng lưu trữ ngắn hạn [trên RAM]. Chức năng lưu trữ dài hạn cũng có tầm quan trọng tươngđương [trên HDD/SSD].

-Di chuyển dữ liệu:máy tính khả năng di chuyển dữ liệu trong mạng nội bộ hoặc qua mạng Internet. Khả năng được thể hiện thông qua di chuyển dữ liệu giữa máy tính với các thiết bị nối kết trực tiếp hay từ xa.

+ Tiến trình nhập xuất dữ liệu:thực hiện di chuyển dữ liệu trong cự ly ngắn giữa máy tính và thiết bị nối kết trực tiếp.

+ Tiến trình truyền dữ liệu:thực hiện di chuyển dữ liệu khoảng cách xa giữa máy tính và thiết bị nối kết từ xa.

- Điều khiển:bên trong máy tính,đơn vịđiều khiển có nhiệm vụ quản lý các tài nguyên, điều phối sự vận hành của các thành phần chức năng phù hợp với yêu cầu nhậnđược từ người sử dụng. Tương ứng với các chức năng nói trên, có 3 loại hoạtđộng có thể xảy ra gồm:

+ Máy tínhđược dùng như một thiết bị di chuyển dữ liệu, có nhiệm vụđơn giản là chuyển dữ liệu từ bộ phận ngoại vi haynày sang bộ phận ngoại vi khác.

+ Máy tínhđược dùngđể lưu trữ dữ liệu, với dữ liệuđược chuyển từ môi trường ngoài vào lưu trữ trong máy [quá trìnhđọc dữ liệu] và ngược lại [quá trình ghi dữ liệu]

+ Máy tínhđược dùngđể xử lý dữ liệu thông qua các thao tác trên dữ liệu lưu trữ hoặc kết hợp giữa việc lưu trữ và liên lạc với môi trường bên ngoài.

Video liên quan

Chủ Đề