Một hệ thống máy tính luôn có các ổ đĩa nào

Trắc nghiệm: Một hệ thống máy tính có bao nhiêu ổ đĩa?

A. Một ổ đĩa mềm và một ổ đĩa cứng

B. Một ổ đĩa mềm và hai ổ đĩa cứng

C. Một ổ đĩa mềm, một ổ đĩa cứng và một ổ CD-ROM

D. Tuỳ theo sự lắp đặt

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Tuỳ theo sự lắp đặt

Giải thích:

Một hệ thống máy tính có thể có một hoặc nhiều ổ đĩa tùy thuộc vào sự sắp đặt của con người.

Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức về Giới thiệu về máy tính, hãy cũng Top Tài Liệu tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

– Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, truyền và lưu trữ thông tin

– Gồm 3 phần: phần cứng, phần mềm, sự quản lí và điều khiển của con người.

– Chức năng của máy tinh: tự động hóa quá trình thu thập, lưu trữ và xử lí thông tin.

– Sơ đồ cấu trúc:

– Các mũi tên là luồng trao đổi dữ liệu giữa các bộ phận.

– CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện chương trình

– Chất lượng của máy tính phụ thuộc nhiều vào chất lượng của CPU

– CPU gồm 2 bộ phận chính: bộ điều khiển [CU – Control Unit] và bộ số học/logic [ALU – Arithmetic/Logic Unit]

+ Bộ điều khiển không trực tiếp thực hiện chương trình mà hướng dẫn các bộ phận khác của máy tính làm điều đó

+ Bộ số học/logic thực hiện các phép tóan số học và logic

– Các thành phần khác: Thanh ghi [Register] và bộ nhớ truy cập nhanh [Cache]

+ Thanh ghi [Register]: Lưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu đang được xử lí

+ Bộ nhớ truy cập nhanh [Cache]: Vai trò trung gian giữa bộ nhớ và các thanh ghi

– Một số loại CPU thường gặp:

Một số loại CPU thương gặp​

– Vị trí lắp CPU:

Vị trí lắp CPU​

– Bộ nhớ trong còn có tên là bộ nhớ chính.

– Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý.

– Bộ nhớ trong gồm 2 thành phần:

+ ROM [read only memory]: chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn.

+ Chương trình trong ROM kiểm tra các thiết bị và tạo sự giao tiếp ban đầu với các chương trình.

+ Dữ liệu trong ROM không xóa được và cũng không bị mất đi.

+ RAM [random access memory]: là phần bộ nhớ có thể đọc và ghi dữ liệu trong lúc làm việc. Khi tắt máy dữ liệu trong RAM sẽ bị mất đi.

– Các địa chỉ trong máy được ghi trong hệ Hexa, mỗi ô nhớ có dung lượng 1 byte.

– Dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.

– Bộ nhớ ngoài thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.

– Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính.

– Có nhiều loại thiết bị vào như:

+ Bàn phím [keyboard]

+ Chuột [mouse]

+ Máy quét [scanner]

+ Micro

+ Webcam [là một camera kĩ thuật số]

– Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính.

– Có nhiều loại thiết bị ra như:

+ Màn hình [monitor]

+ Máy in [printer]

+ Máy chiếu [projector]

+ Loa và tai nghe [speaker and headphone]

+ Modem [thiết bị vào/ra]: Là thiết bị dùng để truyền thông giữa các hệ thống máy tính thông qua đường truyền.

* Nguyên lý điều khiển bằng chương trình:

– Máy tính hoạt động theo chương trình.

– Tại mỗi thời điểm máy chỉ thực hiện 1 lệnh, nó thực hiện rất nhanh.

* Nguyên lý lưu trữ chương trình: Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lý như những dữ liệu khác.

* Nguyên lý truy cập theo địa chỉ: Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.

* Nguyên lý Phôn Nôi-man: Mã hóa nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lý chung gọi là nguyên lý Phôn Nôi-man.

   Không phải ngẫu nhiên mà nhà sản xuất lại lấy tên C, D cho ổ đĩa trên máy tính của bạn đâu nhé!   

   Có thể nói, máy vi tính đã trở công cụ phổ biến bậc nhất trên thế giới hiện nay. Từ các cơ quan, văn phòng cho đến trường học hay gia đình, gần như chúng ta có thấy sự xuất hiện của máy tính ở bất cứ nơi đâu.

   Mặc dù được sử dụng phổ biến là thế nhưng có rất nhiều thứ mà hầu hết chúng ta vẫn chưa biết về máy tính, chẳng hạn như thắc mắc “Tại sao máy tính không có ổ A, B mà chỉ có ổ C, D…?”.

   Trong thực tế, máy tính đã từng có ổ A và ổ B.

   Vào những năm đầu của thập niên 50, những chiếc máy tính thương mại đầu tiên đã được bán ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu về một cuộc sống tiện nghi ngày càng tăng của con người.

   Đến những năm 1960, ổ đĩa mềm bắt đầu xuất hiện trên máy tính. Đĩa mềm có 2 kích thước là 5 1/4 inch [khoảng 13,3cm] và 3 1/2 inch [8,89cm]. Do dung lượng lưu trữ thấp và để dễ dàng sao chép dữ liệu giữa 2 ổ đĩa mềm mà nhiều máy tính có 2 ổ đĩa. Hai ổ đĩa mềm này được dán nhãn là Local Disk [A] và Local Disk [B]. Ổ đĩa khởi động với hệ điều hành và phần mềm là ổ A, dữ liệu lưu trên ổ B.

   Mãi cho đến năm 1980, ổ đĩa cứng mới trở thành một tiêu chuẩn trong máy tính. Tuy nhiên, bởi vì hai chữ cái đầu tiên đã được sử dụng để đặt tên cho các ổ đĩa mềm, nên thiết bị lưu trữ thứ ba này được gán cho chữ C, bất chấp việc bây giờ ổ C mới là phương tiện lưu trữ chính trên máy tính và thường chứa hệ điều hành.

   Vì lý do này nên ổ đĩa cứng mặc định trên máy tính Windows của ngày nay luôn được gọi là C, mà không phải là A hoặc B. Ngoài ra, các ổ đĩa cứng còn lại ngoài ổ C là ổ D và ổ E, các ổ cứng di động, ổ cứng gắn ngoài, ổ USB mà bạn chèn vào máy tính thì lại có tên là F, G,…

   Trong trường hợp bạn đính kèm quá nhiều ổ đĩa và tất cả các chữ cái được gán hết [từ A đến Z] thì những ổ đĩa tiếp theo bạn kết nối với máy tính nó sẽ không được Windows hiển thị.

   Ngoài ra, một lí do khác cho việc ổ đĩa trên máy tính chỉ được đặt từ C, D đó là ổ đĩa A, B thường là ổ đĩa của nhà sản xuất dùng để lưu trữ phần mềm cài đặt chương trình cơ bản, hệ điều hành. Và họ thường ẩn hai ổ đĩa này đi. Một khuyến nghị là nếu không muốn có gì phiền phức với chiếc máy tính của mình thì không nên đụng tới hai khu vực cấm địa này!

Giờ thì bạn đã biết vì sao lại mặc định của máy tính là C,D,... chứ không phải A,B rồi phải không nào!

45 điểm

Trần Tiến

Một hệ thống máy tính có bao nhiêu ổ đĩa: A. Một ổ đĩa mềm và một ổ đĩa cứng B. Một ổ đĩa mềm và hai ổ đĩa cứng C. Một ổ đĩa mềm, một ổ đĩa cứng và một ổ CD-ROM

D. Tuỳ theo sự lắp đặt

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án : D Giải thích : Một hệ thống máy tính có thể có một hoặc nhiều ổ đĩa tùy thuộc vào sự sắp đặt của con người.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Các bước giải bài toán trên máy tính được tiến hành theo thứ tự nào sau đây: A. Xác định bài toán – Lựa chọn thuật toán – Viết chương trình – Hiệu chỉnh – Viết tài liệu B. Xác định bài toán – Viết chương trình – Lựa chọn thuật toán – Viết tài liệu C. Lựa chọn thuật toán – Xác định bài toán – Viết chương trình – Hiệu chỉnh – Viết tài liệu D. Viết chương trình – Hiệu chỉnh – Viết tài liệu
  • Chọn câu phát biểu đúng nhất trong các câu sau: A. Các thiết bị ra gồm: bàn phím, chuột, loa B. Các thiết bị ra gồm: bàn phím, màn hình, máy in C. Các thiết bị vào gồm: bàn phím, chuột, máy quét [máy Scan] D. Các thiết bị vào gồm: bàn phím, chuột, màn hình
  • Chiến dịch Việt Nam Yêu Thương trên Momo kêu gọi quyên góp cho bao nhiêu mặt trận?
  • Ngôn ngữ Pascal thuộc loại: A. Ngôn ngữ bậc cao B. Hợp ngữ C. Ngôn ngữ máy D. Cả A, B, C đều sai
  • Thông tin là gì? A. Các văn bản và số liệu B. Hiểu biết của con người về một thực thể, sự vật, khái niệm, hiện tượng nào đó C. Văn bản, Hình ảnh, âm thanh D. Hình ảnh, âm thanh
  • Hệ điều hành nào mà nhiều chương trình được thực hiện cùng 1 lúc và nhiều người được đăng nhập vào hệ thống? A. Đa nhiệm 1 người dùng B. Đơn nhiệm 1 người dùng C. Đa nhiệm nhiều người dùng D. Kết quả khác
  • ROM là bộ nhớ dùng để: A. Chứa hệ điều hành MS DOS B. Người dùng có thể xóa hoặc cài đặt chương trình vào C. Chứa các dữ liệu quan trọng D. Chứa các chương trình hệ thống được hãng sản xuất cài đặt sẵn và người dùng thường không thay đổi được
  • Mỗi bài toán được đặc tả bởi mấy thành phần: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
  • viết chương trình tính chu vi và diện tích hình elip ai giúp vs
  • Phát biểu nào dưới đây về bộ định tuyến là đúng đắn nhất? A. Là thiết bị để kết nối hai mạng máy tính sao cho máy từ mạng này có thể gửi gói tin sang máy của mạng kia; B. Là thiết bị để kết nối mạng cục bộ với Internet; C. Là thiết bị để kết nối các máy thành một mạng sao cho từ máy này có thể gửi gói tin sang máy kia; D. Là thiết bị mạng để xây dựng mạng cục bộ không dây.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề