Mortgage la gì

In a residential mortgage, a home buyer pledges his or her house to the bank. The bank has a claim on the house should the home buyer default on paying the mortgage. In the case of a foreclosure, the bank may evict the home's tenants and sell the house, using the income from the sale to clear the mortgage debt.

Mortgage cũng có nghĩa là thế chấp. Thế chấp cũng chính là sử dụng tài sản của mình để đem ra đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với phía bên nhận thế chấp, đồng thời kèm theo điều kiện không chuyển giao tài sản này cho phía người nhân thế chấp.

Mortgage la gì
Mortgage là gì?

Liên quan đến khái niệm thế chấp (Mortgage), Bộ Luật dân sự ban hành năm 2015 đã đưa ra nội dung:

- Một là nội dung định nghĩa về thế chấp. Nội dung này chúng ta đã đề cập ở ngay trên đây

- Hai là khằng định: tài sản đem ra làm thế chấp sẽ được giữ bởi chính bên thế chấp, hoặc cũng có thể giao lại cho bên thứ ba giữ dưới sự bàn bạc, đồng thuận của cả ba bên.

Việc làm tài chính

2. Đặc điểm của Mortgage là gì?

Bên cạnh việc nắm được khái niệm Mortgage là gì thì chúng ta cũng cần tìm hiểu rõ những đặc điểm của nó để có thể thực hiện đúng các quy định. Cùng Bích Phượng điểm qua những đặc điểm tiêu biểu nhé.

- Mortgage không chuyển giao trạng thái tài sản: việc chuyển giao chỉ diễn ra đối với các giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản bản gốc cho ngân hàng.

Mortgage la gì
Đặc điểm của Mortgage

- Tài sản thế chấp vẫn có thể được sử dụng trong thời gian thế chấp bởi chính phía thế chấp.

- Những tài sản chủ yếu được đem đi thế chấp bao gồm: bất động sản, hàng hóa được luân chuyển, phương tiện giao thông cơ giới,… Nếu tất cả tài sản thế chấp có vật phụ thì nó cũng sẽ là tài sản được thế chấp. Hoặc nếu như chỉ thế chấp một phần tài sản (bất động sản, động sản) và có vật phụ thì vật phụ đó cũng là tài sản thế chấp, trừ khi có sự thỏa thuận quyết định thống nhất giữa các bên.

- Tài sản thế chấp có thể phát triển trong tương lai

- Đối với đất đai đưa vào thành tài sản thế chấp sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật tại Luật đất đai, Bộ Luật dân sự về thế chấp quyền sử dụng đất.

Tìm hiểu thêm: Cfa là gì?

3. Phân loại tài sản thế chấp

Dể phân loại các tài sản thế chấp, người ta sẽ dựa vào nhiều phương diện. Theo đó, những phương diện thế chấp và các loại được phân chia cụ thể như sau:

3.1. Thế chấp theo nội dung

Dựa vào nội dung của thế chấp mà chúng ta có thể phân chia ra làm 2 loại đó là thế chấp pháp lý và công bằng.

Mortgage la gì
Phân loại tài sản thế chấp

- Thế chấp pháp lý:

+ người vay sẽ thỏa thuận về việc muốn chuyển lại quyền sở hữu tài sản cho phía ngân hàng với lý do không thể trả nợ. Khi đó ngân hàng cũng có thể bán tài sản hoặc cho thuê lại tài sản mà không cần làm bất kì thủ tục tố tụng nào.

+ Thông qua thế chấp pháp lý, ngân hàng sẽ được đảm bảo về việc thu hồi lại được nợ mà không cần đến sự can thiệp của luật pháp.

+ Ngân hàng được toàn quyền xử lý số tiền thanh lý lại tài sản từ bên thế chấp mà không có bất kỳ đơn vị chủ nợ nào khác tham gia cùng.

+ Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi phải tiến hành bước sang tên lại tài sản, việc này phải trải qua thủ tục rườm rà và tốn kém và mỗi lần thực hiện nhu cầu vay mới thì lại cần lập hợp đồng thế chấp mới.

Mortgage la gì
Có những loại thế chấp nào?

 - Thế chấp công bằng:

+ Loại thế chấp này là thế chấp mà phía ngân hàng chỉ giữ các loại văn bản, giấy tờ có giá trị chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

+ Nếu như khách không thể trả nợ thì bên nhận thế chấp không được phép xiết nợ tài sản thế chấp mà cần dựa vào thỏa thuận sau đó của người vay và người cho vay.

+ Thủ tục thế chấp của loại thế chấp này đơn giản  và chịu chi phí xử lý ít hơn so với loại thế chấp pháp lý.

+ Khi thanh lý tài sản thế chấp thì có thể phải chia chác với nhiều chủ nợ nữa vì một tài sản của người thế chấp có thể đem đi thế chấp vay cho nhiều khoản.

Mortgage la gì
Tìm hiểu về các loại thế chấp

+ Thế chấp công bằng có nhược điểm là khiến phía ngân hàng không thể thực hiện phát mại tài sản mà phải có pháp luật can thiệp xử lý. Số nợ thu được không hoàn toàn đầy đủ vì bị nhiều chủ nợ khác cùng tham gia phân chia.

3.2. Thế chấp dựa vào số lần thế chấp

Khi dựa trên phương diện về số lần thế chấp, chúng ta có thể chia mortage ra làm hai loại là thế chấp một lần và hai lần. Mỗi loại này đều có những đặc trưng riêng. Cụ thể đặc trưng của từng loại là gì thì bạn đọc ngay thông tin dưới đây:

- Thế chấp lần một: tài sản sẽ được đem đi thế chấp nhằm đảm bảo cho một món nợ hoặc khoản vay đầu tiên.

- Thế chấp lần hai: người vay dùng phần chênh giá trị giữa khoản vay một với tài sản thế chấp để đem đi bảo đảm bảo các khoản nợ các lần sau.

3.3. Phân loại thế chấp dựa vào tính chất của tài sản

Phân loại theo tính chất của nguồn tài sản thì có hai loại là thế chấp một phần và thế chấp tất cả:

- Thế chấp một phần: chỉ sử dụng một phần của tài sản để đem đi thế cấp. Nếu như một phần đó có cả phần phụ kèm theo thì các bên có thể thỏa thuận để quyết định phần phụ đó có thuộc tài sản thế chấp hay không.

Mortgage la gì
Đặc điểm của các loại thế chấp

- Thế chấp toàn bộ: tất cả phần tài sản phụ cũng đều được tính là tài sản thế chấp mà không cần phải qua thỏa thuận giữa các bên.

Việc làm chuyên viên tài chính

3.4. Phân loại thế chấp dựa trên phương diện cơ sở nguồn gốc

Tương tự như những cách phân chia ở trên, phương diện cơ sở nguồn gốc chia loại hình thế chấp ra làm 2 loại là trực tiếp và gián tiếp:

- Thế chấp trực tiếp: tài sản đem ra thế chấp được hình thành từ chính nguồn vốn được vay tại ngân hàng.

- Thế chấp gián tiếp: tài sản đem thế chấp và nguồn tài sản hình thành nên từ chính vốn vay ngân hàng không phải là một.

Dến đây, thông tin khái niệm thế chấp là gì đã được làm rõ. Có rất nhiều loại thế chấp vậy nên nhiệm vụ của chúng ta, không riêng gì các nhân viên làm việc tại ngân hàng mà còn cả những khách hàng có nhu cầu cần thế chấp tài sản cũng cần phải nắm rõ. Hơn hết, khi bạn chuẩn bị hành nghề liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng, đây sẽ là một trong những thuật ngữ vô cùng quan trọng để bạn cần phải hiểu rõ từ bản chất đến các cách phân loại. Nó sẽ giúp bạn xác định các đối tượng và các loại hình vay thế chấp một cách hiệu quả nhât để luôn tư vấn cho khách hàng đúng quy định. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho bạn. 

Mortgage backed securities là gì?

Khám phá chi tiết Mortgage backed securities là gì rất cần thiết đối với những người hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ các nội dung chi tiết liên quan đếnMortgage backed securities để giúp cho bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin mà vẫn có thể tích lũy kiến thức một cách hiệu quả.

Mortgage Loan là gì?

Đây thuật ngữ để chỉ các khoản cho vay được bảo đảm bởi các tài sản thế chấp. Thông thường các khoản cho vay có thế chấp chịu mức lãi thấp hơn so với các hình thức cho vay khác bởi vì giá trị của chính tài sản thế chấp đã phần nào giảm bớt rủi ro đối với người cho vay.

Payment Loan là gì?

Payment loan: khoản vay trả cố định hàng tháng như vay mua xe, mua nhà... Vay hoàn trả cố định cho người vay một số tiền vốn, tiền vốn này người vay phải hoàn trả bằng những món tiền như nhau mỗi tháng bao gồm các phần tiền gốc và lãi trong một số năm đã đề ra.

Mortgage đi với giới từ gì?

Để sử dụng chỉ một khoản tiền thuế chấp cụ thể, ta dùng giới từ OF. Bạn chỉ có thể sử dụng MORTGAGE trong các văn bản, bài viết có tính formal cao. Với dạng Informal, kém trang trọng, bạn có thể dùng từ HOME LOAN.

Take out a big Mortgage là gì?

Mortgage: Sự thế chấp Ví dụ: He took out a $100.000 mortgage to buy a new car. (Anh ấy thế chấp được một khoản $100.000 để mua một chiếc xe mới. Một số động từ, danh từ thường đi kèm với mortgage: Apply for/ Take out/ Get a mortgage: đăng kí/mua/cho vay thế chấp việc bạn thế chấp nhà với lãi suất cố định.