Mô hình bộ máy to chức công ty Vinamilk

You're Reading a Free Preview
Page 3 is not shown in this preview.

Một trong những đặc điểm của công ty cổ phần là quản lý tập trung thông tin qua cơ cấu hội đồng quản trị. Về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và phân phối quyền lực trong cơ cấu tổ chức là công việc nội bộ của nhà đầu tư. Họ có thể lựa chọn mô hình và cấu trúc mà phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư, và để tránh tình trạng tự phát về mô hình thì về nguyên tắc, pháp luật doanh nghiệp phải có những quy định nhằm định hướng hoặc hợp lý hóa điều này.

Bạn đang xem: Cơ cấu tổ chức của công ty vinamilk

Cơ cấu tổ chức trong công ty cổ phần

Mục lục

2 Như vậy về cơ bản, cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014 bao gồm các bộ phận sau:

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014, cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần bao gồm:

Thứ nhất, Đại hội đồng Cổ đông + hội đồng quản trị + giám đốc tổng giám đốc;

Thứ hai, Đại hội đồng Cổ đông + hội đồng quản trị + giám đốc tổng giám đốc + ban kiểm soát.

Như vậy về cơ bản, cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014 bao gồm các bộ phận sau:

Thứ nhất, Đại hội đồng Cổ đông

Đại hội đồng Cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết [bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết], là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo ủy quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật. Trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo ủy quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện.

Thứ hai: Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông.

Hội đồng quản trị có không ít hơn 3 thành viên, không quá 11 thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thành viên hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.

Thứ ba, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty

Giám đốc hoặc tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị chị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Thứ tư, ban kiểm soát

Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có ban kiểm soát.

Ban kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của ban kiểm soát không quá 5 năm; thành viên ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế .Các thành viên ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm trưởng ban kiểm soát quyền và nhiệm vụ của trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.

Đây là mô hình cho thấy Mô hình cấu trúc của công ty cổ phần có sự thay đổi theo yêu cầu của quản trị hiện đại.

Ví dụ cụ thể:

Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk vừa công bố tài liệu cho Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2017 với một nội dung quan trọng là bầu nhân sự mới cho Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2017 đến năm 2021. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị từ 06 người như nhiệm kỳ trước đã được Vinamilk Đề xuất tăng lên 9 người nhằm thực hiện các nghĩa vụ của Hội đồng quản trị theo mô hình mới. Theo đó, Vinamilk sẽ thay đổi cơ cấu quản trị từ mô hình ban kiểm soát sang mô hình tiểu ban kiểm soát [tên gọi khác là ban kiểm toán nội bộ trực thuộc hội đồng quản trị].

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Ngân Hàng Acb - Viết Tắt Của Ngân Hàng Acb Là Gì Năm 2021

Thông lệ quốc tế về quản trị công ty khuyến nghị các công ty cổ phần, đặc biệt công ty đại chúng, xây dựng 02 mô hình quản trị.

Một là, mô hình 01 cấp bao gồm Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, có Ủy ban Kiểm toán trực thuộc hội đồng quản trị. Mô hình này không có ban kiểm soát, nhưng có các thành viên hội đồng quản trị độc lập đóng vai trò giám sát, nắm giữ Ủy ban Kiểm toán.

Hai là, mô hình 02 cấp bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc.

Điểm mấu chốt trong cả hai mô hình này mày là vai trò của bộ phận giám sát. Mô hình 02 cấp với ban kiểm soát đã quá quen thuộc với Việt Nam nhưng thế giới còn khá ít quốc gia sử dụng.

Vai trò ban kiểm soát quy định trong luật doanh nghiệp năm 2014 rất lớn, nhưng thực tế theo khảo sát của IFC, ban kiểm soát không đáp ứng được vai trò giám sát, IFC dùng một từ rất đơn giản để đánh giá tính hiệu lực của ban kiểm soát ở Việt Nam là “On Paper”.

Lý do thì rất nhiều, trong đó quan trọng nhất là ban kiểm soát bị cô lập, không được cung cấp nguồn lực thông tin nên họ không làm được gì khi được trao quyền đại diện cho cổ đông giám sát Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

Với mô hình không có ban kiểm soát, chức năng giám sát được chuyển về Hội đồng quản trị, xóa bỏ Ban kiểm soát. Hội đồng quản trị sẽ có sự tham gia của các thành viên độc lập, có uy tín và năng lực chuyên môn, đặc biệt là về kiểm soát và kiểm toán. Thông lệ tốt nhất trên thế giới về quản trị công ty được khuyến nghị là Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ là thành viên độc lập và nắm giữ vai trò chủ nhiệm ủy ban kiểm toán. Ủy ban Kiểm toán đặt tiểu ban trực thuộc hội đồng quản trị, có tính độc lập cao, quản lý trực tiếp bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty. thực hiện chức năng giám sát hội đồng quản trị và ban giám đốc. Khi đó các thành viên độc lập, Uy ban kiểm toán và kiểm toán nội bộ có đầy đủ quyền lực, có nguồn lực và vị thế độc lập để thực hiện tốt vai trò giám sát của mình.

Như vậy, việc Vinamilk đưa các thành viên tên độc lập vào hội đồng quản trị và đệ trình Đại hội đồng Cổ đông phê duyệt chuyển đổi mô hình quản trị sang mô hình 1 cấp là công ty tiên phong chuyển đổi sang mô hình quản trị tiên tiến nhất hiện nay nhằm giúp cổ đông có khả năng giám sát tốt hơn hội đồng quản trị và ban giám đốc, tạo tiền đề gia tăng giá trị công ty trong hiện tại tương Lai.

Bài viết có sử dụng sách chuyên khảo “Luận giải về công ty cổ phần” – Nhà xuất bản tư pháp.

-->

MÔ HÌNH BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM [VINAMILK] LÊ MINH BÍCH MÔ HÌNH BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM [VINAMILK] I. Giới thiệu về công ty cổ phần sữa Việt Nam [Vinamilk] - Công ty Vinamilk được thành lập năm 1976. - Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất. - Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường. - Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ. II. Bộ máy quản trị doanh nghiệp là gì? Bộ máy quản trị doanh nghiệp là tập thể những người lao động quản trị trong doanh nghiệp được phân chia thành nhiều bộ phận và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp Bộ máy quản trị doanh nghiệp là bộ não của mỗi doanh nghiệp, được cấu tạo bởi các cấp quản trị [cấu tạo dọc] và các bộ phận quản trị [cấu tạo ngang]. III. Mô hình tổ chức bộ máy của Vinamilk 1. Các cấp trong bộ máy tổ chức Cấp quản trị tối cao Cấp quản trị trung gian Công nhân viên Cấp quản trị cơ sở 2. Sơ đồ tổ chức và cơ cấu bộ máy công ty 3. CƠ CẤU BỘ MÁY CỦA CÔNG TY Hiện nay, cơ cấu bộ máy công ty Cổ phần sữa Việt Nam [Vinamilk] gồm: - Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty. - Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Vinamilk, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 01 [một] Chủ tịch Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc GĐ công nghệ thông tin GĐ đối ngoại GĐ phát triển ngành hàng GĐ điều hành và phát triển vùng nguyên liệu GĐ điều hành sản xuất và phát triển phần mềm GĐ điều hành dự án GĐ điều hành tài chính GĐ điều hành Marketing GĐ điều hành chuỗi cung ứng GĐ điều hành kinh doanh GĐ điều hành hành chính nhân sự GĐ kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro GĐ kiểm toán nội bộ 04 [bốn] thành viên với nhiệm kỳ là 5 [năm] năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tổng số thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành phải chiếm ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định. - Ban kiểm soát. Ban kiểm soát của Công ty Vinamilk bao gồm 04 [bốn] thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 [năm] năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập BCTC nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT

và Ban Giám đốc.

Page 2

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề