Mẫu thông báo chấm dứt tư cách thành viên hợp danh

khi nào bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật

Theo quy định tại Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 :

“1. Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp sau đây:

a] Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;

b] Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

c] Bị khai trừ khỏi công ty;

d] Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật;

đ] Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

2. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểmkết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.

3. Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp sau đây:

a] Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;

b] Vi phạm quy định tại Điều 180 của Luật Doanh nghiệp 2020;

c] Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và thành viên khác;

d] Không thực hiện đúng nghĩa vụ của thành viên hợp danh.

4. Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng.

5. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.

6. Sau khi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, nếu tên của thành viên đó đã được sử dụng thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.”

2. Thủ tục đăng ký thay đổi thành viên hợp danh

a] Trình tự đăng ký thay đổi thành viên hợp danh

Trường hợp đăng ký trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính

– Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, tiếp nhận thành viên hợp danh mới theo quy định tại Điều 185 và Điều 186 Luật Doanh nghiệp, công ty hợp danh gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng

– Người nộp hồ sơ kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp [//dangkykinhdoanh.gov.vn].

– Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh

– Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp [//dangkykinhdoanh.gov.vn] . Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền phải có thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

– Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

– Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

– Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

b] Thành phần hồ sơ

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký [Phụ lục II-1]

– Danh sách thành viên công ty hợp danh quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp, trong đó không bao gồm nội dung kê khai về thành viên góp vốn [Phụ lục I-9]

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên hợp danh mới

Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có :

– Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền

Trường hợp ủy quyền cho tổ chức hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có

– Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp

– Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu

Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp

– Bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp

c] Số lượng hồ sơ

01 bộ

d] Thời gian thực hiện

03 [ba] ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

e] Phí, lệ phí

Trường hợp nộp trực tiếp :

– Phí : 100.000 Đồng [Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần – Thông tư số 47/2019/TT-BTC]

– Lệ phí : 50.000 Đồng [Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/lần – Thông tư số 47/2019/TT-BTC]

Trường hợp nộp trực tuyến :

– Phí : 100.000 Đồng [Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần – Thông tư số 47/2019/TT-BTC]

– Lệ phí : 0 Đồng [Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử, đăng ký thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh – Thông tư số 47/2019/TT-BTC]

Trường hợp thông qua dịch vụ bưu chính :

– Phí : 100.000 Đồng [Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần – Thông tư số 47/2019/TT-BTC]

– Lệ phí : 50.000 Đồng [Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/lần – Thông tư số 47/2019/TT-BTC]

Nhấn vào đây để quay về chuyên trang luật sư tư vấn doanh nghiệp hoặc liên hệ luật sư tư vấn doanh nghiệp : 0904 902 429   0913 597 479

Công ty hợp danh là loại hình tổ chức doanh nghiệp dạng đối nhân, công ty hợp danh có các đặc điểm khác biệt so với các loại hình công ty còn lại. Công ty hợp danh có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, các thành viên này có các quyền đối với công ty theo quy định của luật doanh nghiệp. Trong một số trường hợp thành viên hợp danh sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Vậy quy định cụ thể về các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Khái quát về công ty hợp danh và thành viên hợp danh?

Theo Điều 177 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

Điều kiện để trở thành thành viên hợp danh: Thành viên hợp danh phải là cá nhân và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

Điều kiện để trở thành thành viên góp vốn: Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân, pháp nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Để đảm bảo trách nhiệm đối với tài sản mà thành viên hợp danh phải chịu, pháp luật đã quy định về các hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh tại Điều 180 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

– Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

– Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

– Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh:

Xem thêm: Câu hỏi tình huống về công ty hợp danh và thành viên hợp danh

– Thành viên hợp danh có quyền sau đây:

Thành viên hợp danh được tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty, có trách nhiệm đối với việc kinh doanh của công ty; 

Thành viên hợp danh nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty nằm trong phạm vi của pháp luật; thực hiện đàm phán và ký kết hợp đồng cho công ty cũng như thực hiện các giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;

Thành viên hợp danh có quyền sử dụng tài sản của công ty hợp danh để thực hiện kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty. Nếu trong quá trình kinh doanh, Thành viên hợp danh ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;

Nếu thiệt hại xảy ra trong phạm vi nhiệm vụ được phân công từ hoạt động kinh doanh nhưng không phải do sai sót cá nhân của thành viên hợp danh thì thành viên đó có yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại.

Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;

Điều tất yếu khi kinh doanh là lợi nhuận, do đó, thành viên hợp danh sẽ được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;

Khi công ty giải thể hoặc phá sản, thành viê hợp danh sẽ được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

Xem thêm: Quyền của thành viên hợp danh trong tổ chức, quản lý công ty hợp danh

Trong trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên hợp danh sẽ được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể nhận lại phần vốn góp còn lại hoặc sẽ trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.

– Thành viên hợp danh có nghĩa vụ sau đây:

Thành viên hợp danh ngoài các quyền được quy định thì sẽ có nghĩa vụ tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;

Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên. Nếu thành viên hợp danh làm trái quy định này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

Thành viên hợp danh không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Nếu phát hiện thành viên có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thành viên hợp danh sẽ phải bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;

Trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh là trách nhiệm liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;

Thành viên hợp danh sẽ phải chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty.

Xem thêm: Quy định mới về thành viên hợp danh của công ty hợp danh

2. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh?

Theo Điều 185 Luật Doanh Nghiệp 2020, các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh được quy định như sau:

– Tự nguyện rút vốn khỏi công ty: Trường hợp nếu thành viên góp vốn muốn rút vốn ra khỏi công ty thì trường hợp này thành viên hợp danh chỉ có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn cho Hội đồng thành viên công ty được biết. Và việc rút vốn của thành viên hợp danh chỉ được thực hiện vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.

– Thành viên hợp danh chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Trong các trường hợp này, các sự kiện chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ tước đi tư cách điều hành công ty của thành viên hợp danh và thành viên này sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng.

– Bị khai trừ khỏi công ty: Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp sau đây:

+ Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;

+ Vi phạm quy định về làm chủ doanh nghiệp tư nhân; làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác; nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác mà không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

+ Thành viên hợp danh tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác, trong quá trình này gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và thành viên khác;

+ Thành viên hợp danh không thực hiện đúng nghĩa vụ của thành viên hợp danh.

– Thành viên hợp danh phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật thì sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.

– Nếu điều lệ công ty quy định về các trường hợp khác thì thành viên hợp danh sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên hợp danh nếu vi phạm những quy định này.

Theo quy định thì kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại trên, trong thời hạn 02 năm thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên. Nếu tên của thành viên đó đã được sử dụng thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì sau khi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.

Video liên quan

Chủ Đề