Mẫu công văn de nghị phối hợp làm việc

Những lưu ý khi viết mẫu công văn đề nghị phối hợp là gì? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân.

Thậm chí trong các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng phải soạn thảo và sử dụng công văn để thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.

Một số yêu cầu khi soạn thảo công văn:

  • Mỗi công văn chỉ chứa đựng một chủ đề, nêu rõ ràng và thuần nhất sự vụ.
  • Viết ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, ý tưởng phải sát với chủ đề.
  • Dùng ngôn ngữ lịch sự, nghiêm túc, có sức thuyết phục cao.
  • Có thể thức đúng quy định của pháp luật Nhà nước đặc biệt phải có trích yếu công văn dù là công văn khẩn [theo bản điều lệ về công tác công văn giấy tờ của Phủ Thủ Tướng].

Công văn đề nghị phối hợp là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị một hoặc một số chủ thể có sự phối hợp trong quá trình hoạt động, tiến hành thực hiện một, một số công việc.

Hiện nay chưa được quy định cụ thể về mẫu nào cả, việc soạn thảo công văn chỉ cần đảm bảo về hình thức của một văn bản hành chính thông thường có nội dung theo từng mục đích, từng lĩnh vực và từng cơ quan ban hành nhưng không vi phạm những điều cấm đã được pháp luật ghi nhận. Có thể phân ra làm 3 loại công văn thường dùng nhất, bao gồm:

  • Mẫu công văn đề nghị phối hợp làm việc;
  • Mẫu công văn đề nghị phối hợp tổ chức;
  • Mẫu công văn đề nghị tuyên truyền.

Công văn đề nghị phối hợp phải có đủ các phần sau đây:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ.
  • Địa danh và thời gian gửi công văn.
  • Tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành công văn.
  • Chủ thể nhận công văn [cơ quan hoặc cá nhân].
  • Số và ký hiệu của công văn.
  • Trích yếu nội dung.
  • Nội dung công văn.
  • Chữ ký, đóng dấu.
  • Nơi gửi.

– Phần mở đầu: Nêu lý do, tóm tắt mục đích viết Công văn

  • Công văn hướng dẫn: hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp dưới.
  • Công văn đôn đốc: đôn đốc cấp dưới, tránh được sự thiếu triệt để trong những hoạt động chuyên môn hoặc kịp thời chỉ ra những sai sót cần khắc phục trong thực tiễn.

– Phần nội dung: Nêu cách giải quyết, nêu quan điểm, thái độ của cơ quan gửi Công văn. Trong nội dung công văn thường có 3 phần là:

  • Viện dẫn vấn đề.
  • Giải quyết vấn đề.
  • Kết luận vấn đề.

Mẫu công văn đề nghị phối hợp làm việc

Mẫu công văn đề nghị phối hợp – Tải xuống mẫu công văn

Mẫu này còn được sử dụng trong trường hợp, một hoặc một số cơ quan Nhà nước có yêu cầu cần sự phối hợp của một hoặc một số cơ quan khác có cùng nhiệm vụ quyền hạn khác để cùng nhau hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả nhất.

Sự hợp tác đó có thể là đề nghị phối hợp để cung cấp thông tin; phối hợp thực hiện thu thuế sử dụng đất, đăng ký kiểm tra xác nhận doanh nghiệp đáp ứng quy định tiêu chuẩn sản xuất lắp ráp thô, công văn xin phối hợp bắt tội phạm, công văn xin phối hợp cung cấp thông tin để điều tra vụ án,…

Nội dung công văn cần lưu ý các vấn đề sau:

Về phần nội dung đề nghị cần nêu rõ nội dung kiến nghị vấn đề gì; nguyên nhân hoặc lý do gửi công văn; đề nghị thời hạn trả lời công văn [phúc đáp]. Và ở cuối nội dung cần có dòng chữ “Kính mong quý cơ quan/ ông bà …………….. sớm trả lời cho chúng tôi được biết”

  • Nêu ngắn gọn nội dung công văn, xác định những vấn đề cơ bản cần nêu trong công văn.
  • Tên, thông tin liên hệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân dự định gửi công văn.
  • Tên, thông tin liên hệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc được đề nghị trong công văn.
  • Thông tin cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận công văn.

Mẫu công văn đề nghị phối hợp tổ chức

Mẫu công văn đề nghị phối hợp tuyên truyền

Mời bạn xem thêm:

  • Mẫu công văn giải trình không đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2022
  • Mẫu công văn giải trình sự việc mới nhất năm 2022

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, mẫu tạm ngừng kinh doanh…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Công văn đề nghị phối hợp được sử dụng trong trường hợp nào?

Đề nghị phối hợp được sử dụng trong trường hợp, một hoặc một số cơ quan Nhà nước có yêu cầu cần sự phối hợp của một hoặc một số cơ quan khác có cùng nhiệm vụ quyền hạn khác để cùng nhau hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả nhất.

Chủ Đề