Mẫu Công văn de nghị bảo hành

Mẫu bản công văn cam kết bảo hành

Mẫu công văn cam kết bảo hành là văn bản được lập ra để ghi chép về việc cam kết bảo hành. Mẫu nêu rõ nội dung cam kết, thông tin bảo hành... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

  • Mẫu công văn chốt sổ bảo hiểm
  • Mẫu công văn đề nghị bàn giao hồ sơ

Bản công văn cam kết bảo hành

Mẫu Công văn de nghị bảo hành

Mẫu công văn cam kết bảo hành là mẫu bản cam kết được lập ra để cam kết về việc bảo hành

Mẫu công văn cam kết bảo hành nêu rõ:

Thông tin người cam kết

Nội dung cam kết

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Mẫu văn bản đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình là gì? Mẫu gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của hoatieu.vn để có thể hiểu rõ hơn nhé.

1. Định nghĩa mẫu văn bản đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình là gì?

Mẫu văn bản đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình là văn bản được lập ra để gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, số tiền thanh toán...

2. Mẫu văn bản đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình

Mẫu Công văn de nghị bảo hành

Bảo hành công trình xây dựng được định nghĩa tại Khoản 17 Điều 3 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng như sau:

Bảo hành công trình xây dựng là sự cam kết của nhà thầu về trách nhiệm khắc phục, sửa chữa trong một thời gian nhất định các hư hỏng, khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng công trình xây dựng.

Mẫu văn bản đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình gồm các nội dung:

+ Thông tin người đề nghị

+ Thông tin công trình

+ Nội dung thanh toán

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Công văn là văn bản giao tiếp của công ty, tổ chức với mục đích đề nghị - Thông báo - Giải trình một nội dung cụ thể tới cá nhân, tổ chức khác. Muốn làm công văn công ty chuẩn cần xác định rõ nội dung và chủ thể tiếp nhận công văn, thông báo dự định gửi.

Mẫu Công văn de nghị bảo hành

Pháp luật chỉ quy định khái niệm về công văn, nội dung công văn đối với các công văn do cơ quan nhà nước ban hành. Tuy công văn không phải là văn bản pháp luật nhưng công văn của cơ qua nhà nước phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nội dung bài viết này chỉ đề cập đến mẫu công văn dùng trong hành chính văn phòng của công ty, tổ chức bình thường để mọi người tham khảo.

Có những mẫu công văn, thông báo nào?

  • Công văn thông báo: Là loại công văn ghi nhận các nội dung doanh nghiệp, tổ chức muốn đối tác nắm bắt hoặc cập nhật.

Ví dụ: Công văn thông báo khoản tiền quá hạn thanh toán.

  • Công văn đề nghị: Là loại công văn đưa ra nội dung đề xuất với chủ thể tiếp nhận các yêu cầu, đề nghị của bên gửi công văn.

Ví dụ: Công văn đề nghị chấn chỉnh áp dụng thờ giờ làm việc với cán bộ công ty (Dùng trong nội bộ)

Công văn giải trình bổ sung, hồ sơ và đề nghị SKHĐT sớm thông qua thủ tục cấp GCN đăng ký đầu tư điều chỉnh cho doanh nghiệp (Dùng trong việc đối đáp với đối tác).

  • Công văn hướng dẫn: Là loại công văn có nội dung hướng dẫn thực hiện về một nội dung nào đó đã được quy định nhưng chưa rõ ràng hoặc hướng dẫn về nội dung chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, văn bản nội bộ.

Ví dụ: Công văn hướng dẫn cách tính thưởng cho nhân viên phòng kinh doanh (Dùng cho nội bộ)

  • Công văn giải thích: Là loại công văn dùng để cụ thể hóa nội dung của các văn bản khác về việc thực hiện một công việc nào đó mà cá nhân, tổ chức chưa hiểu chưa rõ.
  • Công văn chỉ đạo: Là loại công văn do cấp trên ban hành nhằm thông tin cho cơ quan, bộ phận cấp dưới về các công việc cần triển khai, thực hiện.
  • Công văn đôn đốc, nhắc nhở: Là loại công văn của cấp trên nhằm nhắc nhở, chấn chỉnh cấp dưới thực hiện các hoạt động, công việc đã được yêu cầu thực hiện trước đó.
  • Công văn phúc đáp: Là loại công văn trả lời về những vấn đề mà cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp khác yêu cầu thuộc thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
  • Công văn xin ý kiến: Là Công văn của cấp dưới gửi cho cấp trên yêu cầu hướng dẫn hoặc cho ý kiến chỉ đạo thực hiện một hoặc một số công việc nhất định.

Mẫu công văn thông báo mới nhất

Tải: Mẫu công văn thông báo

CÔNG TY …

Số: …/CV-20…

V/v: Thông báo …

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

Kính gửi: …

Chúng tôi: CÔNG TY …

Căn cứ theo hợp đồng số …, chúng tôi xin được thông báo việc Quý khách hàng đang phát sinh khoản tiền chậm thanh toán, cụ thể như sau:

          ………..

          Trên tinh thần thiện chí, chúng tôi rất mong Quý khách hàng thực hiện việc thanh toán khoản tiền đã nói trước ngày …/…/20…. Sau thời điểm nói trên chúng tôi sẽ tiến hành …theo đúng thỏa thuận hợp đồng.

          Trường hợp nội dung thông báo có sự nhầm lẫn, hoặc Quý khách hàng đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán tại thời điểm nhận thông báo, Quý vị vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi theo thông tin liên hệ sau: …

Xin trân trọng cảm ơn!

ĐẠI DIỆN CÔNG TY

GIÁM ĐỐC

NGUYỄN VĂN A

Mẫu công văn đề nghị mới nhất

Tải: Mẫu công văn đề nghị

CÔNG TY …

Số: …/CV-20…

V/v: Đề nghị gia hạn hợp đồng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

Kính gửi: …

Chúng tôi: CÔNG TY …

Căn cứ theo khoản … Điều … Hợp đồng thuê nhà số … Chúng tôi đề nghị được gia hạn hợp đồng thuê nhà với nội dung cụ thể sau:

1. Thời gian hợp đồng đề nghị gia hạn thêm: …

2. …

Trên tinh thần thiện chí, chúng tôi rất mong Quý công ty chấp thuận và xác nhận đồng ý để hai bên tiến hành ký kết phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà đã nêu.

Xin trân trọng cảm ơn!

ĐẠI DIỆN CÔNG TY

GIÁM ĐỐC

NGUYỄN VĂN A

Đặc điểm của công văn bao gồm:

  • Công văn không phải văn bản quy phạm pháp luật, vì vậy trình tự, thủ tục ban hành Công văn được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi để giải quyết công việc khẩn cấp.
  • Công văn có nhiều loại, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực miễn sao phù hợp với mục đích của cơ quan, tổ chức ban hành.
  • Thẩm quyền ban hành Công văn không bắt buộc là đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Cá nhân cũng có thể ban hành Công văn nếu trong các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ tổ chức, văn phòng doanh nghiệp có quy định về chức năng, nhiệm vụ của cá nhân đó.
  • Công văn có hiệu lực ngay từ ngày ký và chấm dứt hiệu lực sau khi thực hiện, giải quyết xong công việc thực tế.
  • Công văn chỉ áp dụng với cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được nhận Công văn.

Điều kiện để công văn có giá trị bao gồm:

  • Công văn có nội dung phù hợp với quy định pháp luật và các quy chế nội bộ của doanh nghiệp.
  • Công văn được ban hành đúng trình tự thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật và quy chế nội bộ quy định.
  • Công văn được tống đạt đúng quy chế và đúng chủ thể tiếp nhận.

Cách làm công văn công ty chuẩn quy định

  • Công văn đề nghị thanh toán dùng mẫu nào?

Đề nghị thanh toán có nhiều thời điểm, với nhiều dạng đề xuất thanh toán khác nhau do đó không có quy chuẩn cho mẫu công văn đề nghị thanh toán nào chính xác nhất. Thông thường làm công văn đề nghị thanh toán bên đề nghị nên bám vào căn cứ thanh toán và trách nhiệm khi không thanh toán để xây dựng nội dung công văn.

Ví dụ: Đề nghị thanh toán tiền theo đợt ghi nhận tại hợp đồng thì nên chú trọng vào việc thông tin kết quả đã hoàn thành để thể hiện điều kiện được thanh toán tiền đã đủ.

Đề nghị thanh toán tiền nợ (Công văn đòi nợ) thì nên chú trọng việc nếu tiếp tục vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận sẽ chịu những trách nhiệm pháp lý gì.

  • Công văn giải trình thế nào cho hợp lý?

Công văn giải trình thường sử dụng trong các tình huống giao tiếp mang tính chất xin cho, hoặc tư cách chủ thể giữa bên gửi và bên nhận có sự khác biệt lớn. Ví dụ: Công văn giải trình lý do chậm nộp thuế của doanh nghiệp gửi chi cục thuế thì chủ thể là đối tượng nộp thuế và bên đại diện quản lý nhà nước về thuế.

Với đặc điểm này nên không có một nội dung chuẩn nào cho công văn giải trình mẫu, thường công văn giải trình nên trình bày theo dạng diễn giải tức là tổng hợp các nội dung muốn nói đến trong phần đầu sau đó diễn giải chi tiết trong các phần tiếp theo. Đây là cách hành văn vừa dễ viết, vừa giúp bên tiếp nhận không bỏ sót nội dung chính mà mình muốn trao đổi.

Các hướng dẫn của Luật Trí Nam về mẫu công văn đề nghị, công văn thông báo dùng trong hành chính văn phòng của một doanh nghiệp hy vọng sẽ hữu ích cho Quý khách hàng trong thực tế. Chúc các bạn thành công.

Nội dung nổi bật

+ Dịch vụ thành lập công ty

+ Làm giấy phép lao động