Mất niềm tin vào bản thân là gì

Thứ sáu, 10/09/2021 18:47

Đừng bao giờ đánh mất niềm tin

Niềm tin chính là suy nghĩ, ý chí của mỗi người được xây dựng trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển. Niềm tin có thể đúng cũng có thể sai, có thể nhất quán nhưng cũng có thể thay đổi theo thời gian. Đó có thể là điều vô cùng đơn giản, nhưng nó là động lực để giúp chúng ta vượt qua những thách thức trong cuộc sống.

Sức mạnh của niềm tin giúp bạn khai phá bản thân, bạn sẽ biết được ưu điểm, hạn chế của mình là gì. Để có thể khơi dậy niềm tin trong bạn, bạn phải học cách chấp nhận, dù khó khăn ra sao cũng không bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh. Có như vậy bạn mới có đủ lý trí, thật tỉnh táo và có lòng tin để giải quyết mọi vấn đề. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho bản thân, không nhìn lại thất bại đã qua mà hãy mạnh dạn đối mặt với hiện tại và tìm cơ hội để có thể đi đến thành công. Chấp nhận hiện tại, sống hòa hợp với nó, rồi bạn sẽ có đủ nghị lực để thay đổi cuộc sống của bản thân. Tha thứ cho tất cả những sai lầm mà mình từng phạm phải, tin tưởng vào tương lai và tiếp tục tiến về phía trước. Đừng bao giờ từ bỏ chính mình, bạn hãy tiếp tục đi và rồi bạn sẽ đến đích. Nếu có cảm thấy mệt mỏi, bạn hãy nhìn vào những điều tốt đẹp trong quá khứ để có thể vực dậy niềm tin. Hãy hài lòng với những gì mà bạn đang sở hữu, luôn nhìn mọi việc theo chiều hướng tốt đẹp. Đừng để nỗi sợ hãi cản trở bạn thực hiện những mục tiêu mà mình đã đặt ra. Niềm tin giúp bạn sống lạc quan hơn, giảm bớt căng thẳng, lo âu, phiền muộn. Đồng thời đem đến nguồn năng lượng sống tích cực tới cho mọi người. Nếu xung quanh mình là những người luôn tự tin, bạn sẽ cảm thấy mình mạnh mẽ hơn.

Có đủ niềm tin, cánh cửa tương lai của bạn càng rộng mở. Cho dù bạn là người có tài, có trí nhưng nếu thiếu đi niềm tin, không biết nắm bắt cơ hội thì bạn cũng khó có thể thành công. Trong công việc, nếu bạn có lòng tin vào khả năng xử lý của bản thân, bạn càng dễ dàng thực hiện kế hoạch đặt ra. Niềm tin còn có thể khơi dậy trong bạn những ước mơ, hoài bão lớn lao, giúp bạn có đủ khả năng hoàn thành lý tưởng của mình. Chỉ cần một chút nhiệt thành, một chút cố gắng cộng với lòng tin thì những gì mà bạn mong muốn sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực. Khi bạn tin tưởng vào khả năng của mình, bạn sẽ nỗ lực hết mình, hành động với quyết tâm cao để đạt được kết quả.

Chỉ có bạn mới là người hiểu rõ mình nhất, biết rõ điều mình cần, ước mơ, hy vọng điều gì cho cuộc sống. Nếu đánh mất niềm tin, những điều bạn biết sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Và rồi bạn sẽ chẳng còn ý chí, nghị lực để bước tiếp trên con đường mình đã chọn. Có lòng tin, bạn sẽ có tất cả, vì vậy hãy giữ vững niềm tin trong bất kỳ hoàn cảnh nào bạn nhé!

Hãy tưởng tượng cuộc sống này như thể chúng ta đang leo lên một con dốc, kéo theo sau gót một chiếc xe chất đầy hàng. Những món hàng trên chiếc xe đó mang tên lòng tin và giá trị bản thân. Đi trên đường đời, mang theo sự tự tin đó, chúng ta sẽ không ngừng tiến bước về phía mục tiêu của riêng mình. Nhưng đôi khi, đời không như là mơ...

Cảm giác như chiếc xe của bất kỳ ai cũng có thể lật úp một cách dễ dàng. Bạn sải bước về phía mục tiêu của đời mình, kéo theo chiếc xe lòng tinvà tự trọng, và rồi:

- Ai đó với một lời bình luận vào một thời điểm chuẩn xác nào đó đập tan lòng tự trọng của bạn

- Một người mà bạn tin tưởng và kính trọng buông một lời tổn thương

- Một ý nghĩ tiêu cực rằng bản thân bạn vẫn chưa đủ tốt

- Một ý nghĩ so sánh bản thân với một ai đó thành công hơn

…và chiếc xe hàng của bạn lật úp.

Mất niềm tin vào bản thân là gì

Bạn đứng đó, với lòng tự trọng của bản thân vụn vỡ và vương vãi khắp nơi, và bạn tự hỏi làm thế quái nào bạn có thể dọn dẹp đống bừa bộn trước mắt? Chiếc xe quá nặng để bạn có thể lật nó về đúng quỹ đạo. Bạn còn chẳng đủ mạnh mẽ để tự mình vực dậy bản thân! Mà cũng có thể họ đã nói đúng? Sự nghi hoặc và sợ hãi bản thân bắt đầu len lỏi trong tâm trí bạn, và thay vì cố gượng, bạn ngồi thụp xuống và nhìn chằm chằm vào bóng tối phía sau lưng, rồi nghĩ lại về tất cả những thất bại của bản thân.

Có nhiều lý do khiến chúng ta không tin tưởng vào bản thân mình:

- Chúng ta không tin vào bản thân bởi ai đó nói rằng chúng ta không nên làm điều đó nữa.

- Chúng ta sợ hãi những thất bại, và vì thế chúng ta luôn nhìn vào những thất bại đã qua.

-Chúng ta quá tập trung vào những thiếu sót trong cuộc đời mình, thay vì những gì mình đang có.

- Chúng ta thậm chí còn chẳng có đủ sự hỗ trợ để xây dựng sự tự tin đó từ đầu.

Mất niềm tin vào bản thân là gì

Cuộc sống sẽ thực sự khó khăn nếu bạn không còn tin tưởng vào bản thân mình nữa. Chẳng hề dễ dàng để làm bất cứ việc gì, nếu bạn thậm chí còn chẳng tin là bản thân mình có thể làm được.

Dù vậy, có rất nhiều thời điểm trong đời khi mà sự thiếu tin tưởng vào bản thân đó hóa ra chỉ là một sự ngộ nhận. Bạn bật dậy, lật chiếc xe lại và chứng minh rằng mình có thể. Bạn đã vượt qua những chướng ngại to lớn chẳng kém gì so với chướng ngại trước mắt, nên việc gì bạn lại phải e sợ nó?

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lấy lại lòng tin vào bản thân mình, hãy nhớ đến 5 điều quan trọng sau đây.

1. Ý kiến người khác không phải là chân lý

Một ngày, khi bạn đang tin tưởng hết mực vào bản thân, và bạn cảm thấy tự tin. Nhưng rồi, một ai đó bước qua và để lại những thứ khiến bạn ngờ vực bản thân mình. Họ đưa ra những ý kiến về bạn, và chúng khiến bạn tổn thương. Niềm tin của bạn dành cho bản thân sụt giảm đi, và vết thương ấy cứ dai dẳng bám theo bạn.

Bạn cần hiểu được rằng những bình luận chỉ là ý kiến khách quan của một ai đó, chứ không hề là một chân lý. Một ai đó không xem trọng bạn, không có nghĩa là tất cả mọi người đều không xem trọng bạn. Bạn không thể làm vừa lòng tất cả mọi người đâu, đừng cố gắng. Ai đó có ý kiến, ổn thôi. Đừng để suy nghĩ của một ai đó ảnh hưởng đến quan điểm của bạn về chính mình, hãy cứ để nó trôi qua mà thôi.

Hãy học cách nhìn nhận mọi phản hồi một cách tích cực và cân nhắc xem bạn có thể học hỏi được gì từ chúng để thay đổi và cải thiện bản thân mình.

Nếu câu trả lời là có, hãy áp dụng nó, cảm ơn người góp ý cho bạn, và cảm thấy vui vì bản thân mình đã được cải thiện ít nhiều.

Nếu câu trả lời là không, thì hãy đơn giản là phớt lờ nó đi. Mọi người nhìn bạn từ góc nhìn của họ, và nếu họ không thể chấp nhận được bạn, thì cũng chẳng sao cả.

Sau đây là một ví dụ:

Người 1: *Mặc một bộ ngoại trang lạ mắt với hoa văn sặc sỡ và xuất hiện đầy tự tin*

Người 2: “Đồ thế này mà cũng mặc được à, coi chừng cảnh sát thời trang tóm cậu đấy.”

Một bình luận phê phán xuất hiện và lòng tự trọng của người 1 sẽ bị thử thách bởi một thứ gì đó họ quan tâm và yêu thích bị nhìn nhận một cách tiêu cực.

Người 1: *nghĩ thầm* Bình luận này có giúp mình tốt hơn không? Bộ đồ này có xấu thật không? Hay là người ta chỉ không có cùng gu thời trang với mình? Mình có thích bộ đồ này không? Mình có đẹp hơn khi mặc bộ đồ này không?

Có, mình thích bộ đồ này.

Người 1: “Cảm ơn vì đã góp ý, nhưng mình thích bộ đồ này và đó là phong cách của riêng mình!”

Chúng chỉ là những ý kiến, không phải những chân lý. Cuộc sống là của bạn, nên hãy sống đúng với lý tưởng của bản thân. Nếu mọi người không thích thế, cứ việc phớt lờ thôi. Nếu cứ nhận mọi lời bình luận tiêu cực vào mình, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể tin tưởng vào bản thân mình đâu.

Mất niềm tin vào bản thân là gì

2. Việc cải thiện cần thời gian

Đừng quá khắt khe với bản thân. Điều này là vô cùng quan trọng, nhất là khi bạn đang mất niềm tin vào bản thân. Bạn vẫn đang phát triển, bạn học hỏi, đôi khi thất bại, và lại tiếp tục học hỏi. Không ai biết được mọi thứ trên đời, và thậm chí cũng chẳng có điều gì là đúng tuyệt đối. Bạn đang phát triển, và bạn sẽ phải vấp ngã ở đây đó, và điều đó không có nghĩa bạn là một kẻ thất bại hay vô dụng. Điều đó có nghĩa rằng bạn là một con người, một con người đang cố hoàn thiện mình.

Mất niềm tin vào bản thân là gì

Hãy bỏ lại sự hoàn hảo và ý nghĩ rằng bạn phải làm đúng trong mọi tình huống. Áp lực đó chỉ kìm hãm bạn lại và khiến bạn hoài nghi vào bản thân nhiều hơn. Hãy hít thật sâu, bởi bạn đang bước trên một hành trình, và mọi thứ xung quanh vẫn rất tươi đẹp và đủ đầy cho bạn.

Đừng để những áp lực từ sự kỳ vọng tước đi niềm tin vào bản thân mình. Bạn đâu phải chỉ là một danh sách những thành công và thất bại. Sự thất bại đơn giản chỉ là một sự kiện, nó không thể hiện bản chất của một con người.

Học hỏi, phát triển, và cho phép bản thân vấp ngã. Đừng tự dằn vặt mình vì đã không làm mọi thứ hoàn hảo, bởi điều đó chẳng mang lại lợi ích gì đâu. Hãy chấp nhận thất bại, chấp nhận rằng bạn đã học hỏi được thêm một thứ gì đó, và tiếp bước. Hãy tin rằng mọi thứ rồi cũng sẽ ổn thôi. Niềm tin vào bản thân bạn sẽ tự trỗi dậy một khi bạn có thể giải phóng được những kỳ vọng viển vông đang đè nặng lên vai mình.

3. Đừng để nỗi sợ cản bước bạn

Hãy nói về nỗi sợ. Việc mất niềm tin vào bản thân, thường chính là do bạn cảm thấy e sợ khi đặt niềm tin vào bản thân. Khi sống đúng với những giá trị của bản thân, bạn đang đánh liều đặt mình trước những lời chỉ trích từ người khác. Điều đó hẳn là đáng sợ, bởi như đã nói bên trên, những ý kiến có thể gây tổn thương sâu sắc đến lòng tự trọng.

Bạn cần sự dũng cảm để tin vào bản thân mình; bạn phải chính là người đẩy bạn về phía trước. Nếu không, bạn sẽ vẫn đứng yên đó mãi. Bạn phải tin rằng bạn có thể tiến bước về phía trước, và nỗi sợ chỉ ở đó để kìm chân bạn mà thôi.

-Nỗi sợ thất bại sẽ ngăn bạn thử làm một điều gì đó mới mẻ.

-Nỗi sợ ý kiến của người khác là đúng sẽ ngăn bạn buông bỏ ý kiến của những người khác, và bạn sẽ cứ mãi trăn trở về chúng.

- Nỗi sợ ngăn bạn tiến lên phía trước.

Mất niềm tin vào bản thân là gì

Hãy buông bỏ nỗi sợ. Cứ tiến bước bằng sự vô ưu bất cẩn. Đối mặt với từng nỗi sợ của bản thân và nói rằng “Ta thấy ngươi, nỗi sợ, và ta biết mọi thứ tao khao khát đều nằm ở bên kia ngưỡng cửa. Ta e ngại ngươi, nhưng ta sẽ đối mặt với ngươi, vượt qua ngươi và đối mặt với những hậu quả sau đó từ hành động của mình, bởi ta tin vào bản thân ta, và ta có thể xử lý mọi thứ.”

Và đừng bao giờ sợ sự thất bại; thất bại đơn giản là mẹ thành công, là một cơ hội để bạn thử lại một cách khôn ngoan hơn. Nó là người thầy tốt nhất, và là con đường ngắn nhất đến thành công. Hãy học cách sống với những thất bại, và bạn sẽ học được cách sống với sự dũng cảm của bản thân mình.

4. Bạn là duy nhất

Bạn là phép màu duy nhất, đó là điều tôi có thể tự tin khẳng định. Bạn khác biệt; con đường của bạn là duy nhất và đẹp theo cách của riêng nó. Không phải ai cũng có thể hiểu được nó đâu, nhưng đó lại là cách mà lịch sử được tạo ra. Nó được tạo ra bởi những con người chưa từng được tin tưởng, những con người dám đứng lên, gạt đi nỗi sợ và sự nghi hoặc để nói lên những điều mà họ tin tưởng.

Bạn không cần phải được ai đó ủng hộ để tin tưởng vào bản thân mình. Bạn có thể kết nối với những giá trị mà bạn tin tưởng, và nếu niềm tin của bạn đủ lớn, bạn có thể làm bất kỳ điều gì. Khi đánh mất niềm tin nơi bản thân, hãy nhớ rằng, bạn vẫn là duy nhất, và sự hiện diện của bạn trên cõi đời này luôn mang một ý nghĩa nào đó.

Mất niềm tin vào bản thân là gì

Đừng từ bỏ con đường của mình chỉ bởi những người khác không hiểu được nó. Hãy cứ tự nhủ với bản thân rằng bạn luôn có sức ảnh hưởng.

5. Bạn luôn có thể làm lại

Lòng tự trọng của bạn đã vỡ vụn, và giờ đây quanh bạn chỉ còn là sự ngờ vực về bản thân. Đến một lúc nào đó, bạn cũng phải gạt bỏ hết đi những sự hoài nghi, nỗi sợ, và sự chán ghét bản thân mình để tiếp tục hướng về phía trước. Một lúc nào đó, bạn buộc phải tái tạo lại tâm trí và cuộc sống của mình. Hãy vẽ ra một lằn ranh và ngăn không cho sự ngờ vực về bản thân vượt qua nó.

Mất niềm tin vào bản thân là gì

Bước 1: Hiểu được cảm xúc bản thân

Hãy nhận diện những nỗi sợ, sự hoài nghi, hay những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực về bản thân bạn. Hãy viết chúng ra giấy và bắt đầu đối mặt với từng thứ một.

Bước 2: Tự định nghĩa lại bản thân

Hãy nhìn vào những nỗi sợ, và một lời phản bác để phủ định nỗi sợ đó.

Ví dụ nhé:

Nỗi sợ: Tôi sợ rằng nếu tôi thử dấn thân vào công việc mới này, tôi sẽ thất bại. Tôi nghĩ rằng tôi chưa có đủ những gì nó cần.

Phản bác: Tôi có thể thất bại đó, nhưng sự dằn vặt từ việc không bao giờ dám thử sẽ còn nặng nề hơn nỗi đau từ thất bại. Tôi thà thử và thất bại còn hơn là chẳng bao giờ dám thử. Nếu đó là điều tôi thực sự khao khát, thì ngại gì mà không đánh liều cơ chứ.Tôi có thể làm được. Tôi cũng đã vực dậy từ thất bại nhiều lần trước đây, để trở nên mạnh mẽ và khôn ngoan hơn. Nỗi sợ này đã là gì.

Hãy đảm bảo rằng lời phản bác của bạn có đủ sức mạnh. Nó cũng phải mang màu sắc của chính cá nhân bạn, để khi đọc bạn sẽ có cảm giác khát khao và được tiếp thêm năng lượng. Đó chính là nguồn năng lượng để bạn vượt qua nỗi ngờ vực bản thân.

Bước 3: Quẳng gánh lo đi

Hãy tiễn từng nỗi sợ, từng sự ngờ vực, và từng ý nghĩ tiêu cực đi. Hãy giải phóng hòn đá đang đè nặng lên vai bạn để bạn có thể tiếp tục bước đi cùng sự hứng khởi, thay vì nỗi sợ đeo bám.

Giờ khi bạn đã cảm thấy nhẹ nhàng hơn gấp nhiều lần, hãy đứng dậy và bước tiếp. Từng bước một, tập trung vào những điều đúng đắn phải làm để hướng đến mục tiêu phía trước. Đừng nhìn lên tảng núi cao kia để rồi bị choáng ngợp bởi nó một lần nữa.

Lời kết

Đừng ngại trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ. Đôi khi, một lòng tự trọng vụn vỡ sẽ khó mà tự lành lại được. Đôi khi bạn sẽ cần sự tiếp sức từ một ai đó tin tưởng vào mình. Đừng ngại việc liên hệ và nói chuyện với một ai đó mà bạn tin tưởng về cảm xúc của bạn ở hiện tại, và nhờ họ trợ giúp.

Một điều cuối mà bạn luôn phải nhớ, đó là niềm tin vào bản thân bắt nguồn từ chính bạn, và không ai có thể tước nó khỏi bạn nếu bản thân bạn không cho phép điều đó xảy ra. Bạn luôn có quyền được tin tưởng vào bản thân, và có quyền được phớt lờ mọi sự tiêu cực trên con đường hướng đến mục tiêu của mình.