Mang thai 3 tháng đầu quan hệ có bị gì không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Khoa Sản phụ khoa -Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Những cơn buồn nôn và mệt mỏi khiến phụ nữ ít nghĩ đến quan hệ tình dục khi mang thai. Tuy nhiên cũng có nhiều người thèm quan hệ tình dục trong thai kỳ. Câu hỏi đặt ra là liệu quan hệ tình dục khi mang thai có an toàn không?

Trong tam cá nguyệt thứ nhất (ba tháng đầu thai kì), nhiều phụ nữ tiết lộ rằng không có nhiều ham muốn tình dục vì họ cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn. Tuy nhiên với nhiều người phụ nữ không bị nghén, lúc này thai nhi còn nhỏ cũng chưa làm ảnh hưởng nhiều đến cơ thể, hơn nữa sự gia tăng hormone khi mang thai nên nhiều phụ nữ khá thích thú và hưng phấn ở giai đoạn này. Bước sang tam cá nguyệt thứ hai (ba tháng giữa thai kỳ), thai phụ cảm thấy tốt hơn vì lúc này chất dịch tiết ra nhiều hơn, dễ dàng quan hệ tình dục hơn. Điều này làm cho việc quan hệ tình dục trở nên hấp dẫn hơn và có khả năng thỏa mãn hơn. Hơn nữa, hầu hết phụ nữ vẫn khá thoải mái trong tam cá nguyệt thứ hai vì thai nhi vẫn chưa chèn ép lên dạ dày.

Tuy nhiên, sang kỳ tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ) bắt đầu có những thay đổi nhất định. Khi thai nhi phát triển to lên, người phụ nữ cảm thấy ộ ệ, nhu cầu dinh dưỡng cần nhiều nhưng dạ dày bị chèn ép, việc ăn uống không dễ dàng và dấu hiệu mệt mỏi dường như bắt đầu quay trở lại thì “chuyện ấy” có vẻ kém hấp dẫn hơn, chưa kể những khó khăn về thể chất trong những tuần cuối của thai kỳ. Để dễ dàng hơn trong "chuyện ấy" thì mẹ cần biết sự phát triển của thai nhi qua từng tuần:

Việc quan hệ tình dục khi mang thai gần ngày sinh có thể là một sự mạo hiểm, bởi việc đạt cực khoái gây ra sự phóng thích ra hormone Prolactin của tuyến yên, về mặt lý thuyết hóc môn này có thể gây ra các cơn co thắt và gây tổn thương đến mẹ và bé.

Theo Foreman, bác sĩ cho rằng khi đứa bé trong bụng đang lớn lên thì vị trí truyền thống (như nằm trên) khi quan hệ tình dục của đàn ông sẽ gây khó chịu hơn đối với phụ nữ mang thai. Có thể thay đổi bằng các tư thế tình dục khác giúp thoải mái hơn khi mang thai bao gồm giao hợp từ phía sau hoặc từ bên này sang bên kia (kiểu úp thìa)...

Tư thế nằm ngửa với thai phụ ở giai đoạn 3 tháng cuối cũng nên ít áp dụng vì lúc này thai to khi nằm ngửa tử cung có thể gây chèn ép các mạch máu lớn. Điều này có thể gây ra áp lực vùng chậu và gây cảm giác đau đớn. Nằm ngửa cũng có thể gây ra "hội chứng hạ huyết áp", dẫn đến thay đổi nhịp tim và huyết áp gây chóng mặt và các triệu chứng hoặc dấu hiệu khác.

Ngoài ra, Foreman còn cho biết, một hành vi tình dục cần tránh là thổi khí vào “cô bé” trong lúc quan hệ tình dục bằng miệng khi mang thai. Nếu quan hệ tình dục bằng miệng được thực hiện trong giai đoạn người phụ nữ đang mang thai, khi thổi không khí vào âm đạo một lượng khí có thể đi vào tuần hoàn và gây ra các hậu quả nghiêm trọng.

Mang thai 3 tháng đầu quan hệ có bị gì không?

Cần tránh là thổi khí vào “cô bé” trong lúc quan hệ tình dục bằng miệng khi mang thai

Quan hệ tình dục khi mang thai có thể không an toàn cho những phụ nữ có tiền sử sảy thai nhiều lần, sinh non, chảy máu hoặc cổ tử cung yếu (hở eo cổ tử cung, cổ tử cung ngắn).

Hơn nữa, với phụ nữ có rau tiền đạo (tình trạng nhau thai che kín cổ tử cung) có nguy cơ xuất huyết nếu họ quan hệ tình dục trong thai kỳ. Phụ nữ bị vỡ ối sớm (PROM), xảy ra khi túi chứa em bé đang phát triển và nước ối vỡ hoặc phát triển một lỗ trước khi chuyển dạ, cũng nên tránh quan hệ tình dục khi mang thai.

Nếu bạn bị chảy máu hoặc có mùi hôi sau khi quan hệ tình dục khi mang thai, hãy báo với bác sĩ của bạn ngay lập tức. Chảy mủ có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng cần phải được điều trị sớm và chảy máu có thể là dấu hiệu dọa sẩy thai, sảy thai.

Mẹ bầu cũng cần lưu ý rằng nếu bạn tình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cần ngưng không quan hệ tình dục cho đến khi bạn tình được điều trị khỏi hoặc cần sử dụng một biện pháp an toàn, chẳng hạn như sử dụng bao cao su để tự bảo vệ mình và tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Mẹ cũng đừng quên những mũi tiêm phòng cần thực hiện để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh cho cả mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, trong suốt quá trình mang thai, thai phụ nên tiêm một số loại vắc-xin phòng tránh các bệnh nguy hiểm như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, cúm. Nếu bỏ qua các mũi vắc-xin này, bé sinh ra sẽ các bệnh lý bẩm sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là ho gà bẩm sinh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có đầy đủ các loại vắc-xin dành cho bà bầu, được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, Bỉ, Pháp, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt. Toàn bộ vắc-xin được bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh đạt tiêu chuẩn GSP đảm bảo vắc-xin luôn giữ được chất lượng tốt nhất. Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com

Video Dinh dưỡng mang thai - BS Huỳnh Thị Hiên

XEM THÊM:

Quan hệ khi mang thai là vấn đề nhiều cặp vợ chồng luôn băn khoăn và gây nhiều tranh cãi. Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, có những mẹ bầu do ốm nghén nên không còn ham muôn nhiều. Nhưng cũng có một số mẹ bầu khỏe hơn và nhu cầu gần gũi chồng cũng tăng cao.

Tuy nhiên có nhiều mẹ bầu lo lắng sợ việc quan hệ vợ chồng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy có bầu có nên quan hệ trong 3 tháng đầu không? MarryBaby sẽ giải đáp cho các bạn vấn đề quan hệ khi mang thai trong 3 tháng đầu. Hãy đọc bài viết này để có câu trả lời nhé.

Trước khi tìm hiểu có bầu có nên quan hệ trong 3 tháng đầu không, chúng ta cần tìm hiểu những lợi ích từ quan hệ khi mang thai theo American Pregnancy Association (Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ).

  • Duy trì quan hệ khi mang thai giúp đốt cháy calo giúp vợ chồng bạn khỏe hơn và giữ vóc dáng.
  • Quan hệ giúp lưu lượng máu đến khu vực sinh dục tăng lên nên dễ đạt cực khoái khi mang thai hơn.
  • Việc đạt cực khoái khi quan hệ giúp giải phóng endorphin có thể khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và thư giãn.
  • Một đời sống tình dục lành mạnh khi mang thai là một cách để duy trì tình cảm và gắn kết vợ chồng với nhau.

Như vậy có bầu có nên quan hệ trong 3 tháng đầu không; hãy cùng tìm câu trả lời có bầu quan hệ được không trong phần dưới đây nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ? Vợ chồng có muốn cũng phải nhịn vì lý do này

Có bầu có nên quan hệ trong 3 tháng đầu?

Mang thai 3 tháng đầu quan hệ có bị gì không?
Có bầu có nên quan hệ trong 3 tháng đầu không?

Có bầu quan hệ được không là điều nhiều cặp vợ chồng thắc mắc. Câu trả lời có bầu có nên quan hệ trong 3 tháng đầu theo các chuyên gia tại bệnh viện Mayo ở Mỹ như sau; quan hệ khi mang thai là một điều an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi.

Vì thai nhi đang ở trong bụng mẹ được bảo vệ bởi nước ối trong tử cung. Nếu mẹ bầu không bị dọa sinh non hoặc có các vấn đề về nhau thai thì việc quan hệ sẽ không gây ảnh hưởng đến em bé. Và hầu hết các trường hợp sảy thai là do thai nhi không phát triển bình thường chứ không phải do quan hệ tình dục khi mang thai.

Tư thế quan hệ khi mang thai an toàn

Khi đã biết có bầu có nên quan hệ trong 3 tháng đầu, bạn cũng nên tìm hiểu thêm các tư thế quan hệ an toàn cho bà bầu như

  • Tư thế truyền thống: Đây cũng là một trong các tư thế quan hệ cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn với chuyện chăn gối.
  • Tư thế úp thìa: Tư thế quan hệ này thích hợp với mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Bạn cần nằm nghiêng, quay lưng lại để chồng ôm từ phía sau và thâm nhập một cách nhẹ nhàng.
  • Thâm nhập từ phía sau: Bạn sẽ quỳ gối và chống khuỷu tay xuống để tự nâng đỡ cơ thể. Chồng bạn sẽ quỳ gối sau bạn và nhẹ nhàng thâm nhập từ phía sau.
  • Tư thế hai cây kéo: Bạn và chồng sẽ hơi nghiêng người, hướng mặt vào nhau, một chân bạn một gác lên người chồng, chân còn lại làm điểm tựa.
  • Tư thế cưỡi ngựa: Bạn có thể để chồng nằm ngửa trên giường rồi ngồi lên trên, hai đầu gối quỳ xuống nệm. Người chồng có thể vuốt ve bầu ngực của vợ. Và vợ có thể tùy ý điều chỉnh nông sâu để mang lại cảm giác cực khoái nhất.

>> Bạn có thể xem thêm: 7 tư thế quan hệ khi mang thai kinh điển ‘chồng hát, vợ khen hay’

Những lưu ý khi quan hệ khi mang thai

Mang thai 3 tháng đầu quan hệ có bị gì không?
Có bầu có nên quan hệ trong 3 tháng đầu nếu sức khỏe cho phép

Khi bạn đã biết có bầu có nên quan hệ trong 3 tháng đầu và các tư thế quan hệ an toàn cho bà bầu; thì bạn cũng lưu ý những trường hợp sau không nên quan hệ khi mang thai.

  • Tiền sử bị dọa sảy thai
  • Bị động thai hoặc có dấu hiệu sảy thai
  • Mắc bệnh lây qua đường tình dục
  • Nguy cơ từ bệnh viêm âm đạo
  • Bất thường về nhau thai
  • Thường xuyên xuất hiện những cơn co thắt
  • Cổ tử cung ngắn hoặc hở
  • Có dấu hiệu rỉ ối

Ngoài ra, khi quan hệ người chồng nên để ý những điều sau:

  • Không nên kích thích vú của vợ để đạt cực khoái vì có thể gây ra các cơn co thắt tử cung.
  • Nếu chồng bị bệnh lây qua đường tình dục nên tránh quan hệ vì có thể lây bệnh cho vợ và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  • Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ để bảo vệ an toàn cho mẹ bầu.

Như vậy bạn đã hiểu có bầu có nên quan hệ trong 3 tháng đầu không rồi. Khi mang thai mẹ bầu cũng có thể quan hệ tình dục. Nhưng vợ chồng cần lưu ý chọn tư thế thích hợp và dùng các biện pháp bảo vệ an toàn. Nếu mẹ bầu bị rơi vào các trưởng hợp có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi thì không nên quan hệ nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


Page 2

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)


Page 3

Sự phát triển của thai nhi mỗi ngày khiến mẹ bầu cảm thấy hạnh phúc và thú vị với thiên chức làm mẹ. Vào mỗi cột mốc phát triển, mẹ bầu sẽ luôn đặt rất nhiều câu hỏi về sự lớn lên của con.

Khi cục cưng bước vào giai đoạn tuần thứ 1 của thai kỳ, bạn hẳn sẽ có rất nhiều tò mò về sự phát triển của thai nhi. Thai nhi 12 tuần tuổi biết làm gì? Thai nhi 12 tuần tuổi đã biết đạp chưa? Hay thai 12 tuần đã máy chưa? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp những điều thú vị này cho bạn nhé.

Trước khi tìm hiểu thai 12 tuần đã máy chưa, chúng ta cần tìm hiểu thai nhi 12 tuần tuổi đã biết làm gì. Sự phát triển đặc biệt của thai nhi 12 tuần tuổi trong giai đoạn này là sự phản xạ. Những ngón tay bé xíu của con sẽ biết co và duỗi. Ngón chân bé tí sẽ biết vểnh lên. Đôi mắt khép chặt và miệng sẽ biết mút.

Bên cạnh đó, cục cưng cũng sẽ biết vặn mình để phản ứng lại những kích thích. Khi thai nhi 12 tuần tuổi đã phát triển đầy đủ các cơ quan quan trọng trên cơ thể. Nhất là bạn có thể lắng nghe nhịp tim của thai nhi khi đi siêu âm hoặc khám thai định kỳ rồi đấy.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 12 tuần đã biết trai hay gái chưa? Các mẹo dân gian biết trai hay gái

Những vấn đề mẹ bầu gặp khi mang thai 12 tuần

Bên cạnh sự phát triển của thai nhi và thai 12 tuần đã máy chưa; bạn nên lưu ý những vấn đề bản thân có thể gặp trong giai đoạn này nhé. Khi thai 12 tuần tuổi chính là lúc mẹ sắp kết thúc giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ.

Lúc này, những cảm giác ốm nghén “khắc nghiệt” cũng đã tạm dịu lại khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cảm nhận những cơn ợ nóng đầu tiên của thay kỳ đấy nhé. Và cơ thể của bạn sẽ trở nên đầy đặn hơn cũng như phần bụng có thể lộ rõ nếu mang đa thai.

Vì sao thai nhi cần phải chuyển động?

  1. Ngoài vấn đề thai 12 tuần đã máy chưa, bạn nên biết ý nghĩa của những cú chuyện động của con. Thai nhi cũng giống như chúng ta, cục cưng cần phải cử động trong bụng mẹ để giúp cho các khớp, cơ và xương được phát triển.
  2. Ngoài ra, những cái vươn vai, huýt tay, cú đá bóng trong bụng mẹ sẽ khiến con có thể chuẩn bị trước cho việc làm quen với môi trường bên ngoài lòng mẹ sau này.
  3. Ngược lại, nếu thai nhi không máy trong bụng mẹ có thể cho thấy rằng mức nước ối hoặc nhau thai đang có vấn đề. Tuy nhiên, thai nhi cũng có một chế độ sinh hoạt giống chúng ta. Việc cử động và nghỉ ngơi cũng sẽ được thay thế nhau. Vì thế, sẽ có lúc bạn sẽ không cảm nhận được thai nhi máy hay hoạt động trong bụng.
>> Bạn có thể xem thêm: Thai máy là gì mẹ đã biết cách nhận biết chính xác chưa?

Mang thai 3 tháng đầu quan hệ có bị gì không?

Thai 12 tuần đã máy chưa?

Mang thai 3 tháng đầu quan hệ có bị gì không?

Với những sự phát triển của thai nhi trên thì thai 12 tuần đã máy chưa hay thai nhi 12 tuần tuổi đã biết đạp chưa? Chúng ta thấy rằng, thai 12 tuần tuổi đã bắt đầu hình thành những cử động đầu tiên của con trong bụng mẹ.

Tuy nhiên thai 12 tuần đã máy chưa thì có thể bạn sẽ chưa cảm nhận được điều đó. Nếu bạn đã từng mang thai thì sẽ cảm nhận những chuyển động của thai nhi sớm vào tuần thứ 16. Còn nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai thì có thể phải tới tuần thứ 20 trở đi bạn mới cảm nhận được.

Tóm lại là, vào khoảng tuần thứ 20-24 của thai kỳ bạn mới cảm nhận rõ sự cử động của thai nhi. Bởi vì vào khoảng tuần thứ 12, tử cung của bạn vẫn đang nằm ở vị trí thấp gần xương mu. Khi bước vào tuần 20 trở đi, đỉnh tử cung của bạn sẽ cao lên ở vị trí rốn. Vì thế, lúc này bạn sẽ cảm nhận rất rõ những sự chuyển động của thai nhi.

Yếu tố ảnh hưởng đến sự cảm nhận chuyển động của thai nhi

Khi bạn đã biết thai 12 tuần đã máy chưa; thì cũng nên biết thêm về những yếu tố ảnh hưởng đến sự cảm nhận chuyển động của thai nhi dưới đây:

  • Số lần mang thai: Nếu bạn đã từng mang thai thì các cơ tử cung sẽ nhạy cảm hơn trước những cử động của thai nhi. Ngoài ra, bạn đã trải qua cảm nhận thú vị về lần đầu tiên thai máy nên có thể sẽ không quá để ý đến điều này.
  • Vị trí của nhau thai: Vị trí nhau thai bám mặt trước sẽ có thể khiến bạn khó cảm nhận rõ ràng những chuyển động của thai nhi.
  • Sự hoạt động của thai nhi: Nếu thai nhi không cử động hoặc cử động nhẹ thì bạn sẽ khó cảm nhận được điều ấy.

Mang thai 3 tháng đầu quan hệ có bị gì không?

Những lưu ý khi mang thai 12 tuần

Bên cạnh việc đi tìm câu trả lời thai 12 tuần đã máy chưa; bạn nên lưu ý một số điều khi bước vào tuần thứ 12 của thai kỳ.

Mang thai 3 tháng đầu quan hệ có bị gì không?

1. Chế độ dinh dưỡng

  • Bạn nên bổ sung thêm vitamin B1, axit folic và chất sắt. Điều này giúp hỗ trợ sản xuất hồng cầu trong máu hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu cao sau khi sinh.
  • Bạn cần uống nước đủ 2 lít/ngày để cơ thể trao đổi chất được tốt hơn. Ngoài ra, việc hấp thu chất dinh dưỡng của thai nhi cũng diễn ra dễ dàng hơn.

2. Chế độ sinh hoạt

  • Tiêm phòng khi mang thai là điều rất quan trọng, nhất là tiêm phòng cúm. Điều này sẽ giúp tăng hệ miễn dịch cho mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ cũng như sau sinh.
  • Nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục đều đặn sẽ giúp cho hai mẹ con có một thai kỳ khỏe mạnh.

Như vậy bạn đã biết thai 12 tuần đã máy chưa rồi phải không? Khi 12 tuần tuổi, thai nhi đã có những cử động đầu tiên trong bụng mẹ. Nhưng để mẹ cảm nhận được rõ ràng nhất thì phải bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba bạn nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


Page 4

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng vì thai nhi đang phát triển về nhiều mặt, bánh nhau bắt đầu hình thành và bám vào buồng tử cung, kết nối của thai nhi với tử cung của mẹ vãn chưa thực sự ổn định. Nếu mẹ không cẩn thận sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ bị sảy thai hoặc động thai.

Với những mẹ có dấu hiệu bị dọa sảy thai thì phải biết cách giữ thai trong 3 thai đầu. Nếu bạn không biết mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì thì rất nguy hiểm. Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên. Hãy theo dõi bài viết nhé!

Trước khi tìm hiểu cách giữ thai trong 3 tháng đầu, bạn cần hiểu hiện tượng dọa sảy thai là gì. Dọa sảy thai (threatened miscarriage) là tình trạng mẹ bầu có các dấu hiệu chảy máu âm đạo, đau bụng nhưng thai nhi vẫn còn sống và phát triển trong buồng tử cung của mẹ.

Hiện tượng này được xem là giai đoạn đầu của sảy thai. Nếu không để ý và có cách giữ thai trong 3 tháng đầu thì sẽ dẫn tới sảy thai hoặc lưu thai. Vậy các dấu hiệu dọa sảy thai là gì? Mời bạn xem tiếp phần bài viết dưới đây.

Dấu hiệu dọa sảy thai

Để hiểu các cách giữ thai trong 3 tháng đầu, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu dọa sảy thai. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu này thì phải nhanh chóng đến bệnh viện ngay nhé.

  • Ra máu âm đạo.
  • Đau bụng dưới.
  • Siêu âm thấy có tụ dịch cạnh túi thai hoặc vùng nhau thai bám.

>> Bạn có thể xem thêm: Doạ sảy thai ra máu bao lâu và cách mẹ bầu xử trí thế nào?

7 cách giữ thai trong 3 tháng đầu là gì?

1. Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Các thực phẩm nên ăn

Việc tìm hiểu bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu rất quan trọng. Vì tế bào phôi đang phân hóa và bắt đầu hình thành các chức năng cơ bản của cơ thể. Vậy chế độ dinh dưỡng mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?

1.1 Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Bổ sung axit folic

Mang thai 3 tháng đầu quan hệ có bị gì không?
Cách giữ thai trong 3 tháng đầu là bổ sung axit folic đầy đủ

Axit folic sẽ giúp bạn ngăn ngừa vấn đề dị tất ống thần kinh cho thai nhi. Việc bổ sung axit folic đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân.

Cách bổ sung là 400 microgam (mcg) trước khi mang thai và 600 – 1000 mcg mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Các nguồn thực phẩm dồi dào axit folic gồm ngũ cốc; rau xanh đậm; trái cây họ cam quýt; đậu khô; đậu Hà Lan và đậu lăng…

1.2 Canxi

Bổ sung canxi cũng là một trong những cách giữ thai trong 3 tháng đầu đặc biệt ở những bà mẹ có hàm lượng cãni thấp trong khẩu phần ăn. Thói quen bổ sung canxi trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mà quên đi rằng từ lúc này cơ thể mẹ đã bắt đầu tăng nhu cầu canxi. Bởi vì, mẹ bầu và thai nhi đều cần canxi để giúp xương và răng chắc khỏe. Canxi cũng hỗ trợ cho hệ thống tuần hoàn hoạt động, cơ bắp chắc khỏe và thần kinh phát triển tốt.

Bạn cần bổ sung canxi khoảng 800 miligam (mg)/ ngày qua các thực phẩm như sữa và các chế phẩm từ sữa; bông cải xanh; cải xoăn; nước ép trái cây và ngũ cốc…trong 3 tháng đầu

1.3 Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Bổ sung vitamin D

Vitamin D sẽ kết hợp với canxi để giúp hình thành xương và răng cho thai nhi. Bạn cần bổ sung vitamin D 400 IU/ngày. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin D gồm cá hồi, sữa, nước ép cam…

Mang thai 3 tháng đầu quan hệ có bị gì không?

Một trong những cách giữ thai trong 3 tháng đầu là bổ sung đầy đủ protein. Vì protein rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Bạn cần bổ sung lượng protein mỗi ngày là 71g.

Các thực phẩm dồi dào protein bạn có thể bổ sung là thịt nạc; thịt gia cầm; hải sản; trứng; các loại hạt; các loại đậu, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành…

1.5 Cách giữ thai trong 3 tháng đâu: Bổ sung sắt

Trong thời kỳ mang thai, bạn cần gấp đôi lượng sắt mà phụ nữ không mang thai cần. Vì sắt giúp tạo ra nhiều máu hơn để cung cấp oxy cho thai nhi. Nếu bạn thiếu sắt khi mang thai có thể bị thiếu máu dẫn đến đau đầu hoặc mệt mỏi.

Thiếu máu do thiếu sắt cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân và trầm cảm sau sinh. Vì thế nếu bạn không thiếu máu bạn vẫn cần bổ sung sắt 27 miligam mỗi ngày qua các thực phẩm như thịt nạc đỏ; thịt gia cầm; cá; ngũ cốc; hạt đậu và rau xanh đậm…nếu thiếu máu, lượng sắt bổ sung có thể phải cần nhiều hơn tuỳ mức độ

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn bí đỏ được không? Không phải cứ ăn càng nhiều là tốt

2. Thực phẩm nên tránh sử dụng

Mang thai 3 tháng đầu quan hệ có bị gì không?
Tránh các thực phẩm không tốt cho mẹ bầu và thai nhi cũng là cách giữ thai trong 3 tháng đầu

Một trong những cách giữ thai trong 3 tháng đầu là bạn cần tránh dùng một số thực phẩm. Ăn gì dễ sảy thai? Các thực phẩm dưới đây là những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai:

  • Các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt, hành, quế… Những thực phẩm này gây ra triệu chứng đau dạ dày, khô nóng ruột, trĩ, táo bón.
  • Các thức uống chứa caffeine: Chất này đi qua nhau thai sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Lạm dụng bia rượu, nước tăng lực đều gây kích thích thần kinh; dễ bị khó thở, nôn ói, đau đầu, tim đập nhanh. Ngoài ra, các chất này cũng gây ảnh hưởng đến vấn đề phát triển của thai nhi.
  • Phụ nữ mang thai ăn thịt và trứng sống hoặc nấu chưa chín có nguy cơ mắc bệnh vi khuẩn listeriosis và bệnh toxoplasma. Những điều này có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng và đe dọa tính mạng; gây ra dị tật bẩm và sảy thai.

3. Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Dành thời gian nghỉ ngơi

Cơ thể của bạn đang phải trải qua một sự khi thay đổi lớn trong quá trình mang thai. Sự thay đổi nội tiết tố và sự phát triển của thai nhi mỗi ngày có thể khiến bạn dễ mệt mỏi. Những lúc này, bạn hãy dành thời gian chợp mắt nghỉ một chút nhé.

Nếu bạn phải làm việc thì hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi sau giờ ăn trưa. Ngoài ra, bạn cũng cần thời gian nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Vì thế, bạn hãy đặt lịch đi ngủ và tuân theo lịch để tạo cho cơ thể một giấc ngủ dài từ 8 – 9 tiếng mỗi đêm nhé.

Ngoài ra, bạn cũng nên biết những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai như:

  • Gập người lên xuống thường xuyên khiến máu lên não chậm gây choáng váng.
  • Ngồi xổm quá lâu hay đứng lên ngồi xuống đột ngột.
  • Ngồi vắt chéo chân và gập gối khi ngồi có thể khiến máu chậm lưu thông xuống chân.
  • Leo trèo, bê vác vật nặng.
  • Dơ tay quá cao, đứng kiễng chân để lấy đồ vật trên cao.

Tập thể dục nhẹ nhàng cũng là cách giữ thai trong 3 tháng đầu. Vì điều này giúp bạn chống lại sự mệt mỏi do thay đổi nội tiết tố; ngăn ngừa tăng cân và giúp ngủ ngon giấc. Bạn có thể áp dụng một bài tập thể dục yoga nhẹ nhàng hoặc đi bộ quanh công viên.

5. Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Uống đủ nước

Mang thai 3 tháng đầu quan hệ có bị gì không?

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa chứng đau đầu, chóng mặt, táo bón… Một cách giúp bạn kiểm tra lượng nước trong người là nhìn màu nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt đến trong thì cơ thể đang đủ nước. Còn nếu nước tiểu có màu vàng đậm thì là đang thiếu nước.

6. Khám thai định kỳ

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Bạn cần phải nhớ lịch thăm khám định kỳ với bác sĩ đúng hẹn trong suốt thai kỳ. Khi đến khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của mẹ bầu; kiểm tra sức khỏe thai nhi; theo dõi các chỉ số phát triển của thai nhi…

Nếu có bất kì các vấn đề nào nguy hiểm cho mẹ và thai nhi sẽ được bác sĩ can thiệp kịp thời. Ngoài ra, dựa trên tình hình sức khỏe của mẹ và bé mà bác sĩ cũng sẽ tư cấn chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.

7. Cẩn trọng khi quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu

Quan hệ tình dục trong khi mang thai là một vấn đề hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu mẹ có các dấu hiệu dọa sảy thai hoặc động thai thì nên cẩn trọng. Việc cẩn trọng khi quan hệ cũng là cách giữ thai trong 3 tháng đầu an toàn.

Nếu bạn rơi vào các trường hợp dưới đây thì nên cẩn trọng khi quan hệ vợ chồng nhé.

  • Mang thai đôi (song thai).
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
  • Có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc đang có nguy cơ sảy thai.
  • Đau bụng trong thai kỳ.
  • Gặp tình trạng nhau thai bám thấp hoặc nhau tiền đạo.

Những lưu ý khác khi mang thai 3 tháng đầu để tránh sảy thai

Khi bạn đã biết những cách giữ thai trong 3 tháng đầu rồi thì hãy nhớ những lưu ý sau để tránh sảy thai:

  • Chỉ nên lựa chọn những bộ môn thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… khi mang thai 3 tháng đầu để tăng cường sức khỏe.
  • Tránh các hoạt động mạnh; các môn thể thao vận động dùng sức; các trò chơi mạo hiểm như chạy bộ, nhảy dây, leo núi…
  • Tránh những loại thức uống có caffeine, rượu bia, thuốc lá để thai nhi phát triển mạnh khỏe.
  • Phải giữ gìn sức khỏe để tránh các bệnh như cảm lạnh, đau bụng, truyền nhiễm… Để tránh những điều này, mẹ nên tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine trước khi mang thai và trong khi mang thai.

Như vậy cách giữ thai trong 3 tháng đầu là việc bổ sung các các chất dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu; uống đủ nước; tập thể dục và tiêm phòng đầy đủ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin để chăm sóc tốt sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Chúc hai mẹ con luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.