Lý thuyết và bài tập câu điều kiện loại 2

Lý thuyết và bài tập về Câu điều kiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [1.33 MB, 27 trang ]

Lý thuyết và bài tập về Câu điều kiện
[Conditional Sentences]



Định Nghĩa Câu Điều Kiện

Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có
thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra. Câu điều kiện gồm có hai phần [hai
mệnh đề]:



Mệnh đề nêu lên điều kiện [còn gọi là mệnh đề IF] là mệnh đề phụ hay
mệnh đề điều kiện



Mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính. Ví dụ: If it rains - I will stay
at home. Mệnh đề điều kiện - mệnh đề chính [Nếu trời mưa - tôi sẽ ở
nhà.]

Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chổ cho nhau được: nếu mệnh đề chính
đứng trước thì giữa hai mệnh đề không cần dấu phẩy, ngược lại thì phải có dấu
phẩy ở giữa.
Ví dụ: You will pass the exam if you work hard. [Bạn sẽ vượt qua kỳ thi nếu bạn
học tập chăm chỉ.]
=> If you work hard, you will pass the exam. [Nếu bạn học tập chăm chỉ, bạn sẽ
vượt qua kỳ thi].



Các loại câu điều kiện


Loại câu điều kiện trong Tiếng Anh

Type

Forms

Usage

0

If + S + V[s,es], S+ V[s,es]/câu
mệnh lệnh

1

If + S + V[s,es], S +
Will/Can/shall...... + Vo

Đk có thể xảy ra ở hiện tại ở
tương lai

2

If + S + V2/ Ved, S +would/ Could/
Should...+ Vo

Đk không có thật ở hiện tại


3

If + S + Had + V3/Ved, S + would/
could...+ have + V3/Ved

Đk không có thật trong quá khứ

Đk kết
hợp

If + S + had + V3/Ved, S + would +
Vo



Câu điều kiện loại I





Khái niệm về câu điều kiện loại 1
Câu điều kiện loại I còn được gọi là câu điều kiện có thực ở hiện tại.
Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.



Cấu trúc - Công thức câu điều kiện loại 1


If + S + V [hiện tại], S + will + V [nguyên mẫu]
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WILL +
Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ [nếu có].
Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn, mệnh đề
chính dùng thì tương lai đơn.



Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau. Bổ ngữ có thể không có, tùy ý
nghĩa của câu.
Mệnh đề IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.




Trong câu điều kiện loại I, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở thì hiện tại
đơn, còn động từ trong mệnh đề chính chia ở thì tương lai đơn.

Ví dụ:
If you come into my garden, my dog will bite you. [Nếu anh vào vườn của tôi, con
chó của tôi sẽ cắn anh đó.]
If it is sunny, I will go fishing. [Nếu trời nắng tốt, tôi sẽ đi câu cá.]



Cách dùng câu điều kiện loại 1:

Câu điều kiện loại 1 còn có thể được gọi là câu điều kiện hiện tại có thể có thật. Ta
sử dụng câu điều kiện loại 1 để đặt ra một điều kiện có thể thực hiện được trong
hiện tại và nêu kết quả có thể xảy ra.




Câu điều kiện loại II





Khái niệm về câu điều kiện loại 2:
Câu điều kiện loại II còn được gọi là câu điều kiện không có thực ở hiện tại.
Điều kiện không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, điều kiện chỉ là một giả
thiết, một ước muốn trái ngược với thực trạng hiện tại.



Cấu trúc câu điều kiện loại 2

If + S + V [quá khứ], S + would + V [nguyên mẫu]
Trong câu điều kiện loại II, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở bàng thái cách
[past subjunctive], động từ của mệnh đề chính chia ở thì điều kiện hiện tại [simple
conditional].
Chú ý: Bàng thái cách [Past subjunctive] là hình thức chia động từ giống hệt như
thì quá khư đơn, riêng động từ "to be" thì dùng "were" cho tất cả các ngôi.
Ví dụ:
If I were a bird, I would be very happy. [Nếu tôi là một con chim, tôi sẽ rất
hạnh phúc.]

Chủ Đề