Lương giảng viên Đại học FPT

Lương thấp, thu nhập cao?

Trao đổi với PV báo Đại Đoàn Kết, ThS Phan Văn Kiền (Viện Đào tạo khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, sau 10 năm đi dạy, hiện nay tổng thu nhập từ công việc giảng dạy của anh mỗi tháng vào khoảng 7,5 triệu đồng, trong đó có phụ cấp 25% đứng lớp. Hiện anh đang làm luận án Tiến sĩ. Trước câu hỏi của PV, sau khi có học vị Tiến sĩ, mức lương có được tăng lên? ThS Kiền cho biết, theo quy định của ĐH Quốc gia Hà Nội, lương được tính theo thâm niên công tác và các đóng góp trực tiếp của cá nhân trong công việc, không phải theo học hàm, học vị. Vì vậy, ngoài việc đến hạn lại lên lương, nếu cá nhân có những thành tích, sáng kiến, giải thưởng… tùy theo mức độ đạt được, sẽ được Hội đồng lương xem xét tăng lương trước thời hạn. 

Vậy giảng viên như anh có sống được bằng lương? ThS Kiền cho rằng, trên thực tế, công việc của anh được quy định 1 năm lên lớp khoảng 270 tiết học. Nếu làm thừa giờ, anh sẽ có thu nhập tăng thêm, cụ thể là khoảng 50.000-60.000 đồng/tiết tùy từng trường. Khoản này, cuối năm sẽ được cộng dồn và số tiền cao nhất anh từng được nhận là khoảng 4 triệu đồng. 

Theo lịch được phân công, một tuần anh chỉ có khoảng 3-4 buổi, tổng cộng 11 tiếng/tuần đi dạy trên lớp. Nhà trường không quản lý về mặt thời gian như các công việc hành chính khác mà chỉ điều động khi có các công việc cần thiết như coi thi, họp hoặc công việc sự vụ đột xuất… Thời gian còn lại, anh dành để nghiên cứu, đi dạy thêm hoặc tham gia các dự án, làm thêm các công việc khác. 

“Ở ĐH Quốc gia, có rất nhiều cách để giảng viên như chúng tôi tăng thêm thu nhập. Chẳng hạn, giảng viên nào có nghiên cứu tốt, có bài đăng trên các tạp chí uy tín quốc tế, trường sẽ thưởng từ 3-15triệu đồng. Hoặc có thể đăng ký các dự án, xin tài trợ để vừa được làm công việc đúng chuyên môn, vừa tăng thêm thu nhập” – ThS Kiền cho biết. 

Khởi đầu nào cũng gian khó

Tại buổi tọa đàm về định hướng chiến lược phát triển tài năng trẻ quốc gia thời kỳ toàn cầu hóa, PGS. TS Lê Anh Vinh - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã kể lại câu chuyện của bản thân. Cách đây hơn chục năm, khi PGS Vinh từ Mỹ về và ký hợp đồng với ĐH Quốc gia Hà Nội với mức lương hơn 2 triệu đồng, vẫn có người bảo cao. Tuy nhiên, sau đó mức lương này dần tăng lên theo thời gian và trách nhiệm công việc được giao. PGS Vinh cho rằng, về chế độ lương thưởng, các bạn trẻ không nên quá bi quan. Đặc biệt, với các nhà khoa học, không thể tăng lương một cách “bất thường” mà phải được làm việc đúng năng lực, sở trường và tạo ra được sản phẩm, tạo ra thu nhập hoặc nghiên cứu có ý nghĩa, tái đầu tư vào hoạt động nghiên cứu của mình. Khi đó, thu nhập sẽ được cải thiện. 

Đây cũng là câu chuyện chung của hầu hết các giảng viên ĐH hiện nay. Chấp nhận gắn bó với công việc này tức là chấp nhận mức lương khởi đầu theo thang bảng lương chung, chỉ khoảng trên dưới 3 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu tính trên thời gian thực tế đứng lớp, thu nhập này không thể nói là thấp. 

ThS Kiền cho rằng, về lý, các nhà trường chỉ trả lương cho giảng viên đã có năng lực, trình độ giảng dạy và nghiên cứu. Điều kiện này, với hầu hết các giảng viên trẻ là chưa đáp ứng tốt, thậm chí là đang trong quá trình học việc. Cá nhân anh, thời gian đầu ra trường, cũng giống như bạn bè, anh cũng chật vật làm thêm để trang trải cuộc sống. Anh nhận đi dạy thêm ở 7-8 trường đúng với chuyên ngành đã được học, song song với đó là học thêm ThS để nâng cao trình độ. 

“Lý tưởng nhất là được làm đúng công việc mình có chuyên môn, được toàn tâm toàn ý theo đuổi công việc giảng dạy của mình. Nhưng cũng giống như rất nhiều ngành nghề khác, trong điều kiện chưa cho phép, hãy chủ động tìm kiếm thêm các cơ hội khác, bắt tay vào thực hiện thay vì mãi ngồi cân nhắc, đòi hỏi…” – ThS Kiền nêu quan điểm. 

Về ý kiến cho rằng, nếu cứ mải mê làm thêm tăng thu nhập mà không quan tâm đến việc nghiên cứu khoa học – một trong những nhiệm vụ quan trọng của giảng viên ĐH, một giảng viên của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho rằng quỹ thời gian làm việc 8 tiếng theo quy định của nhà nước nhưng trên thực tế, mỗi người có tới 24 tiếng mỗi ngày. Linh hoạt thời gian để vừa đảm bảo cuộc sống, vừa nghiên cứu chuyên sâu nên là một trong những lựa chọn cho các giảng viên trẻ. 

Cơ hội tăng trưởng rộng mở   

FPT Edu là Tổ chức Giáo dục của FPT, được thành lập từ năm 1999 với chương trình đào tạo đa bậc học: từ tiểu học lên tới sau đại học; đa địa điểm: phủ rộng 10 tỉnh thành phố của Việt Nam gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Đồng Nai, Tây Nguyên, TP. HCM, Cần Thơ; đa ngành nghề: khối ngành Công nghệ thông tin, khối ngành Quản trị kinh doanh, khối ngành Ngôn ngữ và nhiều ngành học khác; đa phương thức: gồm hình thức học truyền thống và học tập theo mô hình trực tuyến.

Hiện tại, FPT Edu đang đào tạo hơn 75.000 học sinh sinh viên, có hợp tác quốc tế với hơn 180 đối tác tại 40 quốc gia trên thế giới. Tiến tới, FPT Edu sẽ trở thành Tổ chức giáo dục đồng hành trọn vẹn với hành trình học tập của một người học, đồng thời trở thành hệ thống giáo dục quy mô lớn được quốc tế hoá mạnh mẽ, đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội với các công nghệ đào tạo tiên tiến nhất.

FPT Edu theo đuổi Triết lý Giáo dục, đó là: “Giáo dục đào tạo là việc tổ chức và quản trị việc tự học của người học”, đồng thời khẳng định sứ mệnh của mình là “Cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho đông đảo người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước”. 

FPT Edu được định hướng phát triển trở thành hệ thống giáo dục với tiêu chí Mega “5 đa”, bao gồm đa trình độ, đa ngành, đa phân khúc, đa phương thức và đa vị trí. Trong đó, ngoài thương hiệu Đại học FPT, FPT Edu cũng sẽ ứng dụng các triết lý đào tạo đồng nhất và có hệ thống đối với toàn bộ các đơn vị, các trường trực thuộc trên cơ sở bám sát các mục tiêu như đào tạo gắn với tính thực tiễn, theo nhu cầu doanh nghiệp, toàn cầu hóa và quốc tế hóa giáo dục, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học trong toàn hệ thống, với mục tiêu trở thành tổ chức giáo dục toàn cầu, tăng trưởng 10 lần và đạt quy mô 150 ngàn học sinh sinh viên vào năm 2025.

Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường – Trường Đại học FPT cho biết: “Điểm khác biệt quan trọng nhất trong chiến lược của Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Edu) là sự dịch chuyển từ việc chủ yếu tập trung phát triển thương hiệu Trường Đại học FPT sang xây dựng và phát triển một Tổ chức Giáo dục gồm nhiều trường theo tiêu chí Mega và có khả năng đạt quy mô lớn. Việc có đầy đủ các cấp học, theo cùng một triệt lý giáo dục, có cùng một sứ mệnh và dựa trên một mô hình đào tạo đồng nhất của Tổ chức Giáo dục FPT sẽ giúp người học có nhiều lựa chọn và hỗ trợ định hướng học tập tốt hơn”.

Chính sách phát triển nhân tài tại FPT Edu

FPT Edu quyết tâm thực hiện sứ mệnh “Cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho đông đảo người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước”. Bên cạnh đó chúng tôi luôn nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập bằng việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, tuyển và trọng dụng người tài trong và ngoài nước cùng chung một mục tiêu cống hiến cho sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam vươn tầm thế giới.

Hình ảnh và thương hiệu ngày hôm nay của FPT Edu nói riêng cũng như của FPT nói chung đã và đang được xây dựng bởi đội ngũ cán bộ/giảng viên/giáo viên giàu tâm huyết. Họ là những thành viên ưu tú, nắm vững kiến thức chuyên môn và công nghệ, sẵn sàng chia sẻ cho mục đích chung của FPT Edu.

“Tôn Đổi Đồng – Chí Gương Sáng” chính là các giá trị cốt lõi, là tinh thần FPT đã làm nên sự thành công khác biệt của FPT Edu nói riêng cũng như của FPT nói chung trong hơn 30 năm qua. Theo đó, tôn là tôn trọng cá nhân gồm: nói thẳng, lắng nghe và bao dung; đổi là đổi mới gồm: học hành, cải tiến và sáng tạo; đồng là đồng đội gồm: đồng lòng, chia sẻ và chân tình. Muốn đạt được điều đó lãnh đạo các cấp cần phải có phẩm chất: Chí công, Gương mẫu và Sáng suốt. Từ những giá trị cốt lõi của mình, FPT Edu đã và đang giữ vững thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.

Làm việc tại FPT Edu, cán bộ/giảng viên/giáo viên sẽ được tham gia những chương trình đào tạo chuyên sâu để phát triển kỹ năng và kiến thức, nắm rõ được lộ trình phát triển bản thân cũng như con đường thăng tiến sự nghiệp. Ban lãnh đạo luôn quan tâm, ghi nhận những nỗ lực của từng cán bộ giảng viên/giáo viên và tạo điều kiện tối đa cho cán bộ giảng viên được phát triển thông qua các chính sách:

  • Bồi dưỡng, định hướng và quy hoạch lộ trình thăng tiến cho những nhân tố có tiềm năng
  • Cử đi học Tiến sĩ/Thạc sĩ tại nước ngoài theo các chương trình học bổng của nhà nước
  • Hỗ trợ từ FPT Edu lên đến 200 triệu đồng khi tham gia học Tiến sĩ
  • Hợp tác với các trường Đại học lớn trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng giảng viên, cán bộ khoa học
  • Tổ chức hoạt động chăm sóc và gắn kết nhân viên và gia đình: team building, du lịch hàng năm, khám sức khỏe tổng quát, BH FPTCare, BHXH, BHYT, BHTN…
  • Dành ưu đãi khi người thân của cán bộ giảng viên tham gia học tập tại FPT Edu hoặc sử dụng dịch vụ của FPT
  • Thưởng bài báo được công bố quốc tế: mức thưởng lên đến 100 triệu đồng/bài
  • Thưởng bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích: mức thưởng lên đến 60 triệu đồng.

Con người là tài sản quý báu của FPT Edu

Bên cạnh phát triển và bồi dưỡng nhân tài, FPT Edu cũng chú trọng vào công tác chăm lo cho đời sống cán bộ/giảng viên/giáo viên (CBGV), tạo môi trường làm việc trẻ, năng động, sáng tạo và an toàn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh. Trong năm 2021, cùng với Tập đoàn FPT, ban lãnh đạo FPT Edu đã có các chính sách hỗ trợ cán bộ/giảng viên/giáo viên bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và tuân thủ quy trình đảm bảo an toàn nơi làm việc. FPT Edu cũng là một trong những tổ chức nhanh chóng hoàn thành chiến dịch tiêm phủ vắc xin Covid-19 cho CBGV.

Đối mặt với những khó khăn trong đại dịch toàn cầu Covid-19, thay vì cắt giảm lương và nhân sự, FPT Edu vẫn duy trì mức tăng trưởng về nhân sự mới, đáp ứng tốc độ phát triển của các đơn vị thành viên. Không những thế, FPT Edu còn quyết định nâng cao mặt bằng thu nhập cho cán bộ/giảng viên/giáo viên, điều chỉnh chính sách thưởng đối với giảng viên/giáo viên.

Bên cạnh đó, các chương trình vinh danh, khen thưởng cũng được FPT Edu triển khai nhằm ghi nhận, khích lệ nỗ lực của nhân viên trong bối cảnh Covid-19. Trong 3 tháng dịch căng thẳng nhất, cùng Tập đoàn FPT, FPT Edu đã khởi động chương trình “Chiến sĩ áo cam” nhằm biểu dương tinh thần nỗ lực vươn lên của các CBGV, các cơ sở trong vùng dịch.

Hơn ai hết, FPT Edu hiểu rằng, CBGV chính là nguồn sức mạnh đưa FPT Edu đạt đến những đỉnh cao mới, những mục tiêu chiến lược để thực hiện sứ mệnh và tầm nhìn của mình.

Trong thời gian tới, FPT Edu chú trọng đổi mới chính sách đãi ngộ; tăng cường trải nghiệm cho CBGV; lấy  CBGV là trung tâm; chăm sóc toàn diện cho CBGV và gia đình; xây dựng các chương trình tìm kiếm, phát triển đội ngũ quản lý và lãnh đạo trẻ; ứng dụng công nghệ trong quản lý hệ thống nhân sự.

Cơ hội làm việc tại FPT Edu

Các vị trí FPT Edu liên tục tuyển dụng: 

  • Nhóm vị trí Giảng viên/Giáo viên: tham gia hoạt động giảng dạy bậc đào tạo Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, THPT, THCS, Tiểu học, chương trình đào tạo nghề.
  • Nhóm vị trí văn phòng: Đảm bảo chất lượng, IT, Nhân sự, Kế toán, Hành chính, Truyền thông, Đào tạo…
  • Nhóm vị trí tuyển sinh: Tư vấn tuyển sinh, Marketing…

> Xem thêm: Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn từ FPT Edu

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Post Views: 4,096