Lương cơ sở vùng 2023

Lương cơ sở vùng 2023

Giai đoạn 2023-2025, phấn đấu tốc độ tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bình quân khoảng 5%/năm

Thu NSNN: Phấn đấu tăng thu từ xuất nhập khẩu khoảng 5%/năm

Về lập kế hoạch thu NSNN, Thông tư 47/2022/TT-BTC quy định, kế hoạch thu NSNN 03 năm 2023-2025 được lập căn cứ khả năng phát triển kinh tế cả nước, từng ngành nghề, lĩnh vực và địa phương trong 2022-2024 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 và nội dung, nhiệm vụ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ; các yếu tố thay đổi về năng lực đầu tư, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ, phát triển sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của từng năm; các yếu tố tác động của quá trình hội nhập quốc tế.

Giai đoạn 2023-2025, phấn đấu tốc độ tăng thu nội địa không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân chung cả nước khoảng 8-9%/năm; tốc độ tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bình quân khoảng 5%/năm. Mức tăng thu cụ thể của từng địa phương có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức bình quân chung, tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương. 

Dự toán các khoản thu phí, lệ phí các năm 2023-2025 tích cực, chi tiết theo từng khoản thu phí, lệ phí theo quy định (số thu, số nộp NSNN) và chỉ tổng hợp vào dự toán thu NSNN phần phí, lệ phí nộp NSNN.

Đối với các khoản thu được để lại, học phí, giá dịch vụ y tế, thu dịch vụ sự nghiệp công không thuộc danh mục phí và lệ phí, các khoản thu chuyển sang cơ chế giá dịch vụ: thực hiện lập kế hoạch thu riêng theo quy định và xây dựng phương án sử dụng để gửi cơ quan có thẩm quyền giám sát và tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn từ khoản thu này để cải cách tiền lương theo quy định; gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định.

Lập kế hoạch chi NSNN 03 năm 2023-2025

Theo Thông tư, dự toán chi năm 2023-2025 xây dựng với mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng. Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền về phương án thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ thông báo, hướng dẫn sau.

Kế hoạch chi NSNN 03 năm 2023-2025 của các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh được lập theo yêu cầu quy định tại Điều 17 Thông tư này; dự toán năm 2023 được lập ở chương II Thông tư này; trong đó thuyết minh cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), chính sách, chế độ đã hết thời gian thực hiện/mới được cấp thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt lưu ý việc triển khai các Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, Kết luận số 28-KL/TW và tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

Đối với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực đồng thời với việc lập kế hoạch thu, chi NSNN từng năm của giai đoạn 2023-2025 (phần bộ trực tiếp thực hiện), cần tính toán xác định tổng nhu cầu kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền ban hành từng năm của giai đoạn 2023-2025 trên phạm vi cả nước, kèm theo thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/9/2022.

Lan Phương


Cập nhật lúc 17:40, Thứ bảy, 04/06/2022 (GMT+7)

Lương cơ sở vùng 2023

(Thanh tra) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, trong năm 2023, bên cạnh việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng tại doanh nghiệp cũng cần quan tâm bố trí ngân sách thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức.

“Thu nhập thấp đã và đang bào mòn liêm sỉ, nhân phẩm của bộ phận không nhỏ cán bộ”

Chủ tịch nước: Không thể đi vay để tăng lương cho cán bộ, công chức

Cả nước đang “thắt lưng, buộc bụng”, lùi cải cách tiền lương là phù hợp

Quốc hội quyết: Năm 2022, ngân sách Nhà nước vay hơn 572,6 nghìn tỷ, lùi cải cách tiền lương

Lương cơ sở vùng 2023

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.X

Sáng ngày 4/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2021.

Tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình báo cáo thẩm tra về phương án sử dụng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2021.

Kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với đề nghị của Chính phủ về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2021.

Riêng với khoản tiết kiệm chi từ chậm trả lãi, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đây thực tế là tiền giảm dự toán so với số chi trả nợ, nên không xác định là khoản tăng thu tiết kiệm chi. Vì vậy, đề nghị không đưa khoản này vào nguồn phân bổ số tăng thu, tiết kiệm chi.

Cơ quan thường trực của Quốc hội cũng đồng tình với phương án phân bổ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi do Chính phủ trình, trong đó có khoản bổ sung vốn cho Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 43; bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, tại các phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội, rất nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề xuất, bên cạnh việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng tại doanh nghiệp, thì cần điều chỉnh tiền lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức vào ngày 1/7 hàng năm.

Theo ông, trước đây, hằng năm vẫn có điều chỉnh tăng lương nhưng 3 năm qua do ảnh hưởng bởi dịch COVID -19 nên chưa thực hiện được. Trong khi đó, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức cũng rất khó khăn.

“Năm sau cần tính toán việc này, vì suy cho cùng đó cũng đó là chi cho đầu tư phát triển, góp phần để kích cầu”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ về các phương án phân bổ khác.

Song với số vốn còn lại chưa phân bổ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Bộ Tài chính sớm thống nhất phương án với Ủy ban Tài chính Ngân sách. Các phương án được đề xuất là bố trí nguồn tăng cường cho Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, giảm áp lực về bội chi và nợ công, xem xét thưởng thêm cho một số địa phương vượt thu, bố trí cho một số dự án đầu tư công có nhu cầu cấp bách và có thể hoàn thành ngay trong năm 2022.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nếu Chính phủ không xây dựng phương án sử dụng khoản này thì đề nghị giảm bội chi để tăng chi trả nợ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Thực hiện chậm, hiệu quả gói phục hồi và kích thích kinh tế càng chậm

Liên quan đến Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng triển khai thực hiện “rất chậm”.

Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, đánh giá nguyên nhân chủ quan, khách quan của sự chậm trễ này. Trên cơ sở đó, rút kinh nghiệm và triển khai quyết liệt để sớm có kết quả cụ thể.

“Chúng ta vẫn nói đầu tư công dễ bị chậm. Chậm trong thực hiện các dự án khác đã dở rồi, chậm thực hiện gói phục hồi và kích thích kinh tế thì hiệu quả của gói này càng chậm đi. Vẫn biết thực hiện nhiệm vụ này khó, nhưng cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương và cố gắng làm sớm, không để lâu”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Theo ông, Chính phủ cần bám sát tinh thần nội dung nào đã rõ, đã chắc và hoàn thành rồi thì trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẵn sàng họp ngoài giờ, họp bất thường xem xét để nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Trong phiên họp sáng nay, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua danh mục, mức vốn bố trí cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội. 

Hương Giang

Lương cơ sở vùng 2023