Lực lượng của cách mạng tư sản phương Tây

said:

So sánh cải cách minh trị với các cuộc cách mạng tư sản phương tây

Nội dungCách mạng Hà LanCách mạng tư sản AnhCuộc cải cách Minh Trị
Thời gianThế kỉ XVI [ 1566 - 1648]Thế kỉ XVII 1868
Nguyên nhânKinh tế : Yếu tố Tư Bản Chủ Nghĩa phát triển, nhưng bị Tây Ban Nha kìm hãm
Xã hội: Mâu thuẫn nhân dân Hà Lan với thực dân Tây Ban Nha
Yếu tố Tư Bản Chủ Nghĩa phát triển
Xã hội: Sự đối đầu của quý tộc mới với chế độ phong kiến, sự đối đầu nông dân với giai cấp quý tộc, địa chủ
- Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.
- Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
- Tháng 01/1868, Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền
Nhiệm vụXoá bỏ chế độ phong kiến Tây Ban Nha
- Tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ thống Tư Bản Chủ Nghĩa
Làm sụp đổ chính quyền Mạc Phủ. Thành lập một chính quyền tự do, dân chủ
Lãnh đạo Giai cấp Tư Sản Giai cấp Tư Sản, quý tộc mớiCó các nhà lãnh đạo trong thời Minh Trị duy tân khi Thiên Hoàng Nhật Bản lấy lại quyền lực từ Mạc phủ Tokugawa.
Lực lượng Giai cấp Tư Sản, Quần chúng nhân dân Giai cấp Tư Sản, quần chúng nhân dânQuần chúng nhân dân
Hình thức Cuộc chiến tranh giành độc lập Nội chiến Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách cách, canh tân đất nước.
Kết quả, ý nghĩa - Hà Lan giành được độc lập
- Tạo điều kiện cho Tư Bản Chủ Nghĩa phát triển. - Là cuộc cách mạng Tư sản đầu tiên

- Mở ra thời kì lịch sử cho giai đoạn thời cận đại

Năm 1688, chế độ quân chủ lập hiến được thành lập.
- Mở đường cho hệ thống Tư Bản phát triển.
- Ảnh hưởng rất lớn đến tình hình Châu Âu và thế giới.
Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Đưa đất nước Nhật Bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.

- Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam [ví dụ: thành công của công cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là một trong những nhân tố góp phần hình thành con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX].

[TBODY] [/TBODY]

Bạn ơi!! Câu hỏi của bạn là dạng so sánh giữa cuộc duy tân Minh Trị với các cuộc cách mạng Tư sản. Trong các cuộc Tư sản phương Ta có tới 6 cuộc cách mạng tiêu biểu nha bạn. Mình chỉ hỗ trợ bạn hai cuộc cách mạng thôi, nếu thiếu bạn bổ sung theo tiêu chí trên nhé
Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!

Trên đây là đáp án tham khảo của mình, bạn có thể xem qua. Có bất kì thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với mình qua wall cá nhân hoặc cmt ngay dưới topic này nhé! Chúc bạn học tốt!!!


Reactions: phamkimcu0ng and Võ Thu Uyên

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

So sánh cách mạng tư sản phương Tây và cải cách minh trị. Về nhiệm vụ - mục tiêu. Về lãnh đạo. Về lực lượng. Về hình thức. Về kết quả. Về tính chất

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 11
  • Ngữ văn lớp 11
  • Tiếng Anh lớp 11

VÀI SO SÁNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHƯƠNG ĐÔNG - PHƯƠNG TÂY

Vào cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã ra đời ở Châu Âu. Với khả năng sản xuất to lớn và những ưu việt của nó, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần khẳng định vị thế của nó trong xã hội phong kiến. Sự phát triển và ngày càng lớn mạnh của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành một mối nguy hiểm, đe dọa sự tồn tại của chế độ phong kiến. Chế độ phong kiến đã ngăn cản sự phát triển của sức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đến đây, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đóng vai trò như một phương thức sản xuất tiến bộ, trong khi đó, chế độ phong kiến, với tất cả những “ung nhọt” trong bản thân nó, đã thể hiện là một lực lực lượng cản trở sự phát triển của xã hội, trước hết là trong xã hội Châu Âu. Đó cũng chính là nguyên nhân bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước mà các cuộc cách mạng tư sản ở mỗi quốc gia được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, mang những đặc điểm, tính chất và kết quả khác nhau. Tuy nhiên, về bản chất, tất cả đều là những cuộc cách mạng tư sản, là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, thối nát, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới người ta chú ý đến cách phân loại dựa trên vị trí địa lí của các nước. Theo đó, các khái niệm phương Đông, phương Tây được sử dụng để phân loại các cuộc cách mạng tư sản diễn ra trong lịch sử. Trên thực tế, đó không chỉ là những khu vực địa lí đơn thuần, mà hơn thế, đó còn là hai phạm trù đặc trưng cho hai khu vực có điều kiện lịch sử, nền tảng văn hóa, chính trị, xã hội khác nhau. Tất cả những yếu tố khác biệt đó có ảnh hưởng đến toàn toàn bộ tiến trình phát triển của lịch sử của mỗi quốc gia trong khu vực đó, trong đó có cả tiến trình của các cuộc cách mạng tư sản thời kì cận đại ở hai khu vực này. Vì vậy, trên cơ sở căn cứ vào những sự khác biệt đó giữa hai khu vực Đông – Tây để tìm hiểu, so sánh, đối chiếu các vấn đề lịch sử nói chung và các vấn đề liên quan đến cách mạng tư sản nói riêng giữa hai khu vực là cần thiết và hữu ích. Trong bài viết này, xin góp phần tìm hiểu một số vấn đề xoay quanh các cuộc cách mạng tư sản ở phương Đông và phương Tây.


1. Về nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản phương Đông và phương Tây
.

Như đã trình bày ở trên, tất cả các cuộc cách mạng tư sản, suy cho cùng là thực hiện nhiệm vụ xóa bỏ bước cản trên con đường thiết lập sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, nhiệm vụ chung nhất này, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước mà mức độ thực hiện cũng như nội dung của nó cũng rất khác nhau, nhất là giữa các quốc gia phương Đông và các nước phương Tây. Ở các nước phương Tây, sự nảy sinh và phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã diễn ra rất sớm, có mầm mống từ thế kỉ XI, và bước đầu định hình từ thế kỉ XIV-XV. Chủ nghĩa tư bản ra đời, tồn tại và ngày càng phát triển mạnh mẽ ngay trong lòng chế độ phong kiến. Sự lớn mạnh đó làm nảy sinh mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội lúc này là mâu thuẫn giữa một nền sản xuất tiên tiến với một nền sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu, giữa một bên là giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hóa đang lên với giai cấp phong kiến đang suy tàn. Mâu thuẫn này đặt ra cho các cuộc cách mạng tư sản ở phương Tây nhiệm vụ là phải đánh đổ chế độ phong kiến [cả chế độ phong kiến tồn tại trong nước và các thế lược phong kiến xâm lược bên ngoài] và các thế lực cản trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, đưa đến sự thiết lập quyền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới [quý tộc kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, bóc lột giá trị thặng dư từ sức lao động của người làm thuê]. Ở Anh, vào thế kỉ XVII sự tồn tại của nhà nước phong kiến Anh đã là một cản trở rất lớn đối với nhu cầu phát triển kinh tế tư bản của giai cấp tư sản và quý tộc mới. Vua Anh lúc bấy giới là Sác-lơ I thuộc dòng họ Xtiu-ớt đã bất chấp mọi khát vọng của giai cấp tư sản muốn tự do kinh doanh đã thi hành chế độ độc quyền trong sản xuất, đặt ra những quy chế chặt chẽ để kiểm soát các ngành công thương nghiệp. Đối với tầng lớp quý tộc mới thì chế độ phong kiến tăng cường kiểm soát quyền chiếm hữu đất đai của tầng lớp này và bảo vệ chặt chẽ những quyền lợi và ruộng đất của giai cấp quý tộc và giáo hội. Do vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới với chế độ phong kiến chuyên chế Anh là mâu thuẫn chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng tư sản Anh [1640-1689]. Trong khi đó đối tượng của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là giai cấp phong kiến quý tộc. Sự tồn tại của chế độ phong kiến Pháp với những quy chế ngặt nghèo của phường hội, của thuế quan nội địa nhiều tầng, của hệ thống đo lường không thống nhất là trở ngại kiềm hãm nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp. Ngoài ra, sự tồn tại của chế độ ba đẳng cấp đã làm cho giai cấp tư sản Pháp dẫu có thế lực kinh tế nhưng lại không có vai trò, vị trí trong hệ thống chính trị. Trong khi đẳng cấp tăng lữ và quý tộc có quyền lực rất lớn trong hệ thống chính trị thì đẳng cấp thứ ba bao gồm giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động còn lại lại không có quyền lực gì, mà còn là đối tượng bóc lột của hai đẳng cấp trên. Đặc quyền và địa vị quá lớn của tăng lữ và quý tộc Pháp đã làm cho họ cố bám vào phương thức sản xuất phong kiến, ngăn cản quá trình xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông thôn cũng như mọi hoạt động kinh doanh của giai cấp tư sản. Để tạo điều kiện cho việc phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa yêu cầu đặt ra đối với giai cấp tư sản Pháp là xóa bỏ sự thống trị của giai cấp phong kiến Pháp cũng như thủ tiêu sự tồn tại của chế độ chuyên chế ở Pháp. Còn đối với các nước phương Đông, nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản có phần khác. Sự tồn tại dai dẳng và kéo dài của chế độ phong kiến phương Đông cùng những điều kiện lịch sử - địa lý ở đây đã ngăn cản sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản ở phương Đông. Chính vì thế mà chủ nghĩa tư bản ở phương Đông ra đời muộn và non yếu hơn rất nhiều so với các quốc gia phương Tây. Thậm chí khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh ở phương Tây, mở rộng xâm chiếm thuộc địa ra toàn thế giới thì ở nhiều nước phương Đông, chủ nghĩa tư bản vẫn chưa được định hình. Ra đời muộn như vậy, lại vào thời điểm chủ nghĩa tư bản phương Tây đang trong giai đoạn tích tụ tư bản, mở rộng thị trường, các quốc gia phương Đông trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Vừa mới manh nha hình thành, chủ nghĩa tư bản phương Đông đồng thời phải đấu tranh chống lại chế độ phong kiến trong nước, lại vừa chống lại với các thế lực xâm lược nước ngoài. Ở phương Đông, ngoài nhiệm vụ chống phong kiến, các cuộc cách mạng tư sản còn phải thực hiện nhiệm vụ chống thực dân đế quốc, bảo vệ độc lập dân tộc. Nhiệm vụ chống phong kiến là điều kiện để thực hiện nhiệm vụ chống thực dân – đế quốc, nhiệm vụ chống thực dân – đế quốc là nguyên nhân bùng nổ của các cuộc cách mạng. Ở một số nước phương Tây [như Nê-đéc-lan, Bắc Mỹ, Italia…], các cuộc cách mạng tư sản cũng được nổ ra dưới hình thức các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc do giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng không giống như các nước phương Đông, các cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp tư sản phương Tây xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển nội tại của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong khi đó thì ở phương Đông các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của giai cấp tư sản chỉ thực sự ra đời dưới tác động của sự xâm nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từ chính các thế lực ngoại xâm phương Tây. Vì vậy ở phương Đông, muốn giành được thắng lợi trong các cuộc cách mạng tư sản thì giai cấp tư sản phải đồng thời thực hiện cả hai nhiệm vụ : chống thực dân – đế quốc và chống phong kiến. Nếu thực hiện chỉ một trong hai nhiệm vụ thì cuối cùng đều đi đến thật bại. Chính vì thế mà ở nhiều nơi như Nhật Bản…thậm chí giai cấp tư sản ở đây chưa hình thành thì cách mạng tư sản đã bùng nổ. Ở đây, yếu tố dân tộc đang đứng trước nguy cơ ngoại xâm đã chi phối và thúc đẩy cách mạng tư sản bùng nổ khi những tiền đề của nó chưa thật sự đầy đủ giai cấp lãnh đạo cách mạng chưa hình thành]. Một trong những nguyên nhân thành công của cuộc cải cách của Thiên Hoàng Minh Trị 1868 chính là đã kết hợp đồng thời giải quyết cả hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện cả hai mục tiêu dân tộc và giai cấp trong hoàn cảnh nước Nhật lúc đó. Trong khi đó, dù cho ở Trung Quốc, giai cấp tư sản đã hình thành trên cơ sở của sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây nhưng cuối cùng Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 vẫn thất bại do giai cấp tư sản trung Quốc đã không đồng thời thực hiện được hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Cương lĩnh chính trị của Tôn Trung Sơn đề xướng qua học thuyết của chủ nghĩa Tam dân: “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”, được coi là ngọn cờ tư tưởng để tập hợp lực lượng cách mạng trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển . Xét trong điều kiện của Trung Quốc là một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa thì việc quan niệm “dân tộc độc lập” chỉ giới hạn trong cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của chính quyền Mãn Thanh giành độc lập cho dân tộc Hán đã làm cho cương lĩnh chính trị của Tôn Trung Sơn không hoàn chỉnh và triệt để. Để cho cuộc cách mạng tư sản ở Trung Quốc thắng lợi thì giai cấp tư sản Trung Quốc đồng thời phải giải quyết hai nhiệm vụ: chống đế quốc và chống phong kiến. Tuy nhiên, ngay từ buổi đầu cách mạng giai cấp tư sản Trung Quốc đã bỏ qua kẻ thù chính của mình là các thế lực tư bản phương Tây nên nó đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển của cuộc cách mạng Tân Hợi.

2. Đặc điểm của giai cấp tư sản phương Đông và giai cấp tư sản phương Tây.

Tùy theo đặc điểm điều kiện lịch sử ở mỗi nước, mỗi khu vực mà giai cấp tư sản ở phương Đông và phương Tây mang những đặc điểm khác nhau.

Ở phương Tây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, cơ cấu giai cấp phong kiến trong xã hội có sự thay đổi và

phân hóa sâu sắc. Ngoài bộ phận phong kiến duy trì hình thức bóc lột cũ thì ở một số nước như Nêđéclan, Anh, Đức, Ý, Nhật Bản có một bộ phận trong giai cấp phong kiến quý tộc đã thay đổi phương thức kinh doanh ruộng đất theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, ở hầu hết các quốc gia phương Tây thời kì này đã hình thành một giai cấp mới – giai cấp tư sản. Như vậy là, giai cấp tư sản phương Tây hình thành rất sớm trên cơ sở của sự phát triển nhất định của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tồn tại ngay trong lòng chế độ phong kiến. Cùng với sự phát triển và thể hiện rõ tính chất ưu việt, tiến bộ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản ở phương Tây ngày càng khẳng định được sức mạnh và thế lực về kinh tế của họ. Nền kinh tế tư bản càng phát triển thì giai cấp càng lớn mạnh và cho đến trước sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản thì có thể nói trong xã hội, giai cấp tư sản cùng với tầng lớp quý tộc mới là bộ phận có thế lực kinh tế lớn nhất. Với vị thế đó, giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới có thể mạnh dạn đứng lên lãnh đạo các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội, đánh đổ chế độ phong kiến, giành quyền thống trị về cho giai cấp mình. Một đặc điểm của giai cấp tư sản phương Tây là xuất thân của họ phần lớn là các chủ kinh doanh buôn bán công thương nghiệp, không có sự xuất thân từ giai cấp phong kiến quý tộc, vì vậy họ tỏ ra triệt để hơn giai cấp tư sản phương Đông – có xuất thân phần lớn từ quý tộc phong kiến – trong nhiệm vụ xóa bỏ chế độ phong kiến. Trong khi đó, ở các quốc gia phương Đông, giai cấp tư sản hình thành rất muộn cùng với sự trì trệ, kéo dài của chế độ phong kiến chuyên chế phương Đông. Trong hoàn cảnh đó, nền kinh tế tư bản bị kìm hãm và phát triển chậm chạp. Thậm chí, cho đến trước khi chủ nghĩa thực dân phương Tây gõ cửa các nước phương Đông thì giai cấp tư sản ở đây vẫn chưa hình thành. Họ mới chỉ một một bộ phận, tầng lớp nhỏ kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa nhỏ lẻ và không có quyền lực lớn mạnh về kinh tế như giai cấp tư sản ở phương Tây. Sau khi nhiều nước ở phương Đông trở thành thuộc địa hoặc các phụ thuộc của các nước Tây thì chủ nghĩa tư bản mới thực sự xâm nhập mạnh mẽ vào các nước phương Đông. Cùng với đó là sự ra đời của giai cấp tư sản “bản xứ”. Tuy nhiên, ra đời trong hoàn cảnh đất nước không còn giữ được nền độc lập tự chủ, lại không xuất phát từ sự phát triển nội tại của nền kinh tế trong nước mà dưới sự xâm nhập mang tính gượng ép từ bên ngoài, lại bị tư sản nước ngoài chèn ép…giai cấp tư sản ở phương Đông tỏ ra non yếu về cả kinh tế lẫn chính trị và bị phụ thuộc rất lớn vào các thế lực ngoại bang. Vì vậy, trong khi các cuộc cách mạng tư sản ở phương Đông phải thực hiện hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến thì giai cấp tư sản ở đây với sự non yếu đó mà phần lớn không dám động đến nhiệm vụ chống phong kiến và vì vậy mà phần lớn đều đi đến thất bại hoặc không hoàn thành. Một đặc điểm nữa của giai cấp phong kiến phương Đông là trong khi thế lực còn non yếu như thế, lại ra đời trong lòng một chế độ phong kiến trì trệ kéo dài nên giai cấp tư sản phương Đông mang tính chất thỏa hiệp rất lớn. Họ đồng thời phần lớn xuất thân từ giai cấp quý tộc phong kiến, chuyển sang làm ăn theo phương thức tư bản chủ nghĩa dưới sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây, nên có thái độ không kiên quyết với chế độ phong kiến. Cũng như vậy với các thế lực đế quốc bên ngoài, tuy họ bị chèn ép nhưng cũng lại có quyền lợi gắn chặt với chủ nghĩa thực dân – đế quốc nên cũng không triệt đề trong nhiệm vụ chống đế quốc. Những đặc điểm trên đây của giai cấp tư sản phương Đông và tư sản phương Tây đã chi phối mạnh mẽ và tác động rất lớn đến kết quả của các cuộc cách mạng tư sản trong thời cận đại.


3. Về vai trò của các cuộc cách mạng tư sản trong tiến trình lịch sử nhân loại.

Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản ở Châu, Bắc Mỹ được mở đầu bằng cách mạng tư sản Nêđéclan [1566] và kết thúc bằng một loạt các cuộc cách mạng tư sản ở Đức, Ý… trong những năm 60, 70 của thế kỉ XIX đã đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của một phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến, một sự thắng thế của một phương thức sản xuất tiên tiến, ưu việt đối với một phương thức sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu. Với thắng lợi đó, giai cấp tư sản đã xác lập được địa vị thống trị của mình và đến những năm 50, 60 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã trở thành một hệ thống thế giới. Sự thành công của cáccuộc cách mạng tư sản đã đưa đến sự thiết lập nhà nước của giai cấp tư sản với thể chế cộng hòa và quân chủ lập hiến đã tạo mọi điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các nước Phương Tây. Trong quá trình đấu tranh chống chế độ phong kiến thối nát, giai cấp tư sản đã hình thành nên một mặt trận đấu tranh, không kém phần quyết liệt – mặt trận tư tưởng – đả phá mạnh mẽ vào những quan điểm, thế giới quan lạc hậu, bảo thủ tồn tại hàng trăm năm ở Châu Âu. Cuộc đấu tranh đó, với nhiều hình thức, mức độ khác nhau đã làm phong phú thêm kho tàng tri thức tiến bộ của nhân loại, đưa con người tiến tới những giá trị tư tưởng cao hơn. Trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giai cấp tư sản là đại diện cho lực lượng tiến bộ, là giai cấp lãnh đạo quần chúng nhân dân chống lại sự hà khắc, áp bức và bất công của chế độ phong kiến, đưa nhân loại đến với những giá trị tư tưởng của nền dân chủ tư sản – những giá trị mà con người chưa bao giờ vươn tới được trước đó. Những văn kiện « Tuyên ngôn độc lập » của nước Mỹ hay « Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền » cùng với khẩu hiệu « Tự do – Bình đẳng – Bác ái » của cách mạng Pháp mãi mãi là những tài sản vô giá của nhân loại tiến bộ. Trên bình diện kinh tế, nhờ xóa bỏ được sự kìm hãm của các thế lực phong kiến và thực dân đã cho phép sự phát triển của các ngành kinh tế công thương nghiệp ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Các cuộc cách mạng tư sản đã tạo những tiền đề cần thiết cho sự bùng nổ của các cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu. Chưa bao giờ nhân loại có khả năng sản xuất một khối lượng vật chất khổng lồ trong một thời gian ngắn như vậy. Đó là sự phát triển vượt bậc trên lĩnh vực khoa học, kỹ thuật có khả năng ứng dụng cao vào sản xuất hàng hóa. Các cuộc cách mạng tư sản đã mở ra một thời kì mới trong tiến trình lịch sử nhân loại – thời kì công nghiệp với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp chế biến. Mác phải thừa nhận : “Trong vòng chưa đầy một thế kỉ, giai cấp tư sản đã tạo ra một lực lượng sản xuất đồ sộ hơn tất cả lực lượng sản xuất của những chế độ trước kia cộng lại”. Ở phương Đông, xuất phát từ nhiều lí do, phần lớn các cuộc cách mạng tư sản đều đi đến thất bại hoặc không hoàn thành [trừ Nhật Bản và Thái Lan]. Tuy nhiên, các cuộc cách mạng tư sản này đã giánh những đòn nặng nề vào chế độ phong kiến, tồn tại dai dẳng, kìm hãm sự phát triển của các nước phương Đông. Đồng thời, thể hiện sức mạng to lớn của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của một giai cấp tiến bộ, là lời cảnh báo đối với chủ nghĩa thực dân – đế quốc. Thông qua các cuộc cách mạng tư sản, tư tưởng dân chủ - vốn còn xa lạ đối với người dân phương Đông có điều kiện thấm sâu, tạo điều kiện cho sự xâm nhập, nảy sinh tư tưởng dân chù, ý thức dân tộc và cách mạng trong nhân dân. Đánh giá về cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc [1911], Lênin viết: “Tất cả những loài “lang sói” văn minh ngày nay đều thèm muốn nước Cộng hòa Trung Hoa vĩ đại. Nhưng dù số phận nước này sẽ thế nào đi nữa cũng không có một lực lượng nào trên thế giới có thể lập lai được chế độ phong kiến cũ ở Châu Á” . Đối với các quốc gia thực hiện các cuộc cách mạng tư sản thành công như Nhật Bản hay Thái Lan, các cuộc cách mạng này đã giúp thoát khỏi họa xâm lăng của các thế lực thực dân phương Tây. Nhờ những cải cách mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản mà Nhật Bản, Thái Lan đã củng cố được độc lập, bảo vệ được chủ quyền quốc gia. Không những vậy, tiềm lực kinh tế - chính trị được củng cố đã đưa Nhật Bản phát triển trở thành một trong những những nước tư bản hùng phát triển nhất thế giới. Các cuộc cách mạng tư sản ở phương Đông đã ít nhiều làm thay đổi bộ mặt phương Đông theo chiều hướng tích cực, phát triển. Ở các nước phương Đông khác, các cuộc cách mạng tư sản có ý nghĩa như là những sự chuẩn bị, một cuộc “tập dượt” phong trào đấu tranh chống thực dân – phong kiến của quần chúng nhân dân, tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác – Lênnin và phong trào công nhân phát triển trong những giai đoạn sau. * * * Cách mạng tư sản ở phương Đông và phương Tây tuy diễn ra vào những thời điểm khác nhau, bao hàm những nội dung nhiệm vụ khác nhau và kết quả của chúng cũng khác nhau nhưng đều hướng đến xóa bỏ những cản trở trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản, thiết lập sự thống trị của giai cấp tư sản trong xã hội. Các cuộc cách mạng tư sản có vai trò rất lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người. Từ đây, con người bước vào một thời kì mà khả năng sản xuất ra của cải vật chất của con người là không thể lường hết được với sự phát triển vượt bậc của khoa học – kỹ thuật – công nghệ. Từ đây, quần chúng nhân dân bước vào một thời đại dân chủ đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người – nền dân chủ tư sản. Nhưng cũng từ đó, con người cũng đặt ra những lí tưởng dân chủ cao hơn, ở đó chỉ có “tự do, bình đẳng, bác ái” không còn áp bức, bóc lột giữa con người với con người trong xã hội – điều mà chủ nghĩa tư bản về bản chất không thể có được. Nhân loại mong muốn và đấu tranh cho một nền dân chủ cao hơn – nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cách mạng tư sản và chủ nghĩa tư bản là đêm trước của chủ nghĩa cộng sản.

NGUỒN sưu tầm

Soạn bài chương trình địa phương [phần tiếng Việt] RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ I. Nội dung luyện tập Học sinh ở mỗi miền hãy đọc kĩ SGK trang 166 và 167 để thấy những ...

ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN I. VĂN BẢN BIỂU CẢM 1. Các bài văn biểu cảm - Cổng trường mở ra Lý Lan - Trường học Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Mẹ tôi Ét-môn-đô đỡ A-mi-xi - ...

Soạn bài ôn tập kiểm tra phần tiếng Việt lớp 8 HK 1 I. Từ vựng 1. Lý thuyết. a. Trường từ vựng: là tập hợp tất cả các từ có nét chung. Về nghĩa [xem lại bài 2 ...

Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bài văn có thể chia làm bốn phần. Phần 1 [đoạn 1] : mở đầu. Phần 2 [đoạn 2, 3] : trang phục của ...

Soạn bài nghĩa tường minh và hàm ý tiếp theo I. Điều kiện sử dụng hàm ý. 1. Câu nói thứ nhất của chị Dậu có hàm ý là ’’Sau bữa ăn này con không còn ...

Soạn bài ôn tập tiếng việt lớp 9 HK 2 I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập Câu 1 : Khởi ngữ Các thành phần biệt lập Tình thái Cảm thán Gọi – đáp Phụ chú Xây ...

Soạn bài những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Tóm tắt nội dung tác phẩm : Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại ...

Soạn bài tiếng nói của văn nghệ Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm logic, mạch lạc. Giữa các luận ...

Soạn bài các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán I. Thành phần tình thái 1. Chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc đượ nói trong câu, thể ...

Soạn bài ôn tập thơ Bài tập 1. Lập bảng kê các tác phẩm thơ hiện đại ở Ngữ văn 9. STT Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ ...

Video liên quan

Chủ Đề