Loại đất có giá trị nhất đối với việc phát triển cây lương thực ở Đồng bằng sông Hồng là

Đất phù sa sông Hồng là thuật ngữ ngắn gọn của của loại đất Phù sa hệ thống sông Hồng theo phân loại đất Việt Nam. Đất phù sa sông Hồng thường có màu nâu tươi, nâu tím có tầng đất dày, được hình thành do sự bồi tụ phù sa và trầm tích của hệ thống sông Hồng. Hệ thống sông Hồng là một mạng lưới các con sông [sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Lô, sông Thái Bình, sông Luộc, sông Kinh Thày, sông Hóa và sông Cấm] góp nước hoặc nhận nước từ con sông chính là sông Hồng và đổ ra biển Đông ở các cửa Ba Lạt, Diêm Hộ, Trà Lý, Lân, So, Lạch Giang, Đáy, Lạch Càn thuộc các tỉnh/thành: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Tổng diện tích đất phù sa sông Hồng khoảng 764.200 ha [đo theo bản đồ đất Việt Nam 1/1.000.000], tập trung chủ yếu ở các tỉnh/thành: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình. Đất phù sa sông Hồng được coi là đất “bờ xôi, ruộng mật” tốt nhất Việt Nam, vào loại tốt nhất thế giới xét về sức sản xuất của đất, là đất lý tưởng để trồng nhiều loại cây như: lúa, ngô, đậu đỗ, lạc, khoai, các loại rau và cây ăn quả.

Các loại đất phù sa sông Hồng[sửa]

Theo phân loại đất Việt Nam, nhóm đất phù sa được chia ra 3 loại đất phù sa theo hệ thống sông: loại đất phù sa hệ thống sông Hồng ký hiệu là Ph, loại đất phù sa hệ thống sông Cửu Long ký hiệu là Pl, loại đất phù sa hệ thống các sông khác ký hiệu là P.

Mỗi loại đất phù sa theo hệ thống sông được chia tiếp thành những loại phụ căn cứ vào địa hình, đặc điểm hình thái phẫu diện và tính chất hóa học, vật lý đất. Có thể chia loại đất phù sa sông Hồng thành 2 loại phụ chính.

  • Đất phù sa sông Hồng ngoài đê được bồi hằng năm.
  • Đất phù sa sông Hồng trong đê ít hoặc không được bồi.

Đất phù sa sông Hồng được bồi hay còn gọi là đất phù sa sông Hồng ngoài đê là loại đất bị ngập nước lũ sông Hồng hoặc được tưới đều đặn phù sa sông Hồng, khi nước rút được phủ lên một lớp phù sa mới ở mặt [2-10 cm]. Đất phù sa sông Hồng được bồi đắp chủ yếu bởi phù sa các sông từ hằng ngàn năm nay. Nước sông Hồng mang theo phù sa trung bình 1.010 g/m3, ước tính tổng lượng phù sa hằng năm là 120 triệu tấn. Chất lượng phù sa sông Hồng thay đổi theo mùa và ngày càng thay đổi từ năm 2005 khi đập thủy điện Sơn La được xây dựng, đến nay có thêm thủy điện Sơn La và thủy điện Lai Châu.

Đất phù sa sông Hồng được bồi ngoài đê phổ biến có màu nâu tươi, nâu tím. Theo lát cắt [phẫu diện] từ trên xuống khoảng 50-60 cm, màu nâu bắt đầu nhạt dần, tới khoảng 90-100 cm bắt đầu xuất hiện các hạt cát to màu xám, xuống sâu nữa khoảng 150 cm xuất hiện các hạt cát có màu trắng. Theo phân loại đất FAO-UNESCO, đất phù sa sông Hồng điển hình trung tính là Eutric Fluvisol.

Đất phù sa sông Hồng trong đê. Đặc điểm cơ bản trong chinh phục vùng đất đồng bằng sông Hồng là sự hình thành hệ thống đê ngăn lũ bảo vệ dân cư và mùa màng. Hệ thống đê hai bên bờ sông Hồng và các nhánh ước tính dài trên 1700 km đã dẫn đến sự phân hóa chất lượng đất phù sa sông Hồng. Đất phù sa sông Hồng trong đê do ít được bồi đắp phù sa hằng năm, có nơi cao thường gọi là đất vàn cao tạo nên sự rửa trôi các cation kiềm thổ, tích lũy sắt nhôm nhiều, có các vệt đốm gỉ ở các tầng dưới của phẫu diện đất; ở vùng trũng, úng nước đất trở nên bị lầy, nhiều hữu cơ.

Nghiên cứu khoáng sét và vi hình thái cho thấy sự khác biệt rõ nét giữa đất phù sa sông Hồng được bồi ngoài đê và đất phù sa trong đê. Đối với đất phù sa sông Hồng được bồi, hai khoáng vật chính là hydromica và kaolinit; trong khi đó đất phù sa sông Hồng trong đê khoáng vật chính hydromica giảm đi và tăng khoáng vật kaolinit theo chiều sâu phẫu diện

Như vậy, đối với đất phù sa sông Hồng không được bồi, theo thời gian bản chất phù sa sông Hồng đặc trưng bị thay đổi, đất có thể chua, glây hay có tầng loang lổ, theo đó độ phì nhiêu tự nhiên của loại đất này cũng đang bị giảm đi. Mức độ thay đổi phụ thuộc vào địa hình, chế độ canh tác và mực nước ngầm. Theo cách lý giải này các nhà khoa học đất chia ra các nhóm phụ khác như đất phù sa sông Hồng glây, hoặc đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ.

Dung trọng, tỷ trọng và thành phần cơ giới đất phù sa sông Hồng

Các tính chất vật lý đất rất quan trọng trong việc xác định độ phì nhiêu thực tế của đất; Đất phù sa sông Hồng không chỉ có tác dụng trong trồng trọt mà còn rất tốt cho xây dựng, đặc biệt là trong việc xây dựng các khu thể thao cần có nền đất cỏ [như sân chơi gôn, sân bóng đá, sân quần vợt đất nện]. Dung trọng, tỷ trọng và thành phần cơ giới là những tính chất cơ bản quan trọng nhất. Trong dân gian, nông dân thường phân biệt đất nặng, đất nhẹ, đất có tơi xốp thoáng khí, thoát nước tốt hay không chính là các chỉ thị nói về thành phần cơ giới của đất; đất phù sa có dung trọng trung bình là 0,84 g/cm3, dao động từ 0,75-0,92 g/cm3. Dung trọng của đất được dùng rộng rãi để xác định khối lượng lớp đất mặt trong sản xuất nông nghiệp, thường hay thay đổi do đặc điểm của chế độ canh tác. Tỷ trọng của đất được định nghĩa như là tỷ số giữa trọng lượng của một thể tích đất và trọng lượng nước có cùng một thể tích ở 40C, tỷ trọng trung bình của đất phù sa sông Hồng là 2,69 g/cm3, dao động từ 2,56-2,82 g/cm3. Độ xốp của đất 60-64% ở tầng mặt, 50-53% ở tầng dưới. Sức chứa ẩm tối đa đồng ruộng của đất bằng 30,2% ở đất có thành phần cơ giới nhẹ, 38,5% ở đất có thành phần cơ giới trung bình và 45,6% ở đất có thành phần cơ giới nặng. Độ ẩm cây héo của đất cũng có xu hướng tương tự, tăng theo mức độ nặng nhẹ của thành phần cơ giới, tương ứng là 4,4%, 11,05% và 24,0%.

Về thành phần cơ giới theo phân loại 3 cấp [thịt, limon, cát] thì đất phù sa sông Hồng có chủ yếu các cấp hạt limon, hàm lượng sét từ 21,4 – 31,4%, limon từ 54,2 – 57,2% còn lại là cát từ 14,4 – 21,4%. Tùy thuộc cự ly phân bố của đất so với sông và từ thượng lưu xuống hạ lưu mà thành phần cơ giới của đất phù sa sông Hồng có thể thay đổi từ cát pha đến thịt nhẹ, thịt, hay thịt nặng.

Bảng 1 trình bày thành phần cấp hạt của đất phù sa sông Hồng theo phân chia 4 cấp từ 2 mm đến nhỏ hơn 0,002 mm.

Bảng 1. Thành phần cơ giới đất phù sa sông Hồng theo phân loại 4 cấp Thông số thống kê Thành phần cơ giới [%]
2 - 0,2 [mm] 0,2 - 0,02 [mm] 0,02 - 0,002 [mm] < 0,002 [mm]
Trung bình [ m ¯ {\displaystyle {\bar {\text{m}}}}
]
2,5 23,7 38,9 34,8
Độ lệch chuẩn 2,7 10,8 13,1 6,9
Trung vị 1,9 23,2 33,9 36,8
< m ¯ {\displaystyle {\bar {\text{m}}}} , 95%

Chủ Đề