Lịch nhập học lớp 1

Tường Vân - Thiều Trang   -   Thứ năm, 19/08/2021 18:32 [GMT+7]

Đổi mới, linh hoạt phương án dạy học trực tuyến

Tại Hà Nội, theo kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 mà UBND TP.Hà Nội ban hành, ngày tựu trường sớm nhất đối với tất cả các cấp học, ngành học trên địa bàn thành phố là 1.9. Ngày khai giảng sẽ thống nhất tổ chức vào 5.9. Tuy nhiên, do dịch bệnh trên địa bàn TP vẫn diễn biến phức tạp, theo ông Phạm Văn Đại - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, ngành giáo dục thủ đô dự kiến sẽ cho học sinh tựu trường và học trực tuyến, khi nào dịch bệnh được kiểm soát mới có thể cho học sinh đến trường trực tiếp.

Học sinh xem tài liệu học trực tuyến tại nhà. Ảnh: Hải Nguyễn

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, đến thời điểm hiện tại, nhiều trường ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội đã tiến hành cho học sinh học trực tuyến. Riêng với chương trình của lớp 1, các nhà trường đã đưa ra nhiều giải pháp như dạy học vào buổi tối với sự tham gia của phụ huynh, giảm số lượng môn học, dạy học qua video clip,... để đảm bảo chất lượng và phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi.

Cô Nguyễn Thị Hải – GV trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm [Cầu Giấy] cho biết, hạn chế của học sinh lớp 1 là bỡ ngỡ chưa quen cô, quen bạn. Bù lại, các con có khả năng tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh rất tốt. Do đó, giáo viên sẽ có sự điều chỉnh, tích hợp tranh, ảnh, bài hát, video… vào giáo án để kích thích tối đa sự hứng thú của con trẻ.

Cô Hải cho biết, thời điểm này, học sinh chỉ học một số môn học chính để làm quen, khởi động cho năm học mới. Và phụ huynh sẽ tham gia các buổi học cùng con, hỗ trợ giáo viên hướng dẫn con các thao tác với phần mềm học trực tuyến.

Còn tại khối các trường công lập, công tác chuẩn bị, phương án dạy và học đối với học sinh lớp 1 cũng đang được gấp rút thực hiện.

Cô Cao Thị Lan Hương – Hiệu trưởng trường TH An Hưng [Hà Đông] cho biết, nhà trường dự kiến dạy học cho phụ huynh trước, để bố mẹ nắm rõ được chương trình, cách học cũng như các thao tác để hỗ trợ con trong quá trình học trực tuyến. Sau đó sẽ có ít nhất 1-2 tuần để cô trò gặp gỡ nhau qua Zoom, làm quen với nhau. Dự kiến, sang tuần, nhà trường sẽ triển khai kế hoạch như trên.

Ưu tiên dạy học trực tiếp với trẻ lớp 1

Tại TPHCM, Sở GDĐT nhận định, năm học mới khó có thể bắt đầu bằng hình thức trực tiếp, vì vậy chương trình dạy học trong 4-6 tuần đầu năm là online. Theo đó, với giáo dục Tiểu học, từ ngày 8 đến 19.9 sẽ tổ chức lớp, hướng dẫn kĩ năng, phương pháp học tập trên internet và củng cố kiến thức. Từ ngày 20.9, giảng dạy theo chương trình năm học mới.

Với riêng lớp 1 sẽ xây dựng các đoạn phim bài giảng và đưa lên môi trường internet để giúp phụ huynh tương tác, hướng dẫn trẻ học, làm quen dần với việc học trên môi trường internet. Đặc biệt, tùy từng trường hợp, sau khi hết giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg, sẽ ưu tiên lớp 1, lớp 2, các lớp đầu và cuối cấp chia nhỏ lớp bố trí học trực tiếp, các khối khác tiếp tục học trực tuyến đến khi ổn định trở lại.

Tại Vĩnh Long, phương án đón học sinh trở lại trường cũng được tính toán phù hợp với điều kiện vừa thực hiện chương trình vừa phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả, theo phương châm đặt sự an toàn của học sinh lên trên hết.

Theo ông Trịnh Văn Ngoãn - Phó giám đốc Sở GDĐT tỉnh Vĩnh Long, các cơ sở giáo dục Tiểu học dự kiến đón học sinh vào ngày 20.9.2021. Đồng thời, các trường cũng xây dựng phương án, kịch bản tổ chức giảng dạy từ xa khi học sinh không thể đến trường do dịch bệnh.

Tại các tỉnh như Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình... học sinh lớp 1 sẽ tựu trường sớm từ ngày 23 - 25.8 để tận dụng "thời gian vàng" cho học sinh đến trường học trực tiếp. Đây cũng là khoảng thời gian giúp học sinh lớp 1 làm quen với nền nếp sau thời gian dài học online và nghỉ học vì dịch.

Tại Nghệ An, thời gian tựu trường của học sinh toàn tỉnh sẽ được thực hiện đồng thời ở các bậc học và được thống nhất trong một ngày 1.9.

Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GDĐT Nghệ An cho biết, đối với học sinh vào lớp 1 không tựu trường trước ngày 23.8 vì ngành đã có mô hình chuyển tiếp cho học sinh mầm non 5 tuổi lên lớp 1 và giữa hai bậc học đã cho học sinh làm quen với việc học tập lớp 1 khi trẻ bắt đầu vào lớp 5 tuổi. Vì vậy, trẻ đã có một số kỹ năng cơ bản của môi trường tiểu học để sẵn sàng bước vào hoạt động học tập của lớp 1.

Tính đến thời điểm này, chỉ còn 1 số địa phương chưa chốt được lịch tựu trường của học sinh các cấp như: Tây Ninh, Trà Vinh, Ninh Thuận, Kon Tum, Bình Phước, Bình Thuận...

quantri · Th7 6th, 2020 · Chức năng bình luận bị tắt ở Lịch tuyển sinh và hướng dẫn đăng kí nhập học lớp 1 năm học 2020 – 2021

Hàng năm, vào khoảng tháng 7 đến tháng 9 là giai đoạn mà các bậc phụ huynh quan tâm đến thủ tục nhập học cho các cháu lớp 1. Ngoài thủ tục nhập học cho trẻ vào lớp 1 thì còn phải đáp ứng các điều kiện cụ thể mới có thể xin đăng ký nhập học cho trẻ lớp 1. Vậy các điều kiện đó là gì? Được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý:

– Luật cư trú năm 2006

– Luật cư trú sửa đổi bổ sung 2013

– Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT

1. Quy định về độ tuổi của học sinh tiểu học:

Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT thì độ tuổi của học sinh tiểu học sẽ là từ 6 tuổi trở lên. Căn cứ để tính tuổi ở đây là theo năm để xác định độ tuổi nhập học cho cháu bé chứ không nhất thiết phải đủ tròn 6 tuổi.

Ví dụ: Trường hợp cháu bé sinh vào tháng 12 năm 2014 thì tháng 8 năm 2020 này phụ huynh của cháu có thể làm thủ tục nhập học cho cháu vì nếu tính theo năm cháu đã được 6 tuổi. Kể cả cháu chưa đủ 6 tuổi nếu tính theo tháng sinh.

Bên cạnh quy định về độ tuổi đi học tiểu học thì tại Điều 40 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT còn quy định về các trường hợp đặc biệt đối với các trẻ là trẻ em khuyết tật hay có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khó khăn như sau:

“1. Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi [tính theo năm].

2. Tuổi vào học lớp 1 là 6 tuổi; trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở n­ước ngoài về nước có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi.

Xem thêm: Mục đích đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT

3. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

a] Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường;

b] Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: các đại diện của Ban giám hiệu và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, Tổng phụ trách Đội;

c] Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, Hiệu trưởng xem xét quyết định.

4. Học sinh trong độ tuổi tiểu học ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều được học ở trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Thủ tục như sau:

a] Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường;

b] Hiệu trưởng trường tiểu học tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp.

5. Học sinh lang thang cơ nhỡ có điều kiện chuyển sang lớp chính quy được Hiệu trưởng trường tiểu học khảo sát để xếp vào lớp phù hợp“

Xem thêm: Mẫu đơn xin nhập học trái tuyến và hướng dẫn viết đơn mới nhất 2022

2. Quy định về quyền đăng ký nơi học tập:

Về quyền được đăng ký nơi học tập, môi trường học tập của đã được quy định theo Điều 42 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT cụ thể tại Điều 42 như sau:

“Điều 42. Quyền của học sinh

“1. Đ­ược học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định.

3. Đ­ược bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; đ­ược đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.

4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục hoà nhập [đối với học sinh khuyết tật] theo quy định.

5. Đư­ợc nhận học bổng và được hư­ởng chính sách xã hội theo quy định.

6. Đ­ược h­ưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Mẫu đơn đăng ký dự tuyển vào lớp 6 chương trình song bằng 2022

Như vậy, ta có thể thấy việc đăng ký học tại nơi mà học sinh hay phụ huynh học sinh lựa chọn là quyền của học sinh, phụ huynh đó. Việc cấm hay từ chối không nhận học sinh nhập học đối với trường hợp không có sổ hộ khẩu tại nơi mà học sinh muốn đăng ký học phải được thực hiện đúng quy định pháp luật và hợp pháp.

Việc từ chối phải được giải thích rõ ràng và cụ thể, nhà trường sẽ phải đưa ra những quy định hay căn cứ nếu có trường hợp từ chối nhận hồ sơ của học sinh đăng ký vào lớp 1 trong những trường hợp đăng ký học trái tuyến hay những trường hợp không có sổ hộ khẩu tại nơi đăng ký học vào lớp một.

3. Điều kiện xin nhập học cho trẻ lớp 1 khi không có hộ khẩu ở địa phương:

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư Luật Dương gia, tôi có một vấn đề cần Luật sư Luật Dương gia giải đáp cho tôi như sau. Hiện tại tôi có 1 đứa cháu đã 7 tuổi đang xin cho bé vào lớp 1. Nhưng đang trở ngại ở chỗ ba và mẹ đã li dị, tên thì vẫn nằm trong hộ khẩu ở bên mẹ thuộc huyện Long Thành- Vũng Tàu. Hiện tại bé thì ở nhà bè với ba, ba thì có hộ khẩu ở quận 4, bé và ba đều có giấy tạm trú ở nhà bè. Do li dị nên mẹ của bé không chịu cắt hộ khẩu cho bé để về nhập hộ khẩu với ba nên sợ không có hộ khẩu gốc nơi bé nhập hộ khẩu thì có xin vào được lớp 1 không ? Xin luật sư chỉ giúp ạ.? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Đầu tiên về vấn đề cắt hộ khẩu cho bé, hành vi của mẹ bé không chịu cắt hộ khẩu cho bé sau khi ly hôn theo luật định là sai. Tại Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định về tách sổ hộ khẩu:

“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a] Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự mới nhất 2022

b] Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568

Vậy cháu của bạn hoàn toàn có quyền tách hộ khẩu về ở với ba những để thực hiện thủ tục này cần phải có sự đồng ý từ chủ hộ cũ của bé là mẹ.Vì vậy nếu mẹ của bé có hành vi cản trở việc thực hiện thì người mẹ đã vi phạm quyền tự do cư trú được quy định tại  Điều 8 Luật cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013 về các hành vi bị nghiêm cấm:

“1. Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.

2. Lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Xem thêm: Thủ tục rút hồ sơ chuyển trường đại học khi đã nhập học

3. Nhận hối lộ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà trong việc đăng ký, quản lý cư trú.

4. Thu, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.

5. Tự đặt ra thời gian, thủ tục, giấy tờ, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về cư trú.

6. Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ về cư trú trái với quy định của pháp luật.

7. Lợi dụng quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

8. Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; sử dụng giấy tờ giả về cư trú; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú.

9. Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.

10. Giải quyết cho đăng ký cư trú khi biết rõ người được cấp đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó. 

Xem thêm: Các nguyên tắc trong kiểm tra đánh giá học sinh cấp tiểu học

11. Đồng ý cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó.”

Khi đó bạn có thể khiếu nại theo quy định tại Điều 39 Luật này như sau:

“Điều 39. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm

1. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú được thực hiện theo quy định của Luật này

và các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Người nào vi phạm quy định của pháp luật về cư trú thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính

hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Nếu việc giải quyết diễn ra thuận lợi và nhanh chóng không làm ảnh hưởng đến thời gian xin cho bé vào lớp 1 thì bạn có thể chờ hoàn tất việc tách hộ khẩu của bé về với ba và tiến hành hồ sơ chuẩn bị cho bé vào lớp một. Nếu vấn đề giải quyết kéo dài lâu hơn hoặc có những yếu tố gây trở ngại cho việc xin vào lớp 1 cho bé, gia đình bạn có thể trao đổi trực tiếp lý do với Hiệu trưởng của trường học vì Hiệu trưởng là người có thẩm quyền quyết định vấn đề này theo quy định tại điểm e Khoản 5 Điều 20 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT, Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học:

“5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:

e] Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà tr­ường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

…”

Theo Điều 42 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT, cháu của bạn hoàn toàn có đủ điều kiện và có quyền được đến trường:

“Điều 42. Quyền của học sinh

1. Đ­ược học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.”

Bạn có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị trường học để làm thủ tục nhập học cho cháu.

4. Hồ sơ xin nhập học vào lớp 1 cần những gì?

Tùy vào mỗi trường mà hồ sơ xin nhập học lớp 1 có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ bao gồm các hồ sơ sau:

– Thư mời nhập học [01 bản]

– Đơn xin nhập học theo mẫu [01 bản tự khai]

– Giấy khai sinh [01 bản sao công chứng]

– Hộ khẩu [01 bản sao công chứng]

– Ảnh 3×4 [04 chiếc trong thời hạn 6 tháng, nền sáng màu. Ghi đầy đủ họ tên và ngày tháng năm sinh đằng sau mỗi ảnh]

– Mã Bảo hiểm y tế [01 Bản sao photo]

– Mã học sinh [Lấy từ phần mềm CSDL Sở GD&ĐT cấp]

Video liên quan

Chủ Đề