Lịch nghỉ Giỗ To Hùng Vương 2022 cho học sinh động tháp

Skip to content

THÔNG BÁO

Về việc nghỉ Lễ và tham gia các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022

Căn cứ Kế hoạch số 04/KH-ĐTN-HSSV ngày 01/04/2022 về hoạt động Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 [Mùng 10 tháng 3 âm lịch] đã được Hiệu trưởng phê duyệt;

Căn cứ Thông báo số 14/TB-KTCNHV ngày 04/04/2022 về việc nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022;

Căn cứ Tiến độ đào tạo năm học 2021 – 2022 của Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương;

Căn cứ thời khóa biểu học kỳ 2 năm học 2021 – 2022.

Phòng Đào tạo thông báo đến học sinh, học viên như sau:

+ Ngày 09/04/2022 [Thứ bảy], học sinh học theo thời khóa biểu của Khoa/Bộ môn.

+ Tất cả học sinh, học viên các lớp được nghỉ học ngày 11/04/2022 [Thứ hai].

+ Ngày 12/04/2022 [Thứ ba] học sinh và học viên đi học lại bình thường theo thời khóa biểu.

Kính đề nghị quý Lãnh đạo Khoa/ Bộ môn và giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ phòng Đào tạo thông báo đến học sinh thực hiện theo thông báo này.

Trân trọng./.

Đ/c: 251A, Nguyễn Sinh Sắc, P2, TP. Sa Đéc, Đồng Tháp Tel: 0277.3868.288 – Fax: 0277.3868.289

Email:

Theo đó, đối với các trường Mầm non, Tiểu học [công lập và ngoài công lập] do đã được nghỉ ngày thứ Bảy hàng tuần theo quy định của chương trình: Cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh nghỉ 03 ngày, từ thứ Bảy ngày 9/4/2022 đến hết thứ Hai, ngày 11/4/2022; tổ chức dạy học bình thường từ thứ Ba ngày 12/4/2022.

Ảnh minh họa.

Đối với các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Phổ thông nhiều cấp học [công lập và ngoài công lập], Trung tâm GDNN-GDTX, đơn vị trực thuộc do không được nghỉ thứ Bảy hàng tuần theo chương trình: Cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh nghỉ 03 ngày, từ thứ Bảy ngày 9/4/2022 đến hết thứ Hai, ngày 11/4/2022; tổ chức dạy học bình thường từ thứ Ba ngày 12/4/2022.

Các nhà trường chủ động bố trí thời gian dạy và học bù trong khung thời gian năm học 2021-2022 đã được ban hành.

Trâm Bầu

Cùng Đồng hành

Uỷ ban nhân dân tỉnh vừa có thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022.

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ 01 ngày, ngày 10/4/2022 [nhằm ngày mùng 10/3, âm lịch] nhưng do ngày 10/4/2022 trùng vào ngày  chủ Nhật là ngày nghỉ hằng tuần nên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ bù vào ngày thứ Hai [ngày 11/4/2022].

Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu tất cả trụ sở cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, các đơn vị kinh tế, trường học, bệnh viện, nơi thờ tự của các tôn giáo và nhà ở của Nhân dân phải treo cờ Tổ quốc trong ngày 10/4.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn Nhân dân treo cờ Tổ quốc đúng quy định.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố có kế hoạch phân công công chức, viên chức trực để giải quyết công việc đột xuất, bảo vệ an toàn cơ quan, đơn vị và trật tự nơi công cộng.

Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện tốt nội dung Thông báo nêu trên.

Nguồn: 15/TB-UBND

Việt Tiến

Page 2

Đồng Tháp thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long [13 tỉnh, thành phố], gồm 02 phần nằm ở 02 bên bờ Bắc và Nam sông Tiền, phía Bắc giáp tỉnh Pray-veng [Campuchia], phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.

Tháng 12/1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết về việc điều chỉnh hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam, trong đó 02 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong được dự kiến sáp nhập. Tháng 02/1976, Nghị định của Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chính thức đặt tên tỉnh Đồng Tháp.

Đồng Tháp thời kỳ phong kiến

Đồng Tháp xưa kia nguyên nằm trong vùng đất đai rộng lớn, phì nhiêu do các lưu dân người Việt ở phía Bắc vào khai phá lập nghiệp hình thành nên các vùng dân cư. Cùng với công cuộc Nam tiến của các dòng di dân tự nhiên, các Chúa Nguyễn cũng dần xác lập chủ quyền và thiết đặt bộ máy cai trị.

Sử chép: Buổi quốc sơ, tùy đất mà đặt kho [gọi là khố trường], kho đặt ở đâu lấy tên đất ở đó để thu chứa tiền thóc sản vật. Chúa thấy Gia Định khi đó đất rộng cho lập thành 09 khố trường biệt nạp gồm Quy An, Quy Hóa, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Quản Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Bả Canh, Tân Thịnh. Trong đó, khố trường Bả Canh [từ năm 1732 thuộc châu Định Viễn] nay là vùng đất phía Bắc sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

Năm 1757, Võ vương Nguyễn Phước Khoát mở mang thêm đất Tầm Phong Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giao cho Nguyễn Cư Trinh lập ba đạo: Châu Đốc [ở Hậu Giang], Tân Châu [ở Tiền Giang] và Đông Khẩu [xứ Sa Đéc] đều thuộc dinh Long Hồ. Trong đó, đạo Đông Khẩu nay thuộc vùng đất phía Nam sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

Đến triều Nguyễn, ban đầu vùng đất nay thuộc Đồng Tháp nằm trên đất phủ Định Viễn trấn Vĩnh Thanh và phủ Kiến An trấn Định Tường. Năm 1832, vua Minh Mạng thực thi công cuộc cải cách hành chính rộng lớn, thành lập 06 tỉnh tại Nam kỳ [gọi là Nam kỳ lục tỉnh] gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Trong đó, Đồng Tháp thuộc các huyện Vĩnh An phủ Tân Thành, huyện Đông Xuyên phủ Tuy Biên [tỉnh An Giang] và huyện Kiến Đăng phủ Kiến An [tỉnh Định Tường]. Đến cuối đời vua Tự Đức, trước khi có sự can thiệp của Pháp, vùng đất Đồng Tháp ngày nay chủ yếu nằm trong các huyện: An Xuyên, Đông Xuyên, Vĩnh An [tỉnh An Giang] và các huyện Kiến Đăng, Kiến Phong [tỉnh Định Tường].

Đồng Tháp thời kỳ Pháp thuộc

Trước khi có sự can thiệp của thực dân Pháp, Nam Kỳ gồm có 06 tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường [miền Đông] và An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên [miền Tây]. Năm 1862, bằng Hòa ước ký với triều đình Huế, thực dân Pháp chiếm 03 tỉnh miền Đông và bắt tay vào việc tổ chức bộ máy cai trị bằng cách xóa bỏ các phủ huyện cũ dưới triều Nguyễn lập thành các đơn vị hành chính mới gọi là Khu Thanh tra [Inspection]. Năm 1867, sau khi tiếp tục chiếm 03 tỉnh miền Tây [Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên], thực dân Pháp cũng đặt các tỉnh này dưới chế độ cai trị như các tỉnh miền Đông.

Năm 1870, toàn bộ Nam kỳ có 25 Khu Thanh tra, đến năm 1871 rút xuống còn 18 khu. Trong đó, địa giới tỉnh Đồng Tháp ngày nay nằm chủ yếu trong Khu thanh tra Sa Đéc gồm 03 huyện: Vĩnh An, An Xuyên, Đông Xuyên. Năm 1876, khu thanh tra Sa Đéc đổi thành hạt tham biện Sa Đéc thuộc khu hành chính Vĩnh Long - 01 trong 04 khu hành chính lớn của Nam Kỳ. Theo Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương kể từ ngày 01/01/1900, các khu hành chính tại Nam kỳ thống nhất gọi là “tỉnh” [province]. Lúc này Sa Đéc là 01 trong 20 tỉnh của Nam kỳ.

Năm 1913, bằng Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh Sa Đéc được sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Long đồng thời thành lập thêm quận Cao Lãnh. Năm 1916, tỉnh Sa Đéc được chia thành 03 quận: Châu Thành [tỉnh lỵ], Lai Vung và Cao Lãnh. Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương lại ban hành Nghị định tách tỉnh Sa Đéc ra khỏi tỉnh Vĩnh Long thành 01 tỉnh độc lập; đồng thời, nâng đồn hành chính Cao Lãnh thành 01 Đại lý hành chính [Délégation administrative] vào năm 1925.

Cho đến tháng 8/1945, địa giới hành chính tỉnh Đồng Tháp chủ yếu nằm trong tỉnh Sa Đéc gồm 03 quận: Châu Thành, Lai Vung, Cao Lãnh [phía Nam sông Tiền] và một phần các tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên [phía Bắc sông Tiền].

Đồng Tháp thời kỳ 1945 - 1975

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Sa Đéc thuộc Chiến khu 8 miền Trung Nam Bộ. Ngày 12/9/1947, theo Chỉ thị của Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ thành lập tỉnh Long Châu Tiền trên cơ sở một phần các tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên gồm 05 quận: Tân Châu, Hồng Ngự, Chợ Mới, Châu Phú B, Lấp Vò. Năm 1950, tỉnh Đồng Tháp Mười được thành lập từ 29 xã của các huyện: Cai Lậy, Cái Bè [tỉnh Mỹ Tho]; Cao Lãnh [tỉnh Sa Đéc] và Mộc Hóa [tỉnh Tân An]. Năm 1951, tỉnh Long Châu Tiền sáp nhập với tỉnh Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa. Tỉnh Long Châu Sa tồn tại cho đến năm 1954 bị xóa bỏ để khôi phục lại các tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc như cũ.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt làm 02 miền lấy Vĩ tuyến 17 tại Quảng Trị làm ranh giới. Địa giới từ Vĩ tuyến 17 trở vào Nam thuộc quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Sa Đéc lúc này thuộc Tây Nam phần. Tháng 02/1956, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Phong Thạnh từ một phần các tỉnh: Châu Đốc [quận Hồng Ngự], Long Xuyên [quận Phong Thạnh Thượng và tổng An Bình], Sa Đéc [quận Cao Lãnh]. Tháng 10/1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa lại ban hành Sắc lệnh về việc thay đổi địa giới và tên một số tỉnh và tỉnh lỵ tại miền Nam Việt Nam, theo đó tỉnh Sa Đéc sáp nhập vào Vĩnh Long thành tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Phong Thạnh đổi tên thành tỉnh Kiến Phong. Năm 1966, tỉnh Sa Đéc được tái lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Long.

Đồng Tháp sau 30/4/1975 đến nay

Ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc. Theo Nghị quyết này, dự kiến hợp nhất các tỉnh cũ thành 21 tỉnh mới trong toàn quốc, trong đó 03 tỉnh: Long Châu Tiền, Sa Đéc, Kiến Tường được dự kiến sáp nhập thành 01 tỉnh mới. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc tình hình thực tế ở miền Nam, Bộ Chính trị đã quyết định điều chỉnh lại việc hợp nhất một số tỉnh từ Khu 6 trở vào, trong đó tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Phong cũ được hợp nhất. Trên cơ sở đó, tháng 02/1976, bằng Nghị định của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tỉnh Đồng Tháp chính thức được thành lập từ việc hợp nhất 02 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong.

Năm 1976, khi mới thành lập tỉnh Đồng Tháp gồm 01 thị xã Sa Đéc [tỉnh lỵ] và 05 huyện: Cao Lãnh, Tam Nông, Hồng Ngự, Lấp Vò, Châu Thành với tổng số 79 xã và 02 thị trấn.

Đến năm 1994, nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển vùng Đồng Tháp Mười đầy tiềm năng, trung tâm tỉnh lỵ được dời về Cao Lãnh. Được sự đầu tư của Trung ương, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương cùng chung tay góp sức, thị xã Cao Lãnh không ngừng phát triển và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2007 [đô thị loại II vào năm 2020].

Bên cạnh đó, thị xã Sa Đéc trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2013 [đô thị loại II vào năm 2018]; thị xã Hồng Ngự được thành lập vào năm 2008 [đô thị loại III vào năm 2018] và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2020.

Đồng Tháp là địa phương đầu tiên trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 03 thành phố trực thuộc tỉnh [hiện tại có thêm tỉnh Kiên Giang đạt được điều này].

Nguồn: Trung tâm Lưu Trữ Quốc Gia I và BBT tổng hợp

Page 3

Chương trình gặp gỡ giữa lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp với đoàn chuyên gia tham dự Hội thảo Tre Thế giới lần thứ IV diễn ra vào tối 20/9 tại Hội trường Khách sạn Sao Mai [thành phố Cao Lãnh].

Chương trình có sự tham dự của Bí thư Tỉnh uỷ Lê Quốc Phong, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và nguyên lãnh đạo tỉnh, ông Michel Abadie - Chủ tịch Hội tre Thế giới, bà Susanne Lucas - Giám đốc điều hành Hội tre Thế giới.

Bí thư Tỉnh uỷ Lê Quốc Phong giới thiệu với ông Michel Abadie - Chủ tịch Hội tre Thế giới
về sản phẩm quà tặng làm từ tre

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa cho biết, Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn sông Mê Kông và đang chú trọng đẩy mạnh phát triển các hệ thống canh tác nông nghiệp bền vững theo hướng “thuận thiên”, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 150 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 1909 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Đồng Tháp đang trong giai đoạn ban hành Kế hoạch hành động, với mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020.  Trong đó, cây tre đóng vai trò quan trọng trong hấp thụ carbon - một trong những giải pháp giảm phát thải khí nhà kính. 

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích tre cả nước hiện khoảng 1,6 triệu ha, hằng năm khai thác từ 500 - 600 triệu cây tre với khoảng 2,5 - 3 triệu tấn sản phẩm, giá trị xuất khẩu từ 300 đến 400 triệu USD. Cây tre là loài thực vật phát triển nhanh, cung cấp nguồn tài nguyên bền vững và có thể tái chế. Sản phẩm từ tre nhẹ, bền có thể thay thế gỗ tự nhiên và các hợp chất hóa học; tre đã trở thành loại vật liệu có khả năng chống chịu động đất, ngăn chặn xói mòn đất và phục hồi đất bị thoái hóa. Với khả năng hấp thụ carbon tốt, tre còn góp phần tích cực vào giảm tác động biến đổi khí hậu.

Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp nói riêng có điều kiện thiên nhiên ưu đãi phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều năm qua, Đồng bằng sông Cửu Long được sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các tổ chức quốc tế nên đã đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, bảo tồn thiên nhiên, đạt nhiều kết quả rất tích cực.

Từ năm 2014, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp luôn tìm kiếm những loại cây trồng mới, trong đó có cây tre, qua đó góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân nông thôn, phát triển du lịch sinh thái và cảnh quan kiến trúc, lưu giữ và bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc.

Với sự hỗ trợ của Tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh – Nhà sáng lập Làng tre Phú An, Đồng Tháp thực hiện Dự án “Khu bảo tồn tre gắn với Khu Du lịch sinh thái Gáo Giồng”. Đáng chú ý là bộ sưu tập tre được Ban Quản lý Rừng tràm Gáo Giồng sưu tầm, thực hiện từ năm 2014 đến nay, hiện có hơn 1.000 bụi, với 84 giống tre Việt Nam và các nước. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Rừng tràm Gáo Giồng còn thực hiện công trình Bản đồ Việt Nam nằm trong Khu Du lịch sinh thái Gáo Giồng. Tre được trồng theo hình chữ S với diện tích khoảng 65 ha.

Tại buổi gặp gỡ, các đại biểu được nghe ông Michel Abadie - Chủ tịch Hội tre Thế giới và ông Yves Crouzet - chuyên gia người Pháp chia sẻ nhiều điều thú vị về vai trò và sự phát triển của cây tre, những ứng dụng của cây tre trong đời sống, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái từ cây tre, không chỉ thu hút khách du lịch mà còn tạo cảnh quan môi trường, chống biến đổi khí hậu v.v..

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa
 cảm ơn những chia sẻ của ông Yves Crouzet

Hội thảo Tre Thế giới lần thứ IV năm 2022 do Tổ chức Tre Thế giới, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phối hợp tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam.

Đồng Tháp tham gia sự kiện này với chuỗi hoạt động hấp dẫn như: Chương trình giao lưu, gặp gỡ giữa lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp với đoàn chuyên gia tham dự Hội thảo Tre Thế giới lần thứ IV; trồng tre lưu niệm tại bản đồ Việt Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long [tại Khu Du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh], tham quan đường tre, sân chim tại Khu Du lịch sinh thái Gáo Giồng, vườn xoài Mỹ Xương [huyện Cao Lãnh] và cánh đồng sen [huyện Tháp Mười] v.v. nhằm giới thiệu đến các chuyên gia, du khách các mô hình bảo tồn và phát triển các giống tre trên thế giới tại tỉnh Đồng Tháp; giới thiệu điểm du lịch sinh thái từ tre, sản phẩm đặc trưng, văn hoá ẩm thực và các điểm du lịch sinh thái khác mang đặc trưng hình ảnh và con người Đồng Tháp.

Các đại biểu thích thú với sản phẩm làm từ tre

Như Ý

Page 4

Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Ban cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Xử lý nghiêm hơn nữa loại hình tín dụng đen, nhắn tin đe dọa; Điều động, bổ nhiệm nhiều vị trí chủ chốt; Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng ký kết hợp tác giai đoạn 2022 – 2026 v.v. là những hoạt động nổi bật.

Sự kiện nổi bật tuần qua

Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh

Làm việc với Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong – Trưởng Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ghi nhận nỗ lực của Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ những tháng đầu năm 2022, đặc biệt là tham mưu ban hành, cụ thể hóa Nghị quyết, Kết luận của Tỉnh ủy; điều hành khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn đã trở lại sản xuất. Tỉnh đã vượt qua được khó khăn, thích ứng với tình hình và tiếp tục khẳng định tinh thần sáng tạo, phát triển của Đồng Tháp trong bối cảnh thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch, vừa khôi phục phát triển kinh tế”. Qua tổ chức các lễ hội, sự kiện trên địa bàn đã khẳng định thương hiệu Đồng Tháp an toàn, thân thiện, tạo được dấu ấn tốt trong lòng du khách cũng như các cấp lãnh đạo. Mời xem chi tiết tại đây.

Xử lý nghiêm hơn nữa loại hình tín dụng đen, nhắn tin đe dọa

Yêu cầu này được Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong – Trưởng Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhấn mạnh tại buổi làm việc với Đảng ủy Công an tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm những tháng đầu năm 2022.

Bí thư Tỉnh ủy lưu ý các vấn đề liên quan an ninh phi truyền thống [an ninh mạng, an ninh nguồn nước, tài nguyên v.v.]; đề nghị Công an tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ để đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc; ứng dụng chuyển đổi số, trong đó có dữ liệu công dân đã có để phục vụ công tác chuyên môn. Mời xem chi tiết tại đây.

Trao quyết định về công tác cán bộ

* Tại Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, đồng chí Phạm Thiện Nghĩa trao Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc điều động đồng chí Huỳnh Thị Hoài Thu - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Cao Lãnh đến công tác tại Ủy ban nhân dân tỉnh, để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và giới thiệu để Hội đồng nhân dân tỉnh bầu làm thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Trước đó, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thương đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy điều động sang công tác ở vị trí mới.

* Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trao quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc điều động đồng chí Phan Hữu Phước - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đến công tác tại Ủy ban nhân dân tỉnh, chỉ định tham gia Ban cán sự đảng và giữ chức Ủy viên Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026, để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và giới thiệu để Hội đồng nhân dân tỉnh bầu làm thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

* Tại huyện Lai Vung, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa đã trao Quyết định phê chuẩn kết quả bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với đồng chí Phan Văn Tập - Huyện ủy viên, Chánh Văn phòng Huyện ủy Lai Vung.

* Tại huyện Tháp Mười, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đoàn Tấn Bửu đã trao Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê chuẩn kết quả bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với đồng chí Đinh Công Phủ - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy thị trấn Mỹ An. Mời xem chi tiết tại đây.

Nhân sự mới Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, thành phố Cao Lãnh

Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong đã trao Quyết định điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Ngọc Thương - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy và giữ chức Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tại Thành ủy Cao Lãnh, đồng chí Trần Văn Cường – Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cũng đã trao Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Phước Cường - Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Cao Lãnh, Ban Thường vụ Thành ủy Cao Lãnh, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đồng thời, giới thiệu ứng cử để Hội đồng nhân dân thành phố Cao Lãnh bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Cao Lãnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Mời xem chi tiết tại đây.

Đồng Tháp sẽ có Bộ chỉ số Chuyển đổi số cấp sở, ngành và huyện

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa yêu cầu thực hiện chuyển đổi số phải đi vào thực chất, có báo cáo và thường xuyên theo dõi tiến độ để kịp thời đôn đốc thực hiện cũng như tháo gỡ khó khăn.

Sở Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn chỉnh để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Bộ chỉ số Chuyển đổi số cấp sở, ngành tỉnh và cấp huyện; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh nội dung ký kết với các doanh nghiệp viễn thông về chuyển đổi số. Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin để phục vụ cho chuyển đổi số của tỉnh – ông Phạm Thiện Nghĩa chỉ đạo. Mời xem chi tiết tại đây.

UBND tỉnh Đồng Tháp và Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng ký kết hợp tác

Thực hiện hợp tác, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng sẽ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Đồng Tháp đối với trình độ đại học và sau đại học các khối ngành: Khoa học Sức khỏe, Kinh tế Quản trị, Kỹ thuật Công nghệ, Khoa học xã hội và nhân văn, Khối ngành Ngôn ngữ và văn hóa quốc tế; đào tạo liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học các khối ngành như Điều dưỡng, Dược học, Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Xét nghiệm Y học.

Bên cạnh đó, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng sẽ phối hợp đào tạo các chứng chỉ ngắn hạn về ngoại ngữ, đào tạo các kỹ năng cần thiết cho cán bộ ngành Y tế của tỉnh Đồng Tháp, đào tạo về hệ thống quản trị trường học dựa trên dữ liệu và công nghệ số phù hợp với đề án chuyển đổi số trong ngành giáo dục tỉnh Đồng Tháp v.v.. Mời xem chi tiết tại đây.

Đấu tranh, ngăn chặn tội phạm mua bán người

Ban Chỉ đạo 138/ĐP tỉnh yêu cầu Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp xúc, làm việc với lãnh đạo tỉnh Prey Veng [Campuchia] để trao đổi tình hình và phối hợp xử lý công dân trên địa bàn tỉnh đang làm việc, lao động bất hợp pháp tại tỉnh Prey Veng, nhất là trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, đầu tư như: casino, nhà hàng kinh doanh dịch vụ massage, các cơ sở kinh doanh trực tuyến v.v., kịp thời phát hiện các trường hợp công dân Đồng Tháp bị mua bán, bị cưỡng bức lao động, xâm hại sức khỏe, cưỡng đoạn tài sản v.v. để có giải pháp hỗ trợ, giải cứu, hồi hương nạn nhân về nước. Mời xem chi tiết tại đây.

Cảnh báo về việc mạo danh Thanh tra Sở Y tế Đồng Tháp

Theo Sở Y tế, thời gian gần đây, đơn vị nhận được thông tin từ người dân về xuất hiện trường hợp đối tượng mạo danh Thanh tra Sở Y tế Đồng Tháp.

Đối tượng tự xưng tên Công, công tác tại Thanh tra Sở Y tế Đồng Tháp, sử dụng số điện thoại 0392554972 gọi đến các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân.

Sở Y tế khẳng định, các trường hợp nêu trên là mạo danh Thanh tra Sở Y tế; đồng thời đề nghị người dân, các cơ sở y tế không thực hiện bất kỳ yêu cầu của đối tượng gọi đến; thông báo ngay đến Thanh tra Sở Y tế [số điện thoại 02773.859.305] khi tiếp nhận các cuộc gọi có nội dung trên. Mời xem chi tiết tại đây.

Hoạt động nổi bật từ ngày 19 - 25/9/2022

Tham gia chuỗi hoạt động Hội thảo Tre Thế giới lần thứ IV, Đồng Tháp tổ chức Hội thảo “Chiến lược phát triển và trồng tre ở tỉnh Đồng Tháp”, Lễ Trồng tre lưu niệm tại bản đồ Việt Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long [Khu Du lịch sinh thái Gáo Giồng]. Cùng với đó là nhiều hoạt động đáng chú ý: Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với lãnh đạo tỉnh; Đại hội đại biểu Hội Cựu Chiến binh tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022 – 2027; Tuyên dương giáo viên, học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc năm học 2021 - 2022 v.v.. Mời xem chi tiết tại đây.

Như Ý

Page 5

Trong buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh vào chiều 16/9, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong – Trưởng Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ghi nhận nỗ lực của Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ những tháng đầu năm 2022, đặc biệt là tham mưu ban hành, cụ thể hóa Nghị quyết, Kết luận của Tỉnh ủy; điều hành khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong kết luận buổi làm việc. Tham dự còn có đồng chí Phan Văn Thắng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,

Phó Trưởng đoàn kiểm tra và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn đã trở lại sản xuất. Tỉnh đã vượt qua được khó khăn, thích ứng với tình hình và tiếp tục khẳng định tinh thần sáng tạo, phát triển của Đồng Tháp trong bối cảnh thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch, vừa khôi phục phát triển kinh tế”. Qua tổ chức các lễ hội, sự kiện trên địa bàn đã khẳng định thương hiệu Đồng Tháp an toàn, thân thiện, tạo được dấu ấn tốt trong lòng du khách cũng như các cấp lãnh đạo.

Trong lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành kinh tế - xã hội, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Ban cán sự Đảng rà soát lại tất cả nội dung đã có chủ trương, tập trung giải quyết dứt điểm và tham mưu để đảm bảo các yêu cầu của Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, đặc biệt là các nhiệm vụ đột phá.

Bên cạnh chia sẻ với Ban cán sự Đảng và Ủy ban nhân dân tỉnh về khối lượng lớn công việc phải thực hiện, Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu nâng cao trách nhiệm, tính hiệu quả, chất lượng tham mưu, giải quyết công việc được giao của các sở, ngành tỉnh, cũng như đội ngũ công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

Để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng 7%, theo Bí thư Tỉnh ủy cần tập trung đến các vấn đề nhà đầu tư quan tâm để có cơ chế hợp lý, tận dụng các chính sách hiện có để đáp ứng được các nguyện vọng chính đáng của nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, tiếp tục chăm lo cho người nghèo, đa dạng các loại hình để nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa, tăng cường quảng bá hình ảnh địa phương; chuẩn bị tốt nguồn cán bộ kế thừa, tăng cường cơ chế đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài v.v..

Ông Phạm Thiện Nghĩa – Bí thư Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp thu và cảm ơn các ý kiến góp ý, sự quan tâm của Đoàn kiểm tra đối với hoạt động của Ban cán sự Đảng cũng như công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Ông Phạm Thiện Nghĩa – Bí thư Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp thu
các ý kiến tại buổi làm việc và thông tin thêm về đổi mới trong điều hành

Từ đầu năm đến nay, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu, giải quyết 306 nhiệm vụ do Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh chỉ đạo thực hiện. Trong đó, có 97 nội dung giao thời gian giải quyết và báo cáo về Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đến nay, đã thực hiện xong 83/97 nội dung.

Về phát triển kinh tế, trong trong 9 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã hoàn thành Kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân, vụ Hè thu và đạt nhiều kết quả tích cực, giá trị sản xuất lĩnh vực nông - lâm - thủy sản [giá so sánh năm 2010] ước đạt 36.718 tỷ đồng, tăng 10,3% so cùng kỳ và đạt 77,6% kế hoạch năm.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục được khôi phục ở hầu hết các ngành, nhu cầu và sản lượng sản xuất đều tăng, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã hoạt động ổn định, gắn kết lại các chuỗi cung ứng cơ bản thông suốt. Giá trị sản xuất công nghiệp [theo giá so sánh 2010] ước đạt 53.429 tỷ đồng, tăng 9,07% so với cùng kỳ năm 2021.

Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục có nhiều bước tiến. Ước tính trong 9 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh có 570 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 62,86% so với cùng kỳ năm 2021 với tổng vốn đăng ký khoảng 4.100 tỷ đồng và 155 doanh nghiệp tái hoạt động. Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm thời ngừng kinh doanh là 235 doanh nghiệp.

Những tháng đầu năm đã tiếp nhận mới 68 hồ sơ đăng ký dự án đầu tư; trong đó có 16 dự án được chấp thuận đầu tư.

Về giải ngân vốn đầu tư công, ước tính sẽ thúc đẩy giá trị giải ngân đạt 3.062 tỷ đồng, đạt 60,02% so với vốn đã phân bổ, cao hơn 29,95% so với cùng kỳ [năm 2021 là 30,07%].

Nguyệt Ánh

Page 6

Sở Y tế vừa có hướng dẫn việc tiếp nhận công dân từ Thành phố Hồ Chí Minh về tỉnh Đồng Tháp.

Cụ thể, [1] phải có giấy kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong thời hạn 05 ngày vào thời điểm đến tỉnh; [2] thực hiện cách ly y tế tại nhà trong thời gian 14 ngày kể từ ngày về tỉnh và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày tiếp theo; [3] phải thực hiện xét nghiệm 03 lần vào ngày đầu, ngày thứ 7 và ngày thứ 13 trong thời gian cách ly y tế tại nhà.

Ngoài ra, trong thời gian cách ly y tế tại nhà và thời gian tự theo dõi sức khỏe, yêu cầu người cách ly hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, không tham gia các hoạt động tập trung đông người. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó thở hoặc có biểu hiện mất vị giác phải báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn xử lý kịp thời, đúng quy định.

Khi qua các chốt kiểm dịch phải khai báo y tế, địa chỉ cư trú cụ thể tại tỉnh Đồng Tháp, số điện thoại liên lạc và khai báo y tế tại địa chỉ cư ngụ ngay sau khi về.

Trước đó, Bộ Y tế ban hành Công văn số 5533/BYT-MT về việc điều chỉnh thời gian cách ly y tế tại nhà và xét nghiệm đối với người từ Thành phố Hồ Chí Minh về địa phương, trong đó, điều chỉnh tăng thời gian cách ly y tế tại nhà đối với tất cả những người từ Thành phố Hồ Chí Minh [trừ các trường hợp từ các tỉnh, thành phố khác đi qua Thành phố Hồ Chí Minh nhưng không dừng, đỗ] từ 07 ngày lên 14 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày tiếp theo.

Nguồn: 2544/SYT-NVY

Video liên quan

Chủ Đề