Làm văn nghị luận văn học lớp 9

Nghị luận văn học về bài Lặng lẽ Sa Pa

  • Dàn ý Nghị luận về tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
  • Nghị luận văn học về bài Lặng lẽ Sa Pa

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận văn học về bài Lặng lẽ Sa Pa là tài liệu văn mẫu lớp 9 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

  • Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác
  • Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vấn đề Rừng vàng biển bạc
  • Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường
  • Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Dàn ý Nghị luận về tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí.

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa PA là kết quả của chuyến đi Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả.

b. Nhân vật anh thanh niên

Là người làm công tác khí tượng thủy văn, đó gió, đo mây.

Anh tự sắp xếp cuộc sống, dù một mình ở trên đỉnh núi cao anh vẫn có bầy gà đẻ trứng, có trà ngon, có vườn hoa.

Anh chàng này “thèm người”, sống một mình trên núi nên anh luôn muốn gặp con người dù chỉ một chút, anh muốn nhìn thấy họ, muốn nghe giọng nói của họ. Có khi anh còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện vài câu.

Anh luôn sống trong tinh thần lạc quan, một trái tim ấm áp, yêu đời. Anh đã vui sướng biết bao khi kể về câu chuyện khi kịp phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.

Anh rất khiêm tốn, khi biết họa sĩ muốn vẽ mình, anh đã từ chối, anh kể ra rất nhiều người khác phải hi sinh như thế nào, chứ mình không là gì cả.

Anh tâm sự với mọi người “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Qua chi tiết này, anh thanh niên hiện lên là một người không ngại khó khăn, thử thách vẫn dấn thân vào con đường biết rằng không mấy bình lặng.

c. Nhân vật bác họa sĩ và cô gái

Là những con người lao động bình thường, đứng trước cuộc sống của anh thanh niên thì đem lòng cảm phục.

Đại diện cho những người xây dựng đất nước tươi sáng, sống có lí tưởng, biết trân trọng những người anh hùng thầm lặng.

Xúc động trước cuộc sống và cống hiến của anh thanh niên. Chính từ sự xúc động đó, cô gái đã đem lòng cảm mến anh thanh niên.

d. Khái quát nội dung, nghệ thuật

Nội dung: khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường. Qua đó, khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

Nghệ thuật: xây dựng thành công tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị của câu chuyện.

Nghị luận văn học về bài Lặng lẽ Sa Pa

"Lặng lẽ Sa Pa" là kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai của Nguyễn Thành Long. Đó là một câu chuyện nhẹ nhàng, tình cảm về cuộc sống của anh thanh niên làm nghề khí tượng thủy văn ở Sa Pa. Với ngòi bút tinh tế, trữ tình đầy cuốn hút, tác giả đã khéo léo dẫn dụ người đọc lạc vào xứ sở sương mù Sa Pa. Hình ảnh anh thanh niên có thể xem là hình ảnh nổi bật, neo giữ lại trong lòng người đọc nhiều tình cảm về những người đang lặng thầm cống hiến cho đất nước.

Lặng lẽ Sa Pa giống như một câu chuyện không có cốt truyện với nhịp kể đều đều, không gấp gáp như chính mảnh đất nơi đây. Truyện kể về cuộc sống rất đỗi bình lặng, giản dị của anh thanh niên làm nghề đo gió, đo mưa, đo nhiệt độ, quanh năm làm bạn với mây trời hiu quanh và cô độc. Nhưng cuộc sống này không hề khiến anh thấy nhàm chán mà ngược lại anh luôn sống hết mình, làm việc hết mình. Đây là điều mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc qua từng trang viết.

Công việc của anh rất gian khổ nhưng ai hỏi anh cũng bảo không sao, anh quen rồi. Sự kiên trì, nhẫn nhịn để cống hiến là đức tính của một người thanh niên cần phải có. Và anh đã khiến người đọc khâm phục vì đức tính này.

Anh lặng lẽ kể cho ông họa sỹ già và cô kỹ sư trẻ về cuộc sống hằng ngày của mình. Qua lời kể chúng ta thấy sự gian khổ, vất vả, nhọc nhằn "gian khổ nhất là phải ghi và báo lúc 1 giờ sáng, ở đây nhiều khi còn có tuyết nữa..." nhưng lại được kể với giọng điệu vui tươi và say mê. Anh sống và cống hiến hết mình cho đất nước, không ngại khó, ngại khổ. Có một điều chắc hắn người đọc sẽ ngạc nhiên và khâm phục khi anh thanh niên kể "Công việc vất vả là vậy nhưng khi cất nó cháu buồn lắm". Một sự chia sẻ chân thành và đầy ý nghĩa, cả cuộc đời anh gắn bó với công việc này, cả cuộc đời anh xem nó như lẽ sống, bởi vậy dù khó khăn nhưng xa thì sẽ nhớ và buồn biết bao.

Có lẽ không phải vô tình mà Nguyễn Thành Long không đặt tên cho nhân vật của mình, chắc chắn rằng đó là dụng ý nghệ thuật. Ông chỉ gọi là "anh thanh niên" gần gũi nhưng thân mật như vậy. Bởi cuộc đời, bởi công việc, bởi lý tưởng của anh luôn bình lặng đến như vậy. Ông đã tạo nên phong thái riêng cho nhân vật của mình.

"Anh thanh niên" tạo cho mình một cuộc sống hòa nhập với thiên nhiên và nhờ có nó để sống và cống hiến. "Trước vườn anh trồng rất nhiều loại hoa đủ màu sắc, anh còn nuôi gà đẻ trứng ăn mãi không hết...". Một cuộc sống bình dị, chân chất đến nhường nào. Cuộc sống ấy đã phần nào nói lên cuộc đời thầm lặng, không ganh đua với ai.

Dù sống một mình nhưng cuộc sống của anh không cô độc như người ta vẫn nghĩ, anh "thèm người", bởi vậy nên anh rất hiếu khách, nói chuyện với họa sỹ già và cô kỹ sư trẻ một cách say sưa. Đây là một đức tính không phải ai cũng có được. Anh mừng rỡ khôn xiết khi có người lên thăm, niềm vui ấy dù nhỏ nhưng với anh thật lớn lao và cao đẹp biết bao.

Qua ngòi bút của Nguyễn Thành Long, anh còn là một người rất tâm lý khi tặng hoa cho người con gái lần đầu tiên mà anh quen, trà cho họa sỹ già. Một con người như vậy sống giữa núi rừng bao la, hiểm trở thật khiến người khác ngưỡng mộ.

Với câu từ đẹp đẽ, nhịp điệu chậm rãi, nhẹ nhàng và tình cảm tha thiết, Nguyễn Thành Long đã vẽ nên một cuộc sống bình lặng nhưng đẹp tuyệt vời về anh thanh niên. Đó là người sống và cống hiến không ngừng cho đất nước. Hình ảnh nhân vật để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và bài học làm người cho thế hệ trẻ.

---------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em bài văn nghị luận xã hội Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Đề thi vào lớp 10 môn Toán, Đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh, Đề thi vào lớp 10 môn Vật lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

03 Tháng 06, 2019

Để làm tốt bài nghị luận văn học lớp 9, trước tiên các em cần phân biệt được dạng đề nghị luận, cách thức triển khai từng dạng đề và nắm rõ các yêu cầu khi làm một bài văn nghị luận văn học. Kiến thức trọng tâm về nghị luận văn học đã được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây, mời các em cùng tìm hiểu:

Xem thêm: 

Thế nào là nghị luận văn học? Các dạng đề nghị luận văn học lớp 9

Nghị luận là phương thức nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, ý nghĩa nào đó đối với các sự việc, hiện tượng bằng hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng, lí lẽ. Vậy, nghị luận văn học là gì? Và trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có những dạng đề nghị luận văn học nào?

Nghị luận văn học là gì?

Nghị luận văn học là một dạng bài có sử dụng phương thức nghị luận. Trong đó, đối tượng được bàn đến là những vấn đề nằm trong các tác phẩm văn học. Đó có thể là nhân vật; là tình huống truyện; nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ hay một chi tiết nghệ thuật…

Cấu trúc của đề Nghị luận văn học thường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi

+ Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết [một nhận định, một chi tiết, một đoạn thơ,…] để phân vùng kiến thức và xác định đối tượng cho học sinh.

+ Phần lệnh hỏi: Đưa ra yêu cầu của đề.

Ví dụ cách xác định những đề văn nghị luận văn học lớp 9:

Đề số 1: Phân tích hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương [Trích: Truyền kì mạn lục] – Nguyễn Dữ.

nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương [Trích: Truyền kì mạn lục]

Trong đề này, nội dung hỏi đó chính là: Hình tượng nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương. Phần lệnh hỏi đó là: Phân tích.

Đề số 2: Cảm nhận đoạn thơ sau:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

[Trích: Viếng lăng Bác – Viễn Phương]

Đối với đề sô 2 nội dung hỏi là: khổ thơ trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Phần lệnh hỏi là: cảm nhận về khổ thơ đó.

Các dạng đề nghị luận văn học lớp 9

Trong chương trình học Ngữ văn lớp 9, phần nghị luận văn học thường có 2 dạng chính, đó là:

+ Dạng 1: Phân tích, cảm nhận về một đối tượng văn học.

+ Dạng 2: Dạng đề liên kết các đối tượng văn học.

Trước khi lên dàn bài nghị luận văn học lớp 9 các em cần dành thời gian đọc kỹ đề bài và xác định dạng đề để tránh nhầm lẫn yêu cầu của đề.

Những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận văn học lớp 9

Có 2 tiêu chí để đánh giá về một bài văn nghị luận văn học, đó là: tiêu chí về mặt hình thức và tiêu chí về mặt nội dung. Do vậy, để không bị mất điểm oan, các em cần nắm rõ những yêu cầu sau:

Yêu cầu về mặt hình thức

+ Cần đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận xã hội. Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài phân tích vấn đề và kết bài khái quát được nội dung vấn đề.

+ Biết cách vận dụng, kết hợp hài hòa giữa các thao tác lập luận.

+ Đảm bảo đúng chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt và cách trình bày cần sạch sẽ, gọn gàng.

+ Có lỗi diễn đạt mới mẽ, thể hiện tư duy sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Yêu cầu về mặt nội dung

+ Xác định đúng vấn đề nghị luận.

+ Nội dung triển khai rõ ràng, mạch lạc.

+ Hệ thống luận điểm, luận cứ logic, làm sáng tỏ vấn đề.

+ Tùy theo từng dạng đề, từng đối tượng mà các em xác định phương pháp triển khai cho phù hợp.

Hy vọng, thông qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ phía trên sẽ giúp các em thuận lợi hơn trong quá trình viết bài văn nghị luận văn học lớp 9.

Thông tin trên được trích từ cuốn tài liệu “Đột phá 9+ kì thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ Văn”.

Để nhận tư vấn chi tiết về sách, các em hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin TẠI ĐÂY.

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

  • Sách CCBook – Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10, Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Holine: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Video liên quan

Chủ Đề