Lãi suất vay ngân hàng vietcombank 2017 mới nhất năm 2022

Lãi suất vay ngân hàng vietcombank 2017 mới nhất năm 2022

Ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank

Ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank đã trao đổi với báo chí xoay quanh dấu ấn tăng trưởng của ngân hàng này.

Xin ông cho biết, vốn tín dụng hiện đang đổ nhiều nhất vào những lĩnh vực nào? Ngân hàng có những chương trình ưu đãi cho vay lãi suất thấp như thế nào?

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Tín dụng tăng tập trung chủ yếu ở tín dụng cá nhân vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu Tết Nguyên đán, vay thương mại tiêu dụng và tăng mạnh ở một số lĩnh vực như công nghiệp chế biến chế tạo (xấp xỉ 17.500 tỷ đồng), bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (xấp xỉ 3.400 tỷ đồng), nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (xấp xỉ 1.300 tỷ đồng)

Để đạt được mức tăng trưởng trên, ngay từ đầu năm, Vietcombank đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho vay lãi suất thấp như chương trình lãi suất kinh doanh tài lộc, chương trình an tâm lãi suất, áp dụng cho cá nhân và doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, hay các chương trình cạnh tranh, thỏa thuận, đặc biệt áp dụng cho các DN có quy mô giao dịch lớn.

Mặt khác, từ cuối tháng 2/2022, Vietcombank đã triển khai chương trình cho vay thúc đẩy sản phẩm dịch vụ phi tín dụng lãi suất đặc biệt thấp áp dụng cho khách hàng DN với quy mô lên tới 40.000 tỷ đồng, dư nợ tại 31/3/2022 đạt trên 23.000 tỷ đồng.

Đối với khách hàng bán lẻ, từ cuối tháng 3/2022, Vietcombank cũng đã triển khai hàng loạt chương trình lãi suất ưu đãi cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh với quy mô lên tới 130.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong thời gian giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhằm giải quyết vướng mắc cho khách hàng đối với việc luân chuyển hồ sơ vay vốn đến ngân hàng, Vietcombank đã triển khai phương thức tiếp nhận hồ sơ qua thư điện tử (email). Bên cạnh đó, Vietcombank luôn đề cao việc tinh giản hồ sơ và thủ tục vay vốn, không ngừng rút ngắn quy trình và thời gian phê duyệt khoản vay nhằm đáp ứng nhanh nhất nhu cầu vốn của khách hàng.

Nhiều DN khá lo lắng về việc lãi suất cho vay có thể tăng cao hơn khi thấy lãi suất huy động đang rục rịch tăng. Ông nhận định như thế nào về mặt bằng lãi suất và Vietcombank có giải pháp gì để ổn định lãi suất cho vay?

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Lãi suất huy động và cho vay trong năm 2022 chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước, trong đó có thể kể đến như biến động kinh tế thế giới hậu đại dịch và bất ổn chính trị, giá dầu và hàng hóa tăng mạnh gây áp lực lên lạm phát toàn cầu, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất.

Trong cuộc họp tháng 3 vừa qua, Fed đã quyết định nâng lãi suất cơ bản của đồng USD lên 0,25%-0,5% (tăng 0,25% so với trước đó) và dự kiến sẽ có nhiều lần nâng lãi suất nữa từ nay đến cuối năm.

Theo đó, lãi suất huy động trong nước cũng đã tạo đáy và có xu hướng tăng trong thời gian qua. Tuy nhiên, Chính phủ và NHNN đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ lãi suất cho DN trong năm 2022-2023 góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, trong ngắn hạn lãi suất cho vay cơ bản ổn định, thậm chí có thể giảm nhẹ để hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh. Về dài hạn, lãi suất cho vay sẽ biến động phù hợp với tình hình lạm phát và chi phí huy động vốn đầu vào của từng ngân hàng.

VCB đã và đang triển khai các giải pháp đồng bộ để ổn định lãi suất cho vay, hỗ trợ phục hồi sản xuất sau đại dịch COVID-19.

Cụ thể, VCB đang triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi với quy mô lớn, mức lãi suất cho vay thấp, áp dụng với cả khách hàng cá nhân và tổ chức. Bên cạnh đó, VCB cũng tích cực tiết giảm chi phí hoạt động, cơ cấu lại nguồn huy động vốn đầu vào để giảm chi phí huy động vốn, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay khách hàng. VCB cũng luôn tích cực đi đầu, tiên phong triển khai các đợt giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong năm 2021 và dự kiến sẽ tiếp tục triển khai trong năm 2022. Với các biện pháp đã và đang triển khai, VCB tin tưởng sẽ duy trì mặt bằng lãi suất cho vay ổn định trong năm 2022, hỗ trợ tối đa các DN và cá nhân vì mục tiêu chung tăng trưởng kinh tế và trở lại cuộc sống bình thường mới sau đại dịch.

Hiện tại, thị trường rất trông chờ gói hỗ trợ cấp bù lãi suất 2%. Theo ông, cơ chế cấp bù nên theo hướng như thế nào để bảo đảm an toàn vốn vay cho cả ngân hàng và DN?

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Việc Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ lãi suất 2% cho DN trong thời điểm hiện tại là linh hoạt và kịp thời, tuy nhiên cấp bù phải đưa ra tiêu chí rõ ràng, minh bạch về đối tượng được hưởng lãi suất để ngân hàng áp dụng cho đúng.

Mục đích gói hỗ trợ là để giúp DN phục hồi, nên cần tập trung vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ hoặc có khả năng phục hồi. Gói tín dụng cần thực hiện nhanh, nhưng không vì thế mà cho DN "yếu" vay, nếu không nợ xấu sẽ tăng nhanh.

Để bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng và hiệu quả của việc hỗ trợ lãi suất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và DN. DN đề nghị hỗ trợ cần có phương án, kế hoạch kinh doanh cụ thể, để từ đó ngân hàng có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như dòng tiền trả nợ vay.

Sau khi hỗ trợ lãi suất, ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN để bảo đảm việc cấp bù lãi suất đúng và trúng đến các DN tiềm năng nhưng gặp khó khăn và có nhu cầu hỗ trợ chi phí vay vốn để khôi phục hoạt động kinh doanh.

Trường hợp DN hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến không trả được nợ vay, cần dừng việc hỗ trợ lãi suất để có phương án xử lý nợ phù hợp. Đồng thời, cũng cần có sự rà soát của các bộ/ban ngành như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để việc triển khai từ các ngân hàng thương mại đến được đúng đối tượng cần hỗ trợ.

Với bất động sản, chứng khoán, Vietcombank có giải pháp gì để kiểm soát vốn vay vào các lĩnh vực rủi ro này?  

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Vietcombank luôn quán triệt các chỉ đạo của NHNN liên quan đến các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán tới các đơn vị trong toàn hệ thống thông qua hệ thống văn bản chính sách, định hướng trong công tác tín dụng theo khách hàng, ngành hàng định kỳ cũng như đột xuất. Trong công tác quản trị nội bộ, Vietcombank thực hiện một số giải pháp để kiểm soát vốn vay vào các lĩnh vực này. Thứ nhất, xây dựng các quy định về hạn mức/tỉ lệ tối đa về dư nợ cấp tín dụng, dư nợ cho vay với lĩnh vực BĐS và chứng khoán nhằm kiểm soát rủi ro tập trung đồng thời thường xuyên theo dõi, giám sát các hạn mức/tỉ lệ này.

Hai là, theo dõi, giám sát và quản lý danh mục tín dụng định kỳ hằng tháng, quý, trong đó bao gồm công tác rà soát, cảnh báo rủi ro và dự báo nợ xấu định kỳ nhằm nhận diện rủi ro sớm, đề xuất các biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp.

Ba là, xây dựng và ban hành định hướng tín dụng, chính sách ngành đối với ngành/lĩnh vực bất động sản định kỳ cũng như đột xuất. Bốn là, xây dựng và ban hành hướng dẫn về cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh chứng khoán trên cơ sở tuân thủ quy định của NHNN và khẩu vị rủi ro của VCB.

Năm là, xây dựng các sản phẩm chuẩn về cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS và chứng khoán, để thống nhất tiêu chí lựa chọn khách hàng, điều kiện cấp tín dụng và tăng cường theo dõi, giám sát tình hình cấp tín dụng đối với các lĩnh vực này. 

Sáu là, định kỳ theo dõi, báo cáo NHNN theo quy định về số dư cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, chứng khoán và các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro khác.

Tại Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: đến cuối năm 2021, có 41 TCTD tham gia với tổng dư nợ TPDN của hệ thống TCTD là 274.000 tỷ đồng, chiếm 2,63% tổng dư nợ tín dụng của hệ thống, qua đó, góp phần gia tăng thanh khoản, thúc đẩy thị trường TPDN phát triển. NHNN đã kiểm soát rất chặt chẽ việc TCTD mua TPDN. Theo đó, quy định TCTD mua, bán TPDN phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chỉ được mua TPDN khi TCTD có tỉ lệ nợ xấu dưới 3%; TCTD chỉ được mua TPDN khi phương án phát hành, sử dụng vốn khả thi, DN phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để bảo đảm thanh toán đủ gốc và lãi, DN phát hành không có nợ xấu tại các TCTD trong vòng 12 tháng gần nhất. TCTD không được mua TPDN phát hành có mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của chính DN phát hành hoặc có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại DN khác, có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động...

Anh Minh


Khảo sát ngày 1/7 lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng Vietcombank ghi nhận không đổi so với trước đó, theo khảo sát tại bảng lãi suất dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và online.

Lãi suất ngân hàng Vietcombank tháng 8/2022: Đồng loạt tăng tại nhiều kỳ hạn


Bước sang tháng 8, lãi suất tiền gửi tại ngân hàng Vietcombank áp dụng cho khách hàng cá nhân và tổ chức đồng loạt tăng so với trước.


Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) đã công bố biểu lãi suất huy động mới áp dụng trong tháng 8 với nhiều thay đổi. Lãi suất ngân hàng tăng thêm từ 0,1 - 0,2 điểm % tại các gói tiết kiệm.

Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 1 - 60 tháng dành cho khách hàng cá nhân áp dụng trong khoảng từ 3,1%/năm đến 5,6%/năm. So sánh với tháng trước, lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng 0,1 điểm % tại hầu hết các kỳ hạn gửi.

Cụ thể lãi suất áp dụng tại kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng cùng tăng từ mức 3%/năm lên 3,1%/năm. Với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất cũng tăng 0,1 điểm % lên mức 3,4%/năm.

Riêng tại kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng, lãi suất ngân hàng Vietcombank duy trì không đổi, cùng ghi nhận được là 4%/năm.

Tiền gửi kỳ hạn 12 tháng được điều chỉnh tăng thêm 0,1 điểm % lên mức 5,6%/năm. Còn với các kỳ hạn gửi dài hơn 24 - 60 tháng cũng tăng tương tự, cùng được áp dụng lãi suất là 5,4%/năm.

Với kỳ hạn gửi ngắn hơn là 7 ngày và 14 ngày thì lãi suất duy trì không đổi ở mức 0,2%/năm. Lãi suất không kỳ hạn ấn định là 0,1%/năm.

Tương tự, lãi suất ngân hàng Vietcombank triển khai với phân khúc khách hàng tổ chức/doanh nghiệp cũng đồng loạt tăng 0,1 điểm % tại các kỳ hạn 1 - 3 tháng và 12 - 60 tháng, hai kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng được giữ nguyên.

Phạm vi lãi suất tiền gửi trong tháng này được triển khai trong khoảng từ 3%/năm đến 4,7%/năm, tương ứng với kỳ hạn 1 - 60 tháng.

Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tổ chức được niêm yết ở mức 0,2%/năm.

Đối với tiền gửi online, Vietcombank chỉ triển khai kỳ hạn gửi từ 1 tháng đến 24 tháng, lãi suất tại tất cả các kỳ hạn này đều tăng so với tháng trước. Trong đó ngân hàng điều chỉnh tăng 0,1 điểm % tại kỳ hạn 1 - 9 tháng và tăng 0,2 điểm % tại hai kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng.

Biểu lãi suất tiết kiệm online trong tháng này đang dao động trong khoảng từ 3,2%/năm đến 5,8%/năm.

Có thể thấy mức lãi suất cao nhất ghi nhận được tại Vietcombank trong tháng này là 5,8%/năm, áp dụng với khoản tiền gửi online có kỳ hạn 12 tháng.

Khoản tiền gửi online có thời hạn 14 ngày được nhận lãi suất 0,2%/năm. Trường hợp khách hàng rút trước hạn thì lãi suất là 0%/năm. Với các kỳ hạn gửi từ 1 tháng trở lên, lãi suất rút trước hạn là 0,1%/năm.

Xem thêm:

Lãi suất ngân hàng Vietcombank cho tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn

Kỳ hạn

VND

EUR

USD

1 tháng

4.30%

0%

0%

2 tháng

4.30%

0%

0%

3 tháng

4.70%

0%

0%

6 tháng

5.30%

0%

0%

9 tháng

5.30%

0%

0%

12 tháng

6.80%

0%

0%

24 tháng

6.80%

0%

0%

36 tháng

6.80%

0%

0%

48 tháng

6.80%

0%

0%

60 tháng

6.80%

0%

0%

Xem thêm:

  • Lãi suất ngân hàng SCB

  • Lãi suất ngân hàng MBBank

Vietcombank giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch corona

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – Mã: VCB) thông báo sẽ triển khai loạt các biện pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch do virus corona (nCoV) gây nên.

Các biện pháp được Vietcombank triển khai bao gồm thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn thời hạn trả nợ, không tính lãi suất phạt quá hạn và giảm lãi suất đối với các khoản vay hiện hữu, khoản vay mới.

Trong đó, Vietcombank giảm 1%/năm đối với dư nợ vay VND ngắn hạn; giảm 1,5%/năm đối với dư nợ vay VND trung dài hạn; giảm lãi suất 0,5%/năm đối với dư nợ vay USD ngắn hạn; giảm 0,75%/năm đối với dư nợ vay USD trung dài hạn.

Đối với các khoản cho vay mới, lãi suất ưu đãi giảm tối đa tới 1%/năm đối với VND và 0,5%/năm đối với USD cho các khách hàng thuộc các lĩnh vực trên đáp ứng điều kiện vay vốn của VCB.

Thời gian triển khai các biện pháp hỗ trợ là từ ngày 11/02/2020 đến hết 30/4/2020.

Giới thiệu ngân hàng VCB

Vietcombank là một trong 4 ngân hàng thương mại nhà nước và cũng là nhóm ngân hàng có lãi suất tiết kiệm thấp trên thị trường.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có vốn điều lệ 35.978 tỉ đồng, tổng tài sản đạt 995.111 tỉ đồng (tính đến 30/9/2018). Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên cán đích lợi nhuận trên 10.000 tỉ đồng vào năm 2017 với con số 11.341 tỉ đồng.

Tỉ lệ sở hữu của Ngân hàng Nhà nước (đại diện sở hữu vốn Nhà nước) là 77,11%. Ngoài ra, Vietcombank có đối tác chiến lược nước ngoài là Mizuho Bank (Nhật Bản) với tỉ lệ sở hữu là 15% vốn điều lệ.

Tổng số dư tiền gửi khách hàng tính đến cuối tháng 9/2018 của Vietcombank là 773.406 tỉ đồng, tăng 9,1% so với con số cuối năm 2017. Cho vay khách hàng đạt 627.950 tỉ đồng, tăng 15,5%. Tỷ lệ nợ xấu dừng ở 1,18%.

Tính đến hết năm 2017, bên cạnh Trụ sở chính, Vietcombank hiện có 101 Chi nhánh với 397 phòng giao dịch hoạt động tại 53/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Vietcombank cũng thiết lập và mở rộng mạng lưới 2.105 ngân hàng đại lý tại 131 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Theo Đề án cơ cấu lại hệ thống Vietcombank đến năm 2020, Vietcombank đặt mục tiêu trở thành một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực; một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới.

Tổng hợp giờ làm việc các chi nhánh của ngân hàng Vietcombank

Trụ sở chính, các chi nhánh, phòng giao dịch chỉ làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, riêng chỉ có 1 số chi nhánh tại Lào Cai, Đà Nẵng có làm việc sáng thứ 7. Giờ làm việc cụ thể các sở giao dịch và chi nhánh như sau:

Sở giao dịch và các chi nhánh:

Sáng: từ 8h00 - 12h00

Chiều: từ 13h00 - 16h30

Các phòng giao dịch:

Sáng: từ 8h30 - 12h00

Chiều: 13h00 - 16h00

Dịch vụ ngân hàng điện tử VCB Online

Tiện ích:

  • Chuyển khoản với ngày giá trị tương lai, chuyển tiền định kỳ.

  • Chuyển tiền nhanh qua Tài khoản/ qua Thẻ

  • Thanh toán hóa đơn: tiền điện, tiền nước, vé máy bay, nộp học phí….

  • Thanh toán sao kê thẻ tín dụng

  • Nộp thuế điện tử, nộp lệ phí trước bạ

Phí dịch vụ VCB Online:

  • Phí đăng ký sử dụng dịch vụ: Miễn phí

  • Phí duy trì dịch vụ

- 11.000 VND/tháng

- Miễn phí nếu khách hàng không phát sinh giao dịch tài chính trên VCB-iB@nking, VCB-Mobile B@nking trong tháng

- Miễn phí 01 dịch vụ với khách hàng có phát sinh giao dịch tài chính trên đồng thời cả 02 dịch vụ VCB-iB@nking và VCB- Mobile B@nking trong tháng

- Chuyển tiền trong hệ thống VCB: 2.200 đồng/GD (dưới 50 triệu đồng); 5.500 đồng/ GD (từ 50 triệu đồng trở lên).

- Chuyển tiền ngoài hệ thống VCB: 7.700 đồng/GD (dưới 10 triệu đồng); 0,02%, min 10.000 đồng (từ 10 triệu trở lên).

VietnamBiz tổng hợp từ các cơ quan báo chí chính thống và uy tín trong nước các tin tức liên quan đến lãi suất ngân hàng nói chung (24/7), so sánh lãi suất ngân hàng Vietcombank với lãi suất các ngân hàng khác, nhận định xu hướng lãi suất tiết kiệm của các chuyên gia, công ty chứng khoán,…