Kinh tế số nghĩa là gì

Kinh tế số (tiếng Anh: Digital economy) là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số.

Kinh tế số nghĩa là gì

Hình minh họa (Nguồn: Etu.ru)

Khái niệm

Kinh tế số trong tiếng Anh gọi là: Digital economy.

Có nhiều định nghĩa về kinh tế số. Theo định nghĩa chung của nhóm cộng tác Kinh tế số của Oxford, kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet”.

Kinh tế số đôi khi cũng được gọi là kinh tế internet (internet economy), kinh tế mới (new economy) hoặc kinh tế mạng (web economy).

Hiểu thêm về kinh tế số

Ngoài ra còn có nhiều định nghĩa khác nữa về kinh tế số. Với sự lan tỏa của “số hóa” vào nền kinh tế thì việc phân định rạch ròi kinh tế số không đơn giản.

Tuy nhiên, có thể khái quát, kinh tế số bao gồm các hiện tượng mới nổi, như công nghệ chuỗi khối (blockchain), nền tảng số, phương tiện truyền thông xã hội, doanh nghiệp điện tử (ví dụ như thương mại điện tử, các ngành truyền thống như sản xuất hoặc nông nghiệp có sử dụng công nghệ số hỗ trợ);

Các doanh nghiệp liên quan đến phát triển phần mềm, ứng dụng, phát triển nội dung số và truyền thông, các dịch vụ và đào tạo liên quan, cùng với các doanh nghiệp tham gia sản xuất và phát triển thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông.

Ở Việt Nam, tại “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, kinh tế số được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, và phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới.

Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp sẽ đổi mới qui trình sản xuất, kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động.

Theo thống kê của tạp chí Forbes được thực hiện trong năm 2016, lĩnh vực kinh tế số trên thế giới có giá trị khoảng 3.000 tỉ USD, chiếm khoảng 3,8% giá trị nền kinh tế toàn cầu. Còn tại các quốc gia ASEAN, giá trị này đạt khoảng 150 tỉ USD, tương đương 6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia thành viên.

Dự báo, đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế số tại khu vực này sẽ đạt 17% mỗi năm, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của khu vực được dự báo ở mức 9%.

(Tài liệu tham khảo: Kinh tế số - cơ hội “bứt phá” cho Việt Nam, Phạm Việt Dũng, Tạp chí Cộng sản, 2019)

Tuyết Nhi

Trong xã hội hiện đại với sự phát triển vượt bậc về công nghệ, Kinh tế số trở thành xu hướng tất yếu trong nên kinh tế của tất cả các quốc gia. Kinh tế số là nền kinh tế sử dụng kiến thức, thông tin được số hóa để phân bổ nguồn lực, năng suất, góp phần tăng trưởng kinh tế chất lượng cao. Để hiểu rõ hơn về Kinh tế số là gì? hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Kinh tế số nghĩa là gì

Sinh viên sẽ được học gì với Kinh tế số

Ngành Kinh tế số tại ICTU trang bị kiến thức của các công nghệ số dẫn đầu xu thế thời đại số như AI, IoT, BigData, BlockChain,… để áp dụng giải quyết yêu cầu công việc trong Kinh tế, quản trị, quản lý.

Sinh viên ngành Kinh tế số có khả năng tổ chức hoạt động kinh doanh trên nền tảng số và các kỹ năng dẫn dắt để chuyển đổi số cho các tổ chức, doanh nghiệp. Có đầy đủ khả năng tư vấn, phân tích, thiết kế, xây dựng và triển khai các giải pháp, hoạch định chiến lược phát triển lĩnh vực doanh nghiệp số, số hóa doanh nghiệp, tài chính số và kinh doanh số. Đào tạo các cử nhân Kinh tế số, trở thành “nguồn nhân lực số” của quốc gia để trực tiếp tham gia vận hành và phát triển nền kinh tế số.

Ngành học bao gồm 2 phần kiến thức: Kiến thức công nghệ số và kiến thức kinh tế. Kiến thức công nghệ số là kiến thức về công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế. Kiến thức kinh tế là kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, thương mại điện tử.

Ngành có nhu cầu về nguồn nhân lực lớn hiện nay

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội đang rất được chú trọng phát triển hơn bao giờ hết. Đặc biệt, nguồn nhân lực trong lĩnh vực Kinh tế số ở Việt Nam hiện nay rất khan hiếm và tình trạng này dự báo còn kéo dài. Theo một cuộc khảo sát, nguồn nhân lực chính của nền Kinh tế số đóng góp 12 tỷ đô năm 2019, dự kiến 43 tỷ đô vào năm 2025 cho nền Kinh tế cả nước.

Cơ hội việc làm trong ngành Kinh tế số

Kinh tế số đã và đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp ngày càng lớn vào giá trị nền kinh tế toàn cầu, nhất là trong thời đại mà công nghệ thông tin phát triển như vũ bão và những thay đổi của nền kinh tế – xã hội hiện nay. Kinh tế số sẽ thống trị nhiều lĩnh vực trong tương lai. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế số có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như

Kinh tế số nghĩa là gì
– Cán bộ, chuyên viên làm việc tại bộ phận của các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động hoặc liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế số, số hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp số hóa, tài chính số và kinh doanh số.

– Làm việc trong doanh nghiệp số, triển khai các giải pháp số hóa doanh nghiệp.

– Trở thành các chuyên gia lập dự án và lập kế hoạch về chuyển đổi số, an toàn và bảo mật thông tin kinh tế tại các Bộ, Ngành, các ngân hàng, các công ty tài chính.

– Chuyên gia tư vấn các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp và các tổ chức có nhu cầu

– Chuyên gia quản lý thương mại, quản lý hệ thống kinh doanh trực tuyến, quản lý kênh phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất, các tập đoàn kinh tế.

– Chuyên gia hoặc quản lý các doanh nghiệp cung cấp giải pháp kinh doanh trên nền tảng số

– Chuyên gia quản trị website cho các tổ chức, doanh nghiệp.

– Cán bộ nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu, sở ban ngành có lĩnh vực hoạt động về chuyển đổi số, kinh tế số, thương mại điện tử nói riêng và kinh tế nói chung.

– Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo kinh tế số, tài chính số, kinh doanh số.

Các bạn sĩ tử hãy nắm bắt cơ hội làm chủ nền kinh tế thời đại số ngay từ bây giờ nhé!

Kinh tế số là gì? được nhiều doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu. Bởi lẽ, nền kinh tế của chúng ta đang dựa trên nền tảng công nghệ số, đặc biệt là giao dịch điện tử phát triển rộng khắp. Chính vì vậy, đừng bỏ lỡ những thông tin thú vị về chủ đề này qua bài viết dưới đây! 

Kinh tế số là một khái niệm mới trong kinh doanh

I. Kinh tế số là gì?

1. Định nghĩa

Theo Nhóm Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật số Oxford, kinh tế số là gì mô tả một nền kinh tế hoạt động chủ yếu dựa trên công nghệ kỹ thuật số. Trong đó, nó biểu hiện rõ nét nhất ở các giao dịch điện tử diễn ra qua Internet.

Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất, phân phối, vận chuyển hàng hóa, vận tải, hậu cần, tài chính, ngân hàng… Về cơ bản, đây là những mô hình tổ chức và cách thức hoạt động trong kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ hiện đại.

Ngày nay, chúng ta dễ dàng nhìn thấy các dấu hiệu của kỹ thuật số ở mọi nơi trong cuộc sống. Nó hiện hữu từ các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến, thực phẩm, vận tải và các ứng dụng liên quan đến giao hàng.

Tham gia kinh tế số là nhu cầu tất yếu khi công nghệ kỹ thuật hiện đại đem đến nhiều cơ hội đổi mới. Giờ đây, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi hoạt động, tiết kiệm thời gian để nâng cao hiệu suất, tối ưu hiệu quả kinh doanh. Do đó, bất kỳ ai cũng cần sẵn sàng những tri thức và nguồn lực để tiếp tục bứt phá cùng xu hướng chuyển đổi số trong tương lai.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI SỐ CÁC NGÀNH NGHỀ

Kinh tế số nghĩa là gì

2. Các thành phẩn của kinh tế số

Nền kinh tế số bao gồm 3 thành phần:

  • Kinh tế số ICT: Đây là lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông. Nó bao gồm các hoạt động như sản xuất sản phẩm điện tử và phần cứng, phát triển phần mềm và nội dung số, cung cấp dịch vụ CNTT và viễn thông.
  • Kinh tế số Internet: Các hoạt động kinh tế hoàn toàn dựa trên Internet. Đó là dịch vụ số, kinh doanh số, kinh tế nền tảng, kinh tế dữ liệu, kinh tế thuật toán, kinh tế chia sẻ, kinh tế biểu diễn, và các hình thức kinh doanh dựa trên Internet khác.
  • Kinh tế số của các ngành: Phân khúc kinh tế được tạo ra từ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số và nền tảng số trong các ngành truyền thống. Nó gồm có các hoạt động như: quản trị điện tử, thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số, nông nghiệp thông minh, sản xuất thông minh, du lịch thông minh.

>> Xem thêm: Các bước chuyển đổi số thành công doanh nghiệp cần biết

II. Đặc điểm của kinh tế số trong doanh nghiệp

Đặc điểm của nền kinh tế số có thể được tóm tắt trong ba quá trình chính có liên quan lẫn nhau: 

  • Xử lý vật liệu 
  • Xử lý năng lượng 
  • Xử lý thông tin 

Tại đây, các doanh nghiệp thường xem xét đánh giá quá trình xử lý. Thông tin đóng vai trò quan trọng nhất và dễ số hóa nhất.

Đặc điểm của kinh tế số là gì?

Nhờ thành tựu của công nghệ thông tin và Internet, sự kết nối giữa các nhân tố trong nền kinh tế trở nên chặt chẽ hơn, loại bỏ nhiều khâu trung gian. Sự tiến bộ khoa học trong các lĩnh vực trên đã làm tăng gấp đôi tiềm năng xử lý thông tin thông qua các thiết bị di động và khả năng truy cập vào cơ sở dữ liệu lớn.

Kinh tế số nghĩa là gì

III. Vai trò của kinh tế số là gì?

1. Vai trò của kinh tế số trên thế giới

Thực tế có thể thấy, nền kinh tế số đang mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh lớn trên toàn cầu. Đặc biệt là các công ty lớn đều có kết nối với nền tảng kỹ thuật số. Những lợi ích chính của nền kinh tế số đem lại là:

  • Tăng trưởng thương mại điện tử.
  • Khuyến khích người dùng Internet phát triển hệ thống tài sản
  • Dịch vụ kỹ thuật số

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mang lại nhiều thay đổi to lớn trong các nền kinh tế và xã hội trên thế giới. Với sự phát triển bùng nổ của Internet và công nghệ số, rào cản thị trường thấp hơn, mọi người có nhiều cơ hội tiếp cận và chia sẻ thông tin hơn. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm thấy những công cụ tự động hóa doanh nghiệp tiện dụng, thông minh. 

2. Vai trò của kinh tế số tại Việt Nam

Đối với Việt Nam, việc hiểu rõ kinh tế số là gì đã giúp các công ty nhanh chóng hội nhập vào chuỗi công nghệ toàn cầu. Nền kinh tế số buộc các công ty phải đổi mới quy trình sản xuất kinh doanh truyền thống.

Kinh tế số đem đến những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp

Giờ đây, doanh nghiệp đã, đang và sẽ hình thành mô hình hệ sinh thái kết hợp giữa sản xuất, thương mại và tiêu dùng. Điều này giúp họ cải thiện năng suất và nâng cao hiệu quả công việc.

Nền tảng Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) được coi là cốt lõi của chuyển đổi số và là bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế số. Sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng này sẽ giúp Việt Nam vượt qua bẫy của các nước có thu nhập trung bình và theo đuổi phát triển nhanh và bền vững.

KHÁM PHÁ SỨC MẠNH VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP HỢP NHẤT TRÊN NỀN TẢNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN MISA AMIS 

Kinh tế số nghĩa là gì

IV. Các hoạt động tiêu biểu của doanh nghiệp trong nền kinh tế số 

Để đạt được thành công trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp đều đang phát triển một số các hoạt động sau:

1. Làm việc từ xa 

Thông thường, mọi người có thể làm việc tại các văn phòng khác nhau, tại nhà hay quán cà phê. Thế nhưng, giờ đây cách thức làm việc này đã được chuyên nghiệp hóa do ảnh hưởng khách quan của đại dịch.

Làm việc từ xa là cách thức hoạt động phổ biến trong nền kinh tế số

Mặc dù ngồi xa nhau nhưng các doanh nghiệp toàn cầu đều đang có những giải pháp vô cùng linh hoạt để gia tăng mức độ kết nối giữa các thành viên. Nó cho phép các quy trình hoạt động diễn ra trên nền tảng kỹ thuật số với khả năng cập nhật liên tục, tổng hợp thông tin chính xác.

2. Sử dụng Internet vạn vật (IoT)

Internet of Things (IoT) kết nối thế giới kỹ thuật số và vật lý bằng cách thu thập, đo lường và phân tích dữ liệu để dự đoán và tự động hóa các quy trình kinh doanh. Dữ liệu này có thể chuyển đổi doanh nghiệp, tiết lộ các mô hình hiệu quả nhất giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt và hành động nhanh hơn trong một bối cảnh đầy cạnh tranh.

3. Hội thảo trực tuyến

Tương tự với hình thức làm việc từ xa, các công nghệ tối tân cũng cho phép doanh nghiệp thực hiện những sự kiện, hội thảo qua Internet. Từ việc lắng nghe các chuyên gia, tham gia chuyên đề tìm kiếm giải pháp kinh doanh hay gặp gỡ chia sẻ cùng khách hàng, doanh nghiệp đều có thể thực hiện một cách dễ dàng.

Các sự kiện trực tuyến này không chỉ tiếp cận số lượng người quan tâm lớn hơn mà còn tiết kiệm nhiều chi phí liên quan. Chúng bao gồm ngân sách thuê địa điểm, trang thiết bị, nhân sự ban tổ chức,…

4.Thay đổi trải nghiệm khách hàng

Trong nền kinh tế số, tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn tương tác với khách hàng một cách toàn diện, sâu sắc nhất. Ngược lại, người tiêu dùng cũng ưu tiên lựa chọn các thương hiệu sở hữu quá trình mua hàng liền mạch, đa kênh, trực tiếp và được cá nhân hóa.

Kinh tế số cải thiện trải nghiệm khách hàng

Ví dụ, doanh nghiệp sử dụng Internet vạn vật và phân tích chân dung khách hàng. Từ đó, bạn vừa kết nối và tiếp cận chuẩn xác với khách hàng tiềm năng, vừa xây dựng hệ thống phản hồi liên tục, nhanh chóng.

Chính vì vậy, để nâng cao lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, điều quan trọng là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để xây dựng quy trình bán hàng, trả lời khách hàng tốt hơn. Ngay từ khi họ truy cập vào trang web hay đến mua hàng tận nơi, doanh nghiệp đều cần những phần mềm chăm sóc thông minh. Nó đem đến cho người mua sự tin tưởng về một doanh nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp và tận tâm.

>> Xem thêm: Top 6 loại phần mềm cho doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

V. Tương lai của kinh tế số

Các chuyên gia kinh doanh hàng đầu đồng ý rằng xu hướng chuyển đổi số sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Khi đó, các công ty, doanh nghiệp ở mọi quy mô, ngành nghề đều phải tham gia và trở thành một phần của kinh tế số.

Doanh nghiệp sẽ cần tận dụng các công nghệ phù hợp nhất vào đổi mới quy trình, nâng cao hiệu quả công việc. Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên cùng phải học hỏi không ngừng để ứng dụng kỹ thuật số vào bám đuổi mục tiêu doanh số.

Bạn đang tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số đồng bộ cho doanh nghiệp? Đăng ký tư vấn và khám phá sức mạnh của gói giải pháp MISA AMIS ngay hôm nay! 

Gói giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp MISA AMIS là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc như kế toán, marketing bán hàng, quản lý nhân sự, điều hành doanh nghiệp, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên một cách tự động. Nhờ nền tảng hợp nhất của AMIS, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả doanh số.

Kinh tế số nghĩa là gì

VI. Kết luận

Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn định nghĩa kinh tế số là gì, vai trò của nó với các doanh nghiệp hiện nay. Có thể nói, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau, các doanh nghiệp đều cần thực hiện việc chuyển đổi, hội nhập và phát triển trong nền kinh tế số.

 215 

Kinh tế số nghĩa là gì