Kinh phí, hỗ trợ chi phí học tập

Trích dẫn Thông tư liên tịch số 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.

                1. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập

Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

-    Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.

- Thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy, đang học tại các trường đại học thành viên, phân hiệu và khoa trực thuộc Đại học Huế.

Sinh viên cử tuyển, các đối tượng chính sách được xét tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông, văn bằng hai và học đại học, cao đẳng sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học không được hưởng chính sách này.

2. Mức hỗ trợ

Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên; số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.

3.      Trình tự, thủ tục và hồ sơ

a] Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu học kỳ, sinh viên thuộc diện được hưởng hỗ trợ chi phí học tập phải làm đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập và phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo quy định mới được Nhà trường xét cho hưởng hỗ trợ chi phí học tập, cụ thể như sau:

- Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp [bản sao có công chứng];

- Giấy khai sinh [bản sao có công chứng].

b] Sinh viên thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải nộp hồ sơ 01 lần vào đầu năm học, mỗi đầu học kỳ phải nộp bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm căn cứ xem xét hỗ trợ chi phí học tập cho học kỳ tiếp theo. Trong năm học, nếu gia đình sinh viên thuộc diện đã thoát nghèo, sinh viên có trách nhiệm nộp văn bản chứng nhận hộ đã thoát nghèo để dừng việc chi trả chi phí học tập cho kỳ tiếp theo.

Đối với sinh viên chưa thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập, nếu trong năm học, gia đình sinh viên được bổ sung diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì nộp hồ sơ bổ sung đối tượng hưởng chính sách làm căn cứ chi trả chi phí học tập trong kỳ tiếp theo. Thời gian được hưởng theo hiệu lực của giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo.

c] Trường hợp trong quá trình học tập, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ chi phí học tập không nộp đơn đề nghị kèm theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo qui định chỉ được chi trả chi phí học tập tính từ ngày đơn vị nhận được đầy đủ hồ sơ đến khi kết thúc khóa học và không được giải quyết truy lĩnh tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với thời gian đã học từ trước thời điểm sinh viên gửi hồ sơ đề nghị kèm theo các giấy tờ cần thiết có liên quan.

Ảnh minh họa

Đây là đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo để thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP.

Quy định về đối tượng miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập, dự thảo bổ sung một số đối tượng mới, cụ thể như sau: Khoản 5 Điều 99 Luật Giáo dục năm 2019 đã quy định: “Trẻ em mầm non 05 tuổi và học sinh trung học cơ sở được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định”. Thực hiện quy định này tại Luật Giáo dục năm 2019, dự thảo Nghị định dự kiến bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí theo lộ trình, cụ thể:

- Học sinh trung học cơ sở ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo kể từ năm học 2021-2022 [từ ngày 01 tháng 9 năm 2021] được miễn học phí.

- Trẻ em mầm non 05 tuổi ngoài đối tượng ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo kể từ năm học 2023-2024 [từ ngày 01 tháng 9 năm 2023] được miễn học phí.

- Học sinh trung học cơ sở ngoài đối tượng ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo kể từ năm học 2025-2026 [từ ngày 01 tháng 9 năm 2025] được miễn học phí.

Việc thực hiện chính sách miễn học phí theo lộ trình cho toàn bộ trẻ mầm non 05 tuổi và học sinh trung học cơ sở sẽ đảm bảo điều kiện thực hiện đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về mục tiêu từng bước phổ cập giáo dục từ cấp học mầm non đến trung học cơ sở. Đồng thời tạo cơ hội cho học sinh giữa các vùng miền trong độ tuổi đều được tiếp cận với giáo dục, giảm bớt khó khăn cho gia đình và xã hội, hạn chế tình trạng bỏ học và tăng tỷ lệ trẻ em đến trường, góp phần thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục.

- Về mức hỗ trợ chi phí học tập: Tại khoản 3, Điều 11, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP đã quy định mức hỗ trợ chi phí học tập là 100.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng học tập khác. Thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học. Tuy nhiên, do Nghị định số 86 được ban hành từ năm 2015, đến nay mức hỗ trợ này không còn phù hợp, nhiều ý kiến cử tri các địa phương cũng đã phản ánh mức hỗ trợ này thấp so với mức chi tiêu hiện nay; vì vậy Bộ GDĐT đề xuất nâng mức hỗ trợ lên 150.000 đồng/học sinh/tháng [tính theo tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng từ năm 2015 đến 2020 là khoảng 49%] để phù hợp với mức chi tiêu thực tế hiện nay, giúp học sinh đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ thêm kinh phí để mua sắm đồ dùng và dụng cụ học tập.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Lan Phương


Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động- Thương Binh và Xã hội, Cơ sở giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.

- Thông tư liên tịch số 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ vào Điều 59 của Luật Giáo dục đại học thì người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm:

Điều 59. Người học

Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ.”

Tại Điều 62 của Luật Giáo dục đại học đã quy định chung về các chính sách đối với người học tại các cơ sở giáo dục đại học như sau:

Điều 62. Chính sách đối với người học

1. Người học trong cơ sở giáo dục đại học được hưởng các chính sách về học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, tín dụng giáo dục, miễn, giảm phí dịch vụ công cộng theo quy định của Luật Giáo dục.

2. Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp bọc bổng, trợ cấp xã hội.

3. Chính phủ quy định cụ thể chính sách ưu tiên đối với người học thuộc đối tượng được hưởng ưu tiên và chính sách xã hội.”

Theo Thông tư liên tịch số 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính quy định điều kiện để sinh viên được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập tại các cơ sở giáo dục đại học đó là:

- Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.

- Thi đỗ vào đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học tại năm tham dự tuyển sinh theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước, bao gồm các cơ sở giáo dục đại học đó là: đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng.

Không áp dụng đối với sinh viên: Cử tuyển, các đối tượng chính sách được xét tuyên, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông, văn bằng hai và học đại học, cao đẳng sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học.

Theo Điều 7 của Thông tư liên tịch số 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính, quy định về nguồn kinh phí hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo đang theo học tại các cơ sở giáo dục đại học như sau:

Nguồn kinh phí thực hiện chi trả hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Thông tư này được giao bổ sung trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo hàng năm của địa phương, của các bộ, ngành và cơ quan trung ương theo nguyên tắc sau đây:

1. Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng học ở các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập do địa phương quản lý theo nguyên tắc: Hỗ trợ 100% đối với địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi, hỗ trợ 50% kinh phí đối với địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương dưới 50%, các địa phương còn lại tự đảm bảo kinh phí.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí ngân sách địa phương cùng với nguồn hỗ trợ của ngân sách trung ương để thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên theo quy định.

2. Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho các cơ sở giáo dục đại học do các bộ, ngành, cơ quan trung ương quản lý.

Theo đó, mức hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục đại học bằng 60% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên; số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề