Kinh nghiệm đưa vợ đi sinh ở Từ Dũ

Kinh nghiệm sinh con lần đầu ở Bệnh Viện Từ Dũ

admin
11 Tháng Sáu, 2021
940 Người Đang Xem
SaveSavedRemoved 1

Quy trình đưa vợ đi sanh lần đầu tại Bệnh Viện Từ Dũ từ giai đoạn chuẩn bị trước đó 1 tuần, đưa vợ đi cấp cứu, chờ vợ sanh, đăng ký phòng, nhận phòng đến 3 ngày sau đó thanh toán viện phí & về nhà, ôi thôi vất vả.

Đôi điều về bệnh viện Từ Dũ

Từ Dũ là bệnh viện được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn để “đón con yêu” chào đời

Bệnh viện Từ Dũ là nơi tiên phong áp dụng các nghiên cứu, phương pháp thăm khám liên quan đến sản phụ khoa. Điểm mạnh của bệnh viện là nơi tập trung các chuyên gia, giáo sư, y bác sĩ đầu ngành cùng trang thiết bị y tế hiện đại cả nước. Đây cũng là lý do mà hầu như các ca sinh đặc biệt khó từ các bệnh viện cao cấp như Quốc Tế Sài Gòn, Hạnh Phúc, Pháp Việt… đều phải chuyển về Từ Dũ. Có thể chất lượng dịch vụ, độ thoải mái khi sinh ở bệnh viện Từ Dũ không bằng các bệnh viện khác nhưng về tay nghề, trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ ở đây thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

Nếu mẹ muốn đảm bảo an toàn trong quá trình sinh nở và muốn tiết kiệm chi phí khi sinh thì Từ Dũ chính là lựa chọn tuyệt vời mà mẹ không thể bỏ qua. Tuy nhiên, vì phục vụ nhiều tầng lớp, lại được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn để thăm khám, sinh con nên không thể tránh khỏi tình trạng phải chờ đợi quá lâu, chung phải, đôi khi không đủ giường phải chờ đợi, không riêng tư, không được chăm sóc chu đáo…

I. Chi phí dự kiến [2016] & bảo hiểm khi sinh tại bệnh viện Từ Dũ

Chi phí sinh tại bệnh viện Từ Dũ

+ Sinh thường : khoảng 2 triệu

+ Sinh dịch vụ : khoảng 4 triệu

+ Sinh mổ thường : khoảng 4,5 triệu

+ Sinh mổ dịch vụ : khoảng 6.5 triệu

+ Sinh dịch vụ gia đình : khoảng 4.5 triệu

Chú ý: “Dịch vụ” khác “thường” thế nào? “Dịch vụ” là chúng ta được phép yêu cầu chỉ định bác sĩ đỡ sinh [hoặc mổ] cho mẹ và được ưu tiên chọn phòng nằm sau sinh [nếu không biết bác sĩ nào thì chọn bác sĩ trực]. “Thường” thì mọi khâu được thực hiện theo tiêu chuẩn của bệnh viện mà chúng ta không được yêu cầu, theo đó bệnh viện sẽ chỉ định bác sĩ trực hoặc một điều dưỡngđỡ sinh cho mẹ [thường là bác sĩ trực theo dõi – giám sát, điều dưỡng/hộ lý trực tiếp đỡ sinh]. Nếu chọn “thường” thì mẹ sau sinh sẽ được bệnh viện đưa vào phòng còn trốngvà thường làphòng tiêu chuẩn để nằm [phòng quạt – 10 sản phụ– 100.000đ/phòng/ngày].

Sinh dịch vụ gia đình là một hình thức mới của bệnh viện Từ Dũ, cho phép 01 người thân vào chung lúc các mẹ sinh [dĩ nhiên là một phòng riêng cho mỗi mẹ và người thân]

Hiện tại trên 1 số website và diễn đàn, có thông tin khác về con số nàylà vì họ chưa đưa một số chi phí thực tế khác vào như tiền phòng [trong lúc sinh], tiền công sinh, tiền các cận lâm sàng cơ bản [xét nghiệm máu, siêu âm…], tiền thuốc và các chi phí vật tư [bông băng…].

Tùy vào từng trường hợp cụ thể của từng mẹ [nhiều hay ít thuốc hơn, nhiều hay ít cận lâm sàng hơn…] mà con số này có thể thay đổi đôi chút nhưng thông thường hầu như không vượt quá chi phí ở trênnên các mẹ hoàn toàn yên tâm.

Chi phí trên chưa bao gồm tiền phòng nằm sau sinh.Chúng tôi liệt kê một số giá để các mẹ và người thân thao khảo thêm

Thông thường thì bệnh viện sẽ cho nằm lại khoảng 3 ngày nếu sinh thường và 5 ngày đối vớisinh mổ.

Bảo hiểm tại bệnh viện Từ Dũ

Nếu các mẹ có bảo hiểm y tế [BHYT] thì cần chú ý đền các thông tin sau:

Ví dụ, chi phí sinh tại bệnh viện Từ Dũ của cácmẹlà 1.500.000 đồng trong đó bao gồm 1.100.000 đồng thuộc danh mục BHYT thanh toán [được quy định sẵn tùy vào từng hạng mục] và 400.000 đồng không thuộc danh mục BHYT thanh toán. Khi đó, số tiền BHYT thanh toán và số tiền các mẹphải thanh toán như sau:

  1. Đúng tuyến: BHYT thanh toán: 1.100.000 x 80% x 100% = 880.000 đồng; Các mẹ thanh toán:400.000 +1.100.000 – 880.000 =620.000 đồng
  2. Trái tuyến:BHYT thanh toán: 1.100.000 x 80% x 40% = 352.000 đồng;Các mẹ thanh toán:400.000 +1.100.000 – 352.000 = 1.148.000 đồng

Nếu các mẹ có mua các gói bảo hiểm cao cấp [như của Dầu Khí, Bảo Việt, Vietnam Care…loại bảo hiểm mà chúng ta thường đóng khoảng 2.5 triệu đến 5 triệu/năm] thì sẽ được thanh toán 100% tấc cả các chi phí trong quá trình sinh ở bệnh viện Từ Dũ [dĩ nhiên là có giới hạn nhưng thường các gói bảo hiểm này số tiền giới hạn là đến vài chục triệu nên các mẹ yên tâm là sinh ở Từ Dũ không thể cao hơn được]. Một điều các mẹ cần lưu ý khi mua các gói bảo hiểm này là “thời gian chờ”, tức là phải mua trước khi có thai.

1. Kinh nghiệm đưa vợ đi sinh của Ba bé Mít

Kinh nghiệmđưa vợđiđẻ [Ảnh minh họa]

Mình chọn sinh dịch ở tại bệnh viện lớn là Từ Dũ vì con đầu lòng, nên chấp nhận cực khổ miễn con khỏe mạnh. “Phụ tùng đi sanh” rất gọn nhẹ do nhà mình cách bệnh viện chỉ 15 phút xe máy nên mình không lo, quan trọng nhất là tâm lý vững vàng, tài chính sẵn sàng là Ok. Đến ngày sinh, sau khi làm thủ tục ở khu cấp cứu, vợ mình lên trên lầu [khu sanh] và mình phải chờ ở dưới. Điều này làm mình sốc nhất vì bao nhiêu ngày đã chuẩn bị tâm lý “vượt cạn” cùng vợ.

Tại khu chờ, bệnh viện gọi là khu “Chăm sóc khách hàng”, bạn sẽ thấy ba màn hình LCD lớn. Trên các màn hình này, sẽ hiện thông tin tên mẹ, đang sinh/mổ, em bé trai/gái, ra đời lúc nào, trọng lượng. Cảm giác ngồi đợi rất khó chịu, vì không biết vợ mình thế nào. Có gì không rõ thì hỏi các bạn y tá đang trực tại đó.

Vợ vô cấp cứu lúc 16h30, mình đợi đến 22h50 mới nghe gọi tên, đến thì bảo đóng tiền ăn tối cho sản phụ để có sức mà đẻ. Sau này vợ kể mới biết là mở tới 5 phân vẫn còn đi tới đi lui được, y tá với hộ sinh ai cũng khen, thế là ăn và chờ mở thêm để được sanh.

Mặc dù vẫn phải tiếp tục ngồi đợi, lòng vô cùng nao nao, khó chịu. Nhưng về sau nghĩ lại, mình thấy thích chính sách này vì:

– Dù ở trong phòng sinh mình cũng không làm gì được cho vợ

– Bệnh viện đông, thân nhân còn lên đó thì làm sao quản lý nổi

– Giảm tình trạng đút lót.

Kinh nghiệmđưa vợđiđẻ [Ảnh minh họa]

Đợi mãi đến 3h50 sáng hôm sau [gần 12 tiếng sau khi nhập viện] thì nghe y tá gọi. Mình được báo “Vợ em sinh rồi, giờ em đi đóng tiền thêm và quay lại đây. Sau đó chị ghi giấy lên gặp mặt con”. Mừng vì vợ sinh thường [nếu sinh mổ họ sẽ gọi lên để ký giấy mổ], mừng vì sắp gặp được con, mình chạy lẹ đi đóng tiền.

Lên lầu haithì thấy hộ lý đẩy vợ con mình ra. Con nằm sấp trên ngực mẹ. Mình kêu lên “Anh đây, ba đây con” và ôm hôn hai mẹ con lúc đấy. Cảm xúc ấy chắc có lẽ cả đời mình không quên được. “Bao ngày ba trông ngóng, bao ngày mẹ mang nặng, nhiều giờ mẹ đẻ đau. Cuối cùng, con mình cũng chào đời mạnh khoẻ. Cảm ơn vợ. Cảm ơn Con đã đến bên ba mẹ.” Mình không quên gỡ bao tay, bao chân, mũ của con ra kiểm tra, nhờ phước ông bà, con “lành lặn, vuông tròn”.

Sau đó hộ lý đẩy vợ con mình vào phòng “chờ sau sinh”, khoảng 10-12 giường. Hai mẹ con được thăm khám, nghỉ ngơi một lát, chờ ba đi chọn phòng dịch vụ, sắp xếp phòng.

Sau hai ngày rưỡingày nằm dịch vụ thì vợ con mình xuất viện. Mình làm thủ tục thanh toán, lấy giấy ra viện để bảo vệ xét trước khi ra cổng. Ngay tại đó có bàn làm giấy chứng sinh, giấy dùng để làm giấy khai sinh cho con sau này và có thời hạn là hai tháng. Sau đó là về nhà.

1. Bệnh viện Từ Dũ có gì nổi bật?

kinh nghiệm đi sinh bệnh viện Từ Dũ
  1. Bệnh viện Từ Dũ là nơi tập trung rất nhiều các chuyên gia, giáo sư, bác sĩ đầu ngành chuyên khoa phụ sản.
  2. Đây là bệnh viện tiên phong trong nghiên cứu. Đồng thời áp dụng các phương pháp mới liên quan mật thiết tới phụ sản. Bởi vậy khi các bệnh viện như Việt Pháp, Quốc tế Sài Gòn, Hạnh Phúc,… khi gặp phải các ca sinh đặc biệt thì vẫn chuyển về Từ Dũ.
  3. Trang thiết bị hiện đại cùng cơ sở vật chất khang trang cũng là những điểm nhấn của bệnh viện Từ Dũ. Đồng thời xây dựng tên tuổi của bệnh viện ngày một vững mạnh.
  4. Tại bệnh viện, các khoản chi phí cũng khá rẻ do phục vụ nhiều tầng lớp.

2. Chi phí dự kiến khi sinh tại bệnh viện Từ Dũ

Bảng giá một số phòng dịch vụ ở bệnh viện Từ Dũ

Tất cả chi phí phía trên đều chưa có chi phí phát sinh. Cùng chưa có chi phí cho những ngày sau sinh của mẹ tại bệnh viện.

Xem thêm:

3. Giấy tờ và vật dụng chuẩn bị khi đi sinh tại Từ Dũ

Với những chia sẻ kinh nghiệm đi sinh tại bệnh viện Từ Dũ, dưới đây là những gì cần chuẩn bị cho mẹ và bé:

  1. Sổ khám thai, các phiếu siêu âm, Xquang, ECG [nếu có]. Và các phiếu xét nghiệm trong chu kỳ thai [khám tại bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân].
  2. Chứng minh thư nhân dân [gốc] hoặc giấy tờ tùy thân [có ảnh] của các mẹ kèm theo 1 bản photo
  3. Hộ khẩu gốc + 01 bản photo, KT3 [nơi chấp thuận cho làm giấy khai sinh] của các mẹ.
  4. Nếu các mẹ có sử dụng BHYT:
  5. Thẻ BHYT [có dán ảnh] + 2 bản photo. Thẻ gia hạn BHYT [không có dán ảnh] + 2 bản photo [nếu có, sử dụng trong trường hợp BHYT cũ hết hạn]
  6. Giấy chuyển viện nếu có
  7. Vật dụng cá nhân của sản phụ: quần, áo, vớ, băng vệ sinh.
  8. Quần lót [vải hoặc giấy], khăn [dùng cho sản phụ]
  9. 1 bộ quần áo của sản phụ khi xuất viện.