Kiểm tra 15 phút hóa lớp 8 chương 4

Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 15 phút - Hóa học 8 - Chương IV: Oxi, không khí - Mã đề thi 205", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Nội dung text: Kiểm tra 15 phút - Hóa học 8 - Chương IV: Oxi, không khí - Mã đề thi 205

  1. Họ và tên: Lớp: KIỂM TRA 15 PHÚT - HÓA HỌC 8 Mã đề thi 205 CHƯƠNG IV: OXI - KHÔNG KHÍ [Gồm 20 câu, mỗi câu 0,5 điểm] Câu 1: Chất nào sau đây không phản ứng với khí oxi? A. Sắt B. Nước C. Lưu huỳnh D. Khí metan Câu 2: Oxit là hợp chất của oxi với: A. Một nguyên tố kim loại B. Một nguyên tố phi kim C. Các nguyên tố hóa học khác D. Một nguyên tố hóa học khác Câu 3: Có mấy loại oxit? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4: Chất nào sau đây là oxit bazơ? A. CO2 B. FeO C. SO3 D. P2O5 Câu 5: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxi trong không khí? A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt. B. Sự cháy của than, củi, bếp ga. C. Sự quang hợp của cây xanh. D. Sự hô hấp của động vật. Câu 6: Cho các phản ứng: [a] 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O. [b] Ca[OH]2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O. [c] O3 → O2 + O. [d] 4KClO3 → KCl + 3KClO4. [e] 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. Số phản ứng oxi hóa – khử là: A. 2.B. 3.C. 5.D. 4. Câu 7: Khi đốt nóng, oxi tác dụng với đơn chất nào sau đây thu được oxit axit ? A. Sắt B. Bari C. Photpho D. Đồng Câu 8: Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ: A. 183oC. B. –183oC. C. 196oC. D. –196oC. Câu 9: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng? A. Oxi là phi kim hoạt động hoá học rất mạnh, nhất là ở nhịêt độ cao B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại C. Oxi không có mùi và vị D. Oxi cần thiết cho sự sống Câu 10: Tại sao người ta dùng phương pháp đẩy nước để thu khí oxi?: A. Oxi ít tan trong nước B. Oxi tan nhiều trong nước C. Khối lượng riêng oxi nặng hơn nước D. Oxi mạnh hơn nước Câu 11: Dãy chỉ gồm các oxit axit là: A. CO, CO2, MnO2, Al2O3, P2O5. B. CO2, SO2, MnO2, SO3, P2O5. C. FeO, Mn2O7, SiO2, CaO, Fe2O3. D. Na2O, BaO, H2O, H2O2, ZnO. Câu 12: Sự cháy là: A. Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. B. Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
  2. C. Sự oxi hóa không tỏa nhiệt nhưng có phát sáng. D. Sự oxi hóa không tỏa nhiệt và không phát sáng. Câu 13: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần theo thể tích của không khí: A. 21% khí nitơ ; 78% khí oxi ; 1% các khí khác [CO2, CO, khí hiếm]. B. 21% các khí khác [CO2, CO, khí hiếm] ; 78% khí nitơ ; 1% khí oxi. C. 21% khí oxi ; 78% khí nitơ ; 1% các khí khác [CO2, CO, khí hiếm]. D. 21% khí oxi ; 78% các khí khác [CO2, CO, khí hiếm] ; 1% khí nitơ. Câu 14: Phản ứng phân hủy là: to to a] 2KClO3  2KCl + 3O2. b] 2Fe[OH]3  Fe2O3 + H2O. to to c] 2Fe + 3Cl2  2FeCl3. d] C + 2MgO  2Mg + CO2. A. a, b. B. b, d. C. a, c. D. c, d. Câu 15: Những chất được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là: A. KClO3 và KMnO4 B. KClO3 và CaCO3. C. KMnO4 và không khí. D. KMnO4 và H2O. Câu 16: Oxit sắt từ có công thức phân tử là: A. Cu2O. B. CuO. C. Fe3O4. D. Fe2O3 Câu 17: Có 4 lọ riêng biệt: nước cất, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl. Bằng cách nào có thể nhận biết được mỗi chất trong các lọ? A. Giấy quì tím. B. Giấy quì tím và đun cạn. C. Nhiệt phân. D. Dung dịch NaOH Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 hay KMnO4 hoặc KNO3 là vì lí do: A. Dễ kiếm, rẻ tiền. B. Giàu oxi, dễ phân hủy ra oxit. C. Phù hợp với thiết bị hiện đại. D. Không độc hại. Câu 19: Khi phân hủy có xúc tác 122,5 gam kaliclorat, thể tích khí oxi thu được sau khi phân hủy là: A. 48,0 lít. B. 24,5 lít. C. 67,2 lít. D. 33,6 lít. Câu 20: Phản ứng nào sau đây là phản ứng hóa hợp? to A. CuO + H2  Cu + H2O. B. CaO + H2O  Ca[OH]2. to C. 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2. D. CO2+ Ca[OH]2  CaCO3 +H2O. . Hết

2: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước, để cách li ngọn lửa với không khí, vì xăng nhẹ hơn nước nổi lên trên nước nên vẫn tiếp tục cháy nếu dùng nước để cách li.

Trắc nghiệm Hóa học 8 chương 4 bao gồm các câu hỏi lý thuyết kết hợp bài tập vận dụng tổng quát toàn bộ nội dung kiến thức của cả chương về Oxi - Không khí, hỗ trợ học sinh ôn luyện thi học kì 2 lớp 8 đạt kết quả cao. Mời các bạn cùng tham khảo.

  • Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 27
  • Trắc nghiệm Hóa học 8 chương 5

Bộ câu hỏi Trắc nghiệm Hóa học 8 được xây dựng theo nội dung kiến thức trọng tâm của từng chương, mỗi chương sẽ gồm những câu hỏi lí thuyết kèm theo bài tập tính toán theo từng cấp độ, giúp các em luyện tập dễ dàng tại nhà.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm

  • Đốt cháy 6,2 g photpho trong bình chứa 5,6 lít oxi, sau phản có chất nào còn dư?
    • A. Oxi
    • B. Photpho
    • C. Hai chất vừa hết
    • D. Không xác định được
  • Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng?
    • A. Oxi là phi kim hoạt động hoá học rất mạnh.
    • B. Oxi tạo oxit bazơ với hầu hết kim loại
    • C. Oxi không có mùi và vị
    • D. Oxi cần thiết cho sự sống
  • Oxit nào sau đây làm chất hút ẩm?
    • A. Fe2O3
    • B. Al2O3
    • C. CuO
    • D. CaO
  • Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi có trong không khí?
    • A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt
    • B. Sự cháy của than tổ ong, bếp củi, bếp ga trong đun nấu
    • C. Sự quang hợp của cây xanh
    • D. Sự hô hấp của động vật
  • Dãy oxit nào có tất cả các oxit đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường
    • A. SO3, CaO, CuO, Al2O3
    • B. SO3, K2O, BaO, N2O5
    • C. MgO, CO2, SiO2, PbO
    • D. SO2, Al2O3, HgO, Na2O
  • Dãy chất chỉ gồm các oxit axit là:
    • A. CO, CO2, CaO, Al2O3, N2O5
    • B. SO3, SO2, MnO, Fe2O3, N2O5
    • C. FeO, Mn2O7, SiO2, CaO, Fe2O3
    • D. N2O5, CO2, P2O5, SiO2
  • 7

    Một loại đồng oxit có thành phần gồm 8 phần khối lượng đồng và 1 phần khối lượng oxi. Công thức của oxít đó là:

    • A. Cu2O
    • B. CuO
    • C. Cu2O3
    • D. CuO3
  • Oxit nào là oxit axit trong số các oxit kim loại cho dưới đây?
    • A. Li2O
    • B. MgO
    • C. CrO3
    • D.Cr2O3
  • Oxit kim loại nào dưới đây là oxit axit?
    • A. MnO2
    • B. Fe2O3
    • C. ZnO
    • D. Mn2O7
  • Oxit phi kim nào dưới đây không phải là oxit axit?
    • A. CO2
    • B. CO
    • C. SiO2
    • D. Cl2O
  • Oxit phi kim nào dưới đây không phải là oxit axit?
    • A. SO2
    • B. SO3
    • C. NO
    • D. N2O5
  • Oxit phi kim nào dưới đây không phải là oxit axit?
    • A.N2O
    • B. NO3
    • C. P2O5
    • D. N2O5
  • Phần trăm về khối lượng của oxi cao nhất trong oxi nào cho dưới đây?
    • A. CuO
    • B. ZnO
    • C. PbO
    • D. MgO
  • Oxit nào dưới đây góp nhiều phần nhất vào sự hình thành mưa axit?
    • A. CO2
    • B. CO
    • C. SO2
    • D. N2O5
  • Khi thổi không khí vào nước nguyên chất, dung dịch thu được hơi có tính axit. Khí nào sau đây gây nên tính axit đó?
    • A. CO2
    • B. H2
    • C. N2
    • D. O2
  • P có thể có hoá trị III hoặc V. Hợp chất có công thức P2O5 có tên goi là:
    • A. Điphotpho oxit
    • B. photpho oxit
    • C. Photpho pentaoxit
    • D. Điphotpho pentaoxit
  • Tại sao trong phòng thí nghiệm người ta lại điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 hay KMnO4 hoặc KNO3?
    • A. Dễ kiếm, giá thành rẻ
    • B. Giàu oxi và dễ phân huỷ ra oxit
    • C. Phù hợp với thiết bị máy móc hiện đại
    • D. Không độc hại, dễ sử dụng
  • Trong thí nghiệm điều chế khí oxi tại sao người ta thu khí oxi qua nước?
    • A. Khí oxi nhẹ hơn nước
    • B. Khí oxi tan rất nhiều trong nước
    • C. Khí O2 tan ít trong nước
    • D. Khí oxi hóa lỏng ở - 183oC
  • Chọn định nghĩa chất xúc tác đúng và đầy đủ nhất trong số các định nghĩa sau:
    • A. Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn.
    • B. Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn nhưng không tham gia vào phản ứng
    • C. Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn và tiêu hao trong phản ứng
    • D. Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
  • Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 2,24 lít O2 [đktc]. Dùng chất nào sau đây để cần ít khối lượng nhất:
    • A. KClO3
    • B. KMnO4
    • C. KNO3
    • D. H2O [điện phân]
  • Để sản xuất khí O2 trong công nghiệp người ta sử dụng chất nào sau đây:
    • A. KMnO4
    • B. KClO3
    • C. KNO3
    • D. Không khí
  • Thế nào là phản ứng phân huỷ
    • A. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra một chất mới
    • B. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai chất mới
    • C. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
    • D. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học có chất khí thoát ra
  • Câu nào đúng khi nói về không khí trong các câu sau?
    • A. Không khí là một nguyên tố hoá học
    • B. Không khí là một đơn chất
    • C. Không khí là một hỗn hợp chất của 2 nguyên tố là oxi và nitơ
    • D. Không khí là hỗn hợp của 2 khí là oxi và nitơ
  • Trong 32g CuSO4 có chứa bao nhiêu gam đồng?
    • A. 12,8g
    • B. 12,6g
    • C. 12,5g
    • D. 12,7g
  • Phần trăm khối lượng của Fe trong FeO là:
    • A. 77,78%
    • B. 78,78%
    • C. 78,77%
    • D. 79,78%
  • Hợp chất Y có 74,2% natri về khối lượng, còn lại là Oxi. Phân tử khối của Y là 62g đvC. Công thức hóa học của hợp chất Y là:
    • A. NaO
    • B. Na2O
    • C.NaO2
    • D. Hợp chất không tồn tại
  • Trong x gam quặng sắt hematit có chứa 5,6g Fe. Khối lượng Fe2O3 có trong quặng đó là:
    • A. 6g
    • B. 7g
    • C. 8g
    • D. 9g
  • Trong oxit, kim loại có hoá trị III và chiếm 52,94% về khối lượng là:
    • A. Cr2O3
    • B. Al2O3
    • C. As2O3
    • D. Fe2O3

Một loại oxit sắt trong đó cứ 14 phần sắt thì có 6 phần oxi [về khối lượng]. Công thức của oxit sắt là:

Chủ Đề