Không sang tên đổi chủ xe máy có bị phạt không

Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có hiệu lực từ 1.1.2022, phương tiện [gồm cả mô tô, xe máy và ô tô] đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên đến hết ngày 31.12.2021.

Từ 1.1.2022 xe kinh doanh vận tải chưa đổi biển vàng sẽ bị xử phạt

Trao đổi với Thanh Niên, đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền và giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT [Bộ Công an], cho biết các quy định trước đó của cơ quan quản lý đã tạo điều kiện cho người dân được sang tên đổi chủ với những trường hợp phức tạp như qua nhiều đời chủ, mua xe qua hình thức giấy viết tay, tặng cho, thừa kế... chỉ cần giấy chứng nhận đăng ký xe.

Tuy nhiên, theo Thông tư 58, việc chuyển đổi này sẽ không được thực hiện từ 1.1.2022. Theo đó, với những xe không chính chủ sẽ bị xử phạt trong 2 trường hợp: Một là quá thời hạn chuyển nhượng [quy định sau 30 ngày mua bán chuyển nhượng phải sang tên phương tiện], nếu quá 30 ngày không đăng ký sẽ bị phạt theo lỗi không sang tên đổi chủ. Hai là khi xảy ra va chạm hoặc tai nạn giao thông, nếu xe không chính chủ sẽ bị xử phạt.

Trước lo lắng về việc nếu mượn xe có bị xử phạt lỗi không chính chủ hay không, đại tá Nhật cho biết cảnh sát giao thông sẽ không dừng xe đang di chuyển trên đường để xử phạt lỗi không chính chủ.

Theo Nghị định 100/NĐ-CP, lỗi không chính chủ với xe máy bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng với xe cá nhân, từ 800.000 - 1,2 triệu đồng với tổ chức. Với ô tô, mức phạt tương ứng là 2 - 4 triệu đồng với cá nhân và từ 4 - 8 triệu với tổ chức.

Còn theo đại diện Phòng CSGT đường bộ - đường sắt [PC08, Công an TP.HCM], từ nay đến hết ngày 31.12, người dân vẫn có thể đi làm thủ tục sang tên xe không có giấy tờ chuyển nhượng, xe qua nhiều đời chủ. Sau ngày 1.1.2022, PC08 không giải quyết thủ tục này.

Theo PC08, người đang sử dụng xe không có giấy tờ chuyển nhượng, xe qua nhiều đời chủ đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục sang tên, xuất trình giấy tờ theo quy định. Trong đó ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe. Đồng thời, nộp các giấy tờ sau: giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe; giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng [nếu có].

Đối với thủ tục, hồ sơ đăng ký sang tên, PC08 hướng dẫn người đang sử dụng xe liên hệ cơ quan đăng ký xe nơi cư trú để nộp các loại giấy tờ như giấy khai đăng ký xe; chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định; giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe [đối với trường hợp khác tỉnh, thành và mô tô khác địa điểm đăng ký xe].

\n

Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ xe giải quyết đăng ký, cấp biển số đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh, thành và mô tô cùng địa điểm đăng ký xe. Đối với trường hợp khác, cơ quan quản lý hồ sơ xe cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú.

Sợ bị phạt tiền, người dân Đà Nẵng ồ ạt đi đổi biển số xe ô tô

Chạy nước rút đổi biển số vàng

Bên cạnh việc ngưng nhận làm thủ tục sang tên, chuyển nhượng xe cũ, 1.1.2022 cũng là hạn cuối cho các phương tiện đăng ký kinh doanh vận tải làm thủ tục cấp đổi sang biển số màu vàng. Vì thế, các doanh nghiệp [DN], cá nhân đang gấp rút tranh thủ mấy ngày cuối cùng này để chạy nước rút đổi biển số.

Thống kê mới nhất của Đội đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ TP.HCM cho biết tính đến hôm qua [28.12], TP.HCM vẫn còn khoảng 8.000 phương tiện chưa đổi biển số trên tổng số hơn 100.000 phương tiện có đăng ký kinh doanh vận tải trên địa bàn TP. Thực tế có thể còn ít hơn vì qua dịch, có số lượng không nhỏ DN, người dân chuyển đổi nghề nghiệp nhưng chưa trả phù hiệu kinh doanh vận tải nên chưa được cập nhật.

Đại diện Đội đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ TP.HCM cho biết từ ngày 15.11, PC08 đã tổ chức kế hoạch tăng cường cán bộ chiến sĩ làm việc ngoài giờ hành chính các ngày trong tuần [từ thứ hai đến chủ nhật, từ 17 - 22 giờ] để hoàn thành việc cấp, đổi biển số xe kinh doanh vận tải trước thời hạn 31.12. Nhờ thế, DN, người dân tới đổi biển số chủ yếu rải sang khung giờ này, giảm quá tải giờ hành chính.

“Trước đó, từ ngày 10.4, PC08 đã tổ chức tăng cường làm thêm vào chiều thứ bảy và chủ nhật vì tới gần hạn chót là bà con tới đổi rất đông. Cao điểm nhất là giai đoạn từ 1.11 - 12.12 vừa qua, số lượng phương tiện đổi biển số lên tới 20.482 phương tiện, gấp hơn 2,5 lần con số 8.226 phương tiện đăng ký đổi biển số vào tháng trước đó, từ 1.10 - 1.11. Nhìn chung, công tác đổi biển số cho người dân gần như đã hoàn thành”, đại diện PC08 thông tin và lưu ý: PC08 vẫn sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN, người dân thực hiện đổi biển số vàng trong thời gian nhanh nhất. Đối với những chủ phương tiện đã có giấy hẹn nhưng tới sau 31.12 vẫn chưa lấy được biển số mới thì có thể trình giấy hẹn trong trường hợp CSGT kiểm tra để tránh bị phạt.

Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho biết: Nghị định 100/NĐ-CP cũng đã quy định về mức xử phạt với xe kinh doanh vận tải không đăng ký chuyển biển số từ nền màu trắng sang nền màu vàng. Cục CSGT cũng đã có kế hoạch các đợt cao điểm xử lý với xe kinh doanh không chuyển biến số từ đầu năm 2022.

Còn hơn 60.000 xe kinh doanh vận tải chưa chuyển đổi biển số vàng

Thống kê của Cục CSGT, Bộ Công an cho biết tổng số cấp đổi “biển vàng” với xe ô tô kinh doanh vận tải trên cả nước từ 1.8.2020 - 28.12.2021 là 695.317 xe, đạt tỷ lệ 92% xe cần chuyển đổi. Trước đó, hơn 1 tháng qua, các chủ phương tiện xe kinh doanh vận tải đã cấp tập đi chuyển đổi biển số để tránh bị xử phạt từ 1.1.2022. Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 60.000 xe kinh doanh vận tải trong cả nước chưa chuyển đổi biển số vàng theo quy định.

Tin liên quan

[PLO]- Theo đó phạt tiền từ 400 - 600 ngàn đồng đối với cá nhân, từ 800 - 1.200 ngàn đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô. 

Cụ thể, tại Điều 6 Thông tư 58/2020 của Bộ Công an [có hiệu lực từ ngày 1-1], trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.

Đối với xe qua nhiều đời chủ mà không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu như hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế,… chỉ được giải quyết sang tên đến hết ngày 31-12-2021. 


Cá nhân, tổ chức không sang tên đổi chủ xe sẽ bị xử phạt. Ảnh: TN

Luật sư Bùi Quốc Tuấn, đoàn Luật sư TP.HCM, căn cứ khoản 1 Điều 19 Thông tư 58/2020, người đang sử dụng xe không chính chủ chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe thì có thể làm thủ tục sang tên, đổi chủ cho xe.

Nếu không thực hiện sang tên xe trước 31-12-2021 thì từ ngày 1-1, dù có giấy đăng ký xe, biển số xe thì xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu sẽ không được giải quyết sang tên.

Một đại diện đội Đăng ký xe, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM [PC08], cho biết thời gian vừa qua, các trường hợp thiếu giấy tờ chuyển nhượng đến làm thủ tục sang tên đổi chủ rất nhiều.

Vị này cũng cho biết, trường hợp người dân dù có giấy tờ chuyển nhượng cũng phải hoàn thiện thủ tục sang tên đổi chủ để việc quản lý nhà nước được tốt hơn.

Việc không làm thủ tục đăng ký sang tên xe sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 30 Nghị định 100/2019. Mức phạt tiền từ 400.000-600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.

Phạt tiền từ 2-4 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4-8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.

“Những trường hợp có giấy tờ chuyển nhượng, trong vòng 30 ngày nếu không thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ sẽ bị phạt khi lên đăng ký sang tên xe. Do đó người dân cần thực hiện đúng quy định”- vị này nói thêm.

Ngày đầu TP.HCM xử phạt xe khách không lắp camera giám sát

[PLO]- Trong ngày đầu ra quân xử phạt, TP.HCM chưa ghi nhận trường hợp nào chưa lắp camera trên xe.

THY NHUNG

Thực tế nhiều người mua xe chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc sang tên đổi chủ, đến khi xảy ra chuyện mới gặp rắc rối pháp lý, không bảo vệ được quyền lợi bị xử phạt hành chính. Vậy không sang tên xe liệu có bị phạt?

1. Các trường hợp bị phạt khi không làm thủ tục sang tên xe

Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nêu rõ: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô sẽ bị phạt tiền.

>>>Lưu ý: Không phải mọi trường hợp lái xe không phải mình đứng tên chủ sở hữu đều bị phạt. Cụ thể, theo khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019 việc xác minh để phát hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế chỉ được thực hiện thông qua 2 trường hợp:

+ Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

+ Qua công tác đăng ký xe.

2. Mức phạt hành vi vi phạm

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không làm thủ tục đăng kí sang tên xe.

 – Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.

3. Thủ tục sang tên xe

Tùy vào từng trường hợp là sang tên xe cùng tỉnh, khác tỉnh hay từ tỉnh khác chuyển đến mà giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị là khác nhau, cụ thể được quy định tại các Điều 11, 12, 13 Thông tư 15/2014/TT-BCA như sau:

Trường hợp 1: Sang tên trong cùng tỉnh

Đối với trường hợp này, hồ sơ gồm có:

+ Giấy khai đăng ký xe [mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BCA].

+ Giấy chứng nhận đăng ký xe.

+ Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10, ở đây là giấy tờ mua bán xe có công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

+ Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10, ở đây là biên lai hoặc giấy nộp tiền lệ phí trước bạ.

Trường hợp 2: Sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác

Tổ chức, cá nhân mua xe đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục, không phải đưa xe đến kiểm tra nhưng phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư 15/2014/TT-BCA và nộp hồ sơ gồm:

+ Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe [mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này].

+ Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.

+ Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

+ Trường hợp di chuyển nguyên chủ đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là tỉnh] khác, phải có quyết định điều động công tác hoặc Sổ hộ khẩu thay cho chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.

Trường hợp 3: Đăng ký xe từ tỉnh khác chuyển đến

Chủ xe phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư 15/2014/TT-BCA và nộp hồ sơ gồm:

+ Giấy khai đăng ký xe [mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này].

+ Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

+ Giấy khai sang tên, di chuyển xe [mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này] và phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển quyền sở hữu xe quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

+ Hồ sơ gốc của xe theo quy định.

Xem thêm: Xe không chính chủ phạt bao nhiêu? Hiểu thế nào về xe không chính chủ?

Trên đây là các quy định của pháp luật hiện hành về mức phạt và trình tư, thủ tục sang tên xe. Nếu có thắc mắc hoặc muốn giải đáp về từng trường hợp cụ thể vui lòng liên hệ với Lawkey.

Video liên quan

Chủ Đề