Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 62 63

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp - Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Khoa học tự nhiên 6.

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 62 63

1. Quá trình làm muối từ nước biển sử dụng phương pháp tách chất nào? 2. Có một mẫu có muối lẫn cát. Em hãy đề xuất phương pháp tách muối khỏi cát

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

1. Quá trình làm muối từ nước biển sử dụng phương pháp tách chất nào?
2. Có một mẫu có muối lẫn cát. Em hãy đề xuất phương pháp tách muối khỏi cát

Câu 1

Video hướng dẫn giải

1: Quá trình làm muối từ nước biển sử dụng phương pháp tách chất nào?

Phương pháp giải:

Phương pháp cô cạn dùng để tách chất rắn ra khỏi dung dịch hoặc huyền phù

Lời giải chi tiết:

Quá trình làm muối từ nước biển sử dụng phương pháp cô cạn để có thể tách muối từ nước biển

Câu 2

Video hướng dẫn giải

2: Có một mẫu có muối lẫn cát. Em hãy đề xuất phương pháp tách muối khỏi cát

Phương pháp giải:

- Cát không tan trong nước

- Muối tan trong nước

Lời giải chi tiết:

- Tách muối khỏi cát thành công ta cần tiến hành như sau:

  + Cho hỗn hợp trên vào nước khuấy đều, muối tan được trong nước, cát thì không 

  + Để cát lắng xuống đáy

  + Lọc cát ta thu được dung dịch muối, đem cô cạn sẽ thu được muối tinh khiết

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 62 63
Chia sẻ

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 62 63
Bình luận

Bài tiếp theo

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 62 63

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Chào bạn Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 60

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 6 trang 60, 61, 62, 63 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp của Chương IV: Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 17 Chương 4 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải KHTN Lớp 6 Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp

  • Phần mở đầu
  • I. Nguyên tắc tách chất
  • II. Một số cách tách chất

❓Từ xưa có câu:" đãi cát tìm vàng". Vậy người ta đã tách vàng ra khỏi cát như thế nào?

Trả lời:

Người ta dùng phương pháp thủy lực sử dụng một dòng nước chảy xiết với sức nước đủ lớn để tách các hạt vàng ra khỏi đất cát sau đó để chúng chảy vào các máng để trôi đi đất cát và thu lại vàng.

I. Nguyên tắc tách chất

❓Trên thực tế em thường gặp chất tinh khiết hay hỗn hợp? Vì sao chúng ta cần phải tách chất?

Trả lời:

  • Trên thực tế em thường gặp hỗn hợp.
  • Ta cần phải tách chất để thu được chất tinh khiết, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

❓Lấy một số ví dụ về quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống mà em biết.

Trả lời:

Một số ví dụ về quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống:

  • Phù sa trong nước sông lắng xuống, tách khỏi nước
  • Làm bay hơi muối biển, thu được muối ăn.
  • Đãi vàng từ đất cát trong quặng vàng.

II. Một số cách tách chất

❓Tại sao hạt bụi bị tách ra khỏi không khí, hạt phù sa bị tách khỏi nước sông?

Trả lời:

Hạt bụi bị tách ra khỏi không khí, hạt phù sa bị tách khỏi nước sông. Vì hạt bụi nặng hơn không khí do đó chúng sẽ tự động lặng xuống nên bụi bị tách ra khỏi không khí, hạt phù sa lặng hơn nước sẽ lắng xuống và bị tách ra khỏi nước sống.

❓Quá trình làm muối từ nước biển sử dụng phương pháp tách chất nào?

Trả lời:

Quá trình làm muối từ nước biển sử dụng phương pháp cô cạn.

❓Có một mẫu muối có lẫn cát. Em hãy đề xuất phương pháp tách muối khỏi cát.

Trả lời:

Ta ngâm hỗn hợp muối và cát vào nước, khuấy đều cho muối tan hết và để cát lắng xuống đáy ta thu được dung dịch nước muối. Dùng phương pháp cô cạn ta tách muối ra được khỏi dung dịch đó.

❓Khai thác dầu mỏ dưới đáy biển thường thu được hỗn hợp dầu mỏ và nước biển, Người ta làm thế nào để tách dầu mỏ ra hỗn hợp?

Trả lời:

Để tách dầu mỏ khỏi hỗn hỗn hợp dầu mỏ và nước biển người ta có thể dùng phương pháp chiết. Dầu mỏ ít tan trong nước và nhẹ hơn nước nên khi cho vào phễu chiết thu được nước biển (ở bình hứng), dầu mỏ ở phễu chiết.

Cập nhật: 23/10/2021

Chào bạn Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 60

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 6 trang 60, 61, 62, 63 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng của Chủ đề 4: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng; Tính chất và ứng dụng của chúng.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 12 Chủ đề 4 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng

Hãy kể tên một số nhiên liệu được sử dụng trong cuộc sống mà em biết.

Trả lời

Một số nhiên liệu: Than, khí gas, củi, xăng, dầu, cồn, sáp,...

Câu 2

Ở một số hộ gia đình chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò) thường làm một hầm kín để chứa toàn bộ phân chuồng. Ở đó, phân chuồng bị phân huỷ và sinh ra biogas (khí sinh học). Biogas được sử dụng để phục vụ quá trình đun nấu. Vậy biogas có phải là nhiên liệu không? Tại sao?

Trả lời

Biogas có phải là nhiên liệu, bởi vì nó là chất đốt, được sử dụng để đun nấu.

Câu 3

Tìm hiểu một số nhiên liệu sử dụng trong đời sống hằng ngày, en hãy hoàn thành thông tin theo mẫu bảng 12.1.

Trả lời

Hoàn thành bảng:

Câu 4

Tại sao phải sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả?

Trả lời

Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả bởi vì:

  • Tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản
  • Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
  • Tiết kiệm chi phí cho cuộc sống và sản xuất

Câu 5

Tại sao phải cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy?

Trả lời

Bởi vì oxygen cần thiết cho sự cháy, khi cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy sẽ giúp nhiên liệu được sử dụng hiệu quả, sử dụng hết tránh gây lãng phí và tận dụng được hết lượng nhiệt nguyên liệu tạo ra trong quá trình cháy đó.

Câu 6

Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxygen bằng cách nào?

Trả lời

Tăng diện tích tiếp xúc bằng cách trải đều nguyên liệu, tạo khoảng trống cho không khí đi vào, thường xuyên vệ sinh lau chùi các kệ bếp ga không để tắc bụi bẩn.

Câu 7

Tại sao nói nhiên liệu hoá thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo?

Trả lời

Bởi vì hóa thạch là loại nhiên liệu mất hàng trăm triệu năm mới tái tạo lại được.

Câu 8

Nhiên liệu hoá thạch khi đốt cháy tạo ra sản phẩm gì? Tác hại đối với môi trường như thế nào?

Trả lời

Khi nhiên liệu hóa thạch cháy tạo thành chất có tên là cacbon dioxit, cùng với đó là một số axit như sulfuric, cacbonic và nitric,…

Tác hại với môi trường: cacbon dioxit là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng lực phóng xạ, khiến cho trái đất bị nóng dần lên; ngoài ra còn gây mưa axit, gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước.

Câu 9

Để nguồn tài nguyên nhiên liệu không bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường, em đã quan tâm đến nguồn nhiên liệu thay thế nào? Nêu ưu điểm của các loại nhiên liệu này.

Trả lời

Để nguồn tài nguyên nhiên liệu không bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường, một số nguồn nhiên liệu thay thế như: khí bioga, dầu diezel sinh học, xăng sinh học, các phế phẩm thực vật,...

Ưu điểm: thân thiện với môi trường, giá thành rẻ

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 12

Bài 1

Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen

A. vừa đủ.     B. thiếu.       C. dư.        D. tuỳ ý.

Đáp án: A

Bài 2

Giải thích tác dụng của các việc làm sau đây:

a) Chẻ nhỏ củi khi đun nấu.

b) Tạo các lỗ trong viên than tổ ong.

c) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa.

d) Đẩy bớt cửa lò khi ủ bếp.

Đáp án

Để tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxygen, giúp quá trình cháy hiệu quả.

Bài 3

Tại sao phải sử dụng các nhiên liệu tái tạo thay thế dần các nguồn nhiên liệu hoá thạch?

Đáp án

Bởi vì các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường. Các nhiên liệu tái tạo thân thiện với môi trường giúp giảm ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ tiết kiệm kinh tế, có tính bền vững và bảo đảm an ninh năng lượng.

Cập nhật: 11/11/2021