Khó khăn của trẻ khiếm thính khi học hòa nhập

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module TH10: Giáo dục hòa nhập cho trẻ em có khó khăn về nghe, nhìn, nói

Năm học: ..............

Họ và tên: ...............................................................................................................

Đơn vị: ...................................................................................................................

I. Khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật

a. Trẻ có khó khăn về nghe [khiếm thính]: Là những trẻ mắc vấn đề về thính giác.

- Nặng [điếc]: Không nghe được tiếng động to như tiếng sấm, tiếng trống [cách tai khoảng 30-50cm], không nghe được tiếng thét ngay gần sát tai, không nói được [câm].

- Nhẹ [nghễnh ngãng]: Điếc 1 tai, nặng [lãng] tai, không nghe được tiếng nói bình thường. Nếu gọi to có thể nghe được trong khoảng cách 30cm.

b. Trẻ có khó khăn về nhìn [khiếm thị]: Là những trẻ mắc vấn đề về thị lực.

- Nặng: Mù cả 2 mắt, không phân biệt được sáng tối, màu sắc, không nhận được hình dạng các vật, không nhìn và đếm được các ngón tay ở khoảng cách 3m; đi lại dò dẫm, phải dùng tay quơ phía trước, không đọc được chữ viết thông thường.

- Nhẹ: Mắt lác, lé, có vết mờ phía trước, mi mắt sụp, phải nghiêng đầu, cúi sát mặt chữ mới đọc, viết được; quáng gà, không nhìn rõ dòng kẻ, mắt lờ đờ; nhầm lẫn màu [mù màu]; một mắt mù hoàn toàn, mắt còn lại còn nhìn thấy được các vật, còn đọc được.

* Ghi chú: Cận, viễn thị có sự hỗ trợ của kính vẫn đọc, viết được xem như không bị tật thị giác.

c. Trẻ có khó khăn về nói [tật ngôn ngữ]:

- Nặng: Không nói được [câm nhưng không điếc], nói khó, mất ngôn ngữ [có thể mất hoàn toàn hoặc mất một phần].

- Nhẹ: Nói ngọng, nói lắp, nói giọng mũi, nói nghe không rõ.

II. Nội dung và phương pháp giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật

a. Giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về nghe:

- Luyện tập với các âm thanh ngoài tiếng nói: Luyện tập với âm thanh ngoài tiếng nói là cơ sở để luyện tập với âm thanh tiếng nói. Nội dung luyện tập này cần được thực hiện ngay cả trong điều kiện trẻ chưa đeo máy trợ thính.

- Phát hiện âm thanh: Mặc dù trẻ khiếm thính còn sức nghe nhưng trẻ chưa thể "nghe" được. Do đó, nội dung đầu tiên và đơn giản là huấn luyện cho trẻ khiếm thính nhận thấy trẻ còn có khả năng nghe được, còn phát hiện được âm thanh. Đây là cơ sở để hình thành những âm thanh.

- Đếm số lượng âm thanh: Sau khi đã có phản ứng với âm thanh, trẻ khiếm thính cần phân biệt số lượng âm thanh. Nội dung luyện tập này nhằm tạo cho trẻ khả năng phân biệt âm thanh tinh tế hơn.

- Phân biệt tính chất âm thanh: Trẻ khiếm thính cần được luyện tập để phân biệt được các tính chất của âm thanh [cường độ: to - nhỏ, trường độ: dài - ngắn và tính chất: liên tục - ngắt quãng]

- Phân biệt khu trú nguồn âm thanh: Đây là nội dung khó, đòi hỏi trẻ phải phân biệt được các hướng của nguồn âm: bên phải - bên trái; phía trước - phía sau.

- Phân biệt âm sắc: Là một nội dung khó đối với trẻ khiếm thính, đặc biệt là trẻ điếc ở mức độ nặng và sâu. Khả năng này phụ thuộc vào độ mất thính lực, khả năng phân tích, tổng hợp âm thanh khi tiếp nhận chất lượng và độ khuyếch đại của máy trợ thính mà trẻ đang đeo. Trong chương trình luyện nghe, GV giúp trẻ khiếm thính luyện tập để phân biệt âm sắc của 4 loại âm thanh sau:

+ Âm thanh do vật phát ra: còi tàu hoả, còi ô tô, còi cảnh sát, tiếng trống,...

+ Âm thanh thiên nhiên: tiếng sấm, tiếng sóng biển, tiếng gió gào thét,...

+ Tiếng kêu của động vật: tiếng chó sủa, gà gáy, chim hót, bò kêu,...

+ Âm nhạc: hợp xướng, đơn ca, nhịp điệu,...

- Luyện tập với âm thanh tiếng nói: Luyện tập với tiếng nói bao gồm những bài tập nhằm trang bị kiến thức cho trẻ khiếm thính biết cách sử dụng máy trợ thính như một phương tiện cùng đọc hình miệng để tiếp nhận tiếng nói, hình thành và sửa tật phát âm.

    Ngoài việc thường xuyên sử dụng máy trong học tập và sinh hoạt, trẻ còn được luyện tập các nội dung sau:

- Xác định tính chất tiếng nói: tiếng nói to - nhỏ, nhanh - chậm, liên tục - ngắt quãng, dài - ngắn,...

- Xác định số lượng tiếng trong câu, số lượng câu trong đoạn, bài,...

- Phân biệt ngữ điệu và tốc độ nói...

b. Giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về nhìn:

- Luôn luôn chia sẻ trong các hoạt động với trẻ. Dạy cho trẻ biết những gì ta đang làm và để cho trẻ làm theo vì điều đó sẽ trở thành những hoạt động gây hứng thú cho trẻ. Hãy luôn nhớ rằng đôi tay của trẻ mù thay thế cho đôi mắt của chúng. Nếu chúng ta giữ chặt đôi tay của trẻ, điều đó có nghĩa là chúng ta đang không cho trẻ "nhìn" thế giới xung quanh.

- Cho phép trẻ đưa ra những lựa chọn. Cho phép trẻ đưa ra chọn lựa là điều rất quan trọng trong sự phát triển về lòng tự trọng và sự giao tiếp của trẻ. Điều này sẽ hình thành ý thức cá nhân của trẻ, cũng như giúp trẻ mong nuốn bắt chuyện và có những giao tiếp với người khác.

- Dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ. Hầu hết mọi người thích nói chuyện với các thành viên trong gia đình và bạn bè về những đề tài mà họ thấy thú vị. Tương tự, chúng ta cũng cho phép trẻ khiếm thị tham gia vào các cuộc đàm thoại với người khác về những đề tài làm trẻ thích thú. Cuộc nói chuyện đó có thể không dùng từ ngữ nhưng trẻ được luân phiên tham gia vào cuộc trao đổi thú vị với người khác. Có thể đơn giản như chơi gõ nhịp - lặp lại nhịp điệu về tiếng gõ của trẻ trên bàn hay nhìn gần vào một vật đang chiếu sáng mà trẻ thích thú.

- Hãy cùng chơi và vui vẻ với trẻ. Luôn luôn dành thời gian vui chơi cùng với trẻ dưới bất kì hình thức nào.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Thông thường trẻ em sinh ra nếu không mắc các bệnh ảnh hưởng đến quá trình phát triển tiếng nói như chậm phát triển tâm thần, tự kỷ, ngắn dây thắng lưỡi...thì sau 1-2 năm nghe người thân và những người xung quanh nói chuyện sẽ tự hình thành tiếng nói. Thông qua ngôn ngữ nói, trẻ có thể giao tiếp với cộng đồng tốt hơn, nhiều người hiểu trẻ hơn. Tuy nhiên, trẻ khiếm thính lại không có may mắn này. Để có thể hỗ trợ cho con tốt hơn, người thân của những trẻ này nên nắm rõ cách giao tiếp với trẻ khiếm thính.

Trẻ khiếm thính thường khó bắt kịp vào các cuộc nói chuyện đang diễn ra xung quanh do khả năng nghe kém và hiểu không thấu đáo ý nghĩa của cuộc nói chuyện. Dẫn đến việc trẻ thường ngơ ngác khi được hỏi và phải hỏi lại người đối thoại. Nếu bị điếc, trẻ hoàn toàn phải sử dụng dấu và cử chỉ để giao tiếp. Đây được xem là khó khăn đối với mọi người xung quanh vì phải học ra dấu, ký hiệu để có thể giao tiếp với trẻ.

Trẻ khiếm thính có thể gặp khó khăn khi đọc khẩu hình miệng vì rất nhiều âm có hình miệng giống nhau, hoặc không thể thấy trên hình miệng. Vì trẻ khiếm thính không nghe được như bình thường nên việc nghe giảng cũng rất khó khăn, dẫn tới các trở ngại trong học tập.

Trẻ khiếm thính có thể gặp khó khăn trong học tập

Độ tuổi tốt nhất để học ngôn ngữ là từ khi sinh ra đến 7 tuổi. Từ 2 - 4 tuổi là giai đoạn trẻ tiếp thu kỹ năng ngôn ngữ nhiều nhất. Vì vậy, việc phát hiện trẻ khiếm thính sớm, trợ thính sớm và giúp trẻ học ngôn ngữ sớm là rất quan trọng. Nếu đến 7 - 8 tuổi trẻ vẫn chưa có ngôn ngữ thì việc học sau này rất khó khăn, không có ngôn ngữ trẻ sẽ rất khó khăn để phát triển những kỹ năng tư duy.

Các môn học như văn học, Tiếng Việt, Sử, Địa...đòi hỏi kĩ năng nghe nói và viết nhiều nên trẻ khiếm thính thường gặp khó khăn khi học những môn này. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, không có đủ giáo viên và giáo viên cũng không đủ thời gian để kèm thêm cho trẻ. Những điều này trở thành trở ngại cho trẻ trong học tập.

Để các trẻ em khác có thể giao tiếp tốt hơn với trẻ khiếm thính, giáo viên nên làm một bảng chữ cái ngón tay treo ở một bên cạnh bảng đen. Mọi người trong lớp học và trong gia đình nên học cách giao tiếp này để dễ dàng tương tác nói chuyện với trẻ hơn.

Trẻ khiếm thính thường bị hạn chế trong việc giao lưu, quan hệ xã hội và kết bạn do gặp khó khăn về giao tiếp. Cha mẹ, thầy cô nên lưu ý về điều này và nên tạo điều kiện để một vài bạn khác hỗ trợ trẻ trong các hoạt động chơi nhóm. Nếu trẻ muốn tham gia chơi nhóm cần nắm được luật chơi và những quy định thưởng phạt, tốt nhất nên chủ động sắp xếp người giải thích kỹ cho trẻ về việc này.

Đối với trẻ khiếm thính ở độ tuổi còn nhỏ, những trở ngại tâm lý chủ yếu liên quan đến giao tiếp. Do gặp khó khăn trong việc thể hiện được nhu cầu hoặc vì bất lực không hiểu những điều người xung quanh mong muốn, trẻ có thể cáu gắt, hay nổi khùng, dễ gây gổ, đây là tâm lý bình thường và nên được thông cảm.

Còn ở độ tuổi thiếu niên, trẻ khiếm thính có thể bị mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp, tránh người lạ... Cha mẹ và giáo viên cần tinh tế trước những thay đổi và những biểu hiện tâm lý của trẻ để giúp trẻ tự tin, bình tĩnh hơn..

Tuỳ theo nguyên nhân và mức độ khó khăn về nghe - nói mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về hình thức giao tiếp phù hợp nhất với trẻ. Thông thường, nếu giao tiếp bằng lời nói bị trở ngại, trẻ nên sử dụng các hình thức giao tiếp hỗ trợ không bằng lời nói như: dùng dấu, cử chỉ, nét mặt, cử động miệng, hình vẽ...

Nếu giao tiếp bằng lời nói bị trở ngại, trẻ nên sử dụng các hình thức giao tiếp hỗ trợ không bằng lời nói

  • Nói to hơn một chút: Không thì thầm hoặc nói nhỏ và không quát lên - chỉ cần nói to hơn bình thường một chút.
  • Nói rõ ràng: Chú ý nói từng âm rõ ràng, không lầm bầm trong miệng.
  • Giảm tạp âm: Nên nói chuyện ở trong không gian càng yên tĩnh càng tốt bởi tạp âm làm biến đổi tín hiệu âm thanh truyền tới trẻ.
  • Giữ khẩu hình rõ ràng: Trẻ khiếm thính khi đã thành thạo có thể đọc khẩu hình rất giỏi và có thể đánh giá những gì bạn nói thông qua việc đọc khẩu hình của bạn. Việc giữ khẩu hình rõ ràng giúp trẻ dễ nhận biết ý của bạn hơn.
  • Sử dụng điệu bộ cử chỉ thoải mái: Để mô tả những gì bạn đang nói hãy kết hợp giữa từ ngữ và điệu bộ cử chỉ, việc này giúp cho trẻ dễ nắm bắt được tình huống bạn đang nói.
  • Học ngôn ngữ ký hiệu: nếu bạn là người chăm sóc sức khỏe cho trẻ đang sử dụng máy trợ thính và bị điếc hoàn toàn thì ngôn ngữ ký hiệu sẽ giúp cả hai giao tiếp với nhau hiệu quả hơn. Để có thể thông thạo ngôn ngữ ký hiệu, bạn sẽ phải mất một thời gian.

Để giao tiếp với trẻ khiếm thính, hãy thật sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng. Hãy tưởng tượng tâm trạng thất vọng mà trẻ khiếm thính phải chịu đựng để có thể giao tiếp hiệu quả. Đừng sốt ruột nếu điều bạn muốn nói chưa thể truyền đạt được đến trẻ, hãy thử lại nhiều lần và nắm vững các cách giao tiếp với trẻ khiếm thính ở trên.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề