Khi nào hết giãn cách xã hội hcm

Sáng 15.8, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ VN TP.HCM tổ chức lễ “Phát huy sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng, chống dịch Covid-19” và ra mắt Trung tâm tiếp nhận, hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 [gọi tắt là Trung tâm An sinh].

Shipper được giao hàng liên quận trong tháng giãn cách xã hội chống Covid-19

Ông Phan Văn Mãi, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM cho biết đến thời điểm này, tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước hết sức phức tạp, chưa có dấu hiệu được kiểm soát. Riêng đối với TP.HCM, tình hình dịch bệnh có lắng dịu đi phần nào nhưng vẫn còn rất phức tạp; số ca nhiễm vẫn còn cao; hệ thống điều trị quá tải và vận hành chưa đồng bộ.

Một hạn chế khác được nhận diện là quy trình tiếp nhận và điều trị các ca bệnh có lúc, có nơi chưa kịp thời, tỷ lệ tử vong chưa giảm. Mặc dù chúng ta đã có những nghĩa cử an ủi phần nào những người đã mất nhưng đó cũng là điều đáng buồn. Hiện nay, nguy cơ dịch tái bùng phát mạnh hơn, khốc liệt hơn vẫn còn cao nếu chúng ta mất cảnh giác.

Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM sẽ giãn cách xã hội thêm 1 tháng

Ảnh: Sỹ Đông

Ông Mãi cho biết theo kinh nghiệm quốc tế, việc sống chung với dịch chỉ khi không còn ca nhiễm cộng đồng hoặc còn rất ít với độ bao phủ vắc xin ít nhất trên 80% dân số. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện yêu cầu kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15.9 như Nghị quyết 86 của Chính phủ đặt ra là vô cùng nặng nề, đầy thách thức và đây cũng là mong muốn chung của người dân.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, lời kêu gọi của Tổng Bí thư, các chỉ đạo của Chủ tịch nước, Thủ tướng, ông Mãi cho biết TP.HCM sẽ ưu tiên tối đa công tác phòng, chống dịch; đặt sức khoẻ, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết.

Vì vậy, TP.HCM sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm 1 tháng để tập trung khống chế các nguồn lây nhiễm, đưa số ca nhiễm về mức thấp nhất; đưa số ca bệnh về dưới công suất điều trị của hệ thống y tế; giảm nhanh số ca tử vong. “Chỉ có như vậy mới có thể từng bước đưa thành phố trở về trạng thái bình thường mới”, ông Mãi nhìn nhận.

Như vậy, TP.HCM liên tục giãn cách xã hội ở nhiều cấp độ khác nhau từ 31.5 đến nay; nếu kéo dài đến 15.9 thì người dân thành phố trải qua 3 tháng rưỡi giãn cách xã hội.

Cụ thể, từ ngày 31.5, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 trong 15 ngày, sau đó tiếp tục gia hạn thêm 2 tuần. Ngày 9.7, TP.HCM áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và kéo dài cho đến nay

Chăm lo cuộc sống người khó khăn

Để thực hiện mục tiêu trên, ông Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM tiếp tục huy động sự đồng lòng, chung sức và phát huy vai trò to lớn của người dân trong phòng, chống dịch; tuân thủ giãn cách xã hội, nguyên tắc 5K của Bộ Y tế…

Trong những ngày tiếp tục giãn cách, cuộc sống người dân sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là bà con lao động nghèo sẽ phải chịu nhiều thiếu thốn, khó khăn thêm nữa. TP.HCM sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để bảo đảm cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nhân dân.

Đồng thời, phát động phong trào “lấy sức dân chăm lo cho dân” và huy động tất cả những gì có thể từ nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn lực xã hội, sớm triển khai các gói an sinh xã hội để người nghèo, người già neo đơn, lao động tự do, mất việc làm và tất cả những người khó khăn cuộc sống bảo đảm cơ bản cho đến khi thành phố chuyển sang bình thường.

TP.HCM sẽ tập trung chăm lo những người có cuộc sống khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội

Ảnh: Sỹ Đông

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng ưu tiên tập trung chiến lược điều trị hiệu quả, giảm tử vong; rà soát, mở rộng các bệnh viện dã chiến, điều chỉnh hệ thống 5 tầng điều trị phù hợp, khoa học, trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị để kịp thời cấp cứu bệnh nhân trở nặng nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19, giảm tỷ lệ tử vong. Xây dựng mạng lưới tình nguyện viên chăm sóc, tư vấn F0 tại nhà.

Bác sĩ ơi! Lỡ mắc Covid-19 thì ăn gì, uống gì? | Trò chuyện cùng chuyên gia trong đại dịch

Công tác tiêm chủng vắc xin tiếp tục được đẩy mạnh, tìm kiếm thêm nguồn cung và sử dụng tối đa mọi nguồn vắc xin hiện có, tiêm chủng kịp thời các loại vắc xin được Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế cấp phép để mở rộng diện bao phủ tiêm chủng.

Thay mặt lãnh đạo TP.HCM, Phó bí thư Phan Văn Mãi kêu gọi toàn thể nhân dân thành phố chung sức, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn để chống dịch với tinh thần “đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa, đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa”.

Tin liên quan

Ông Dương Anh Đức cho biết tinh thần là từ ngày 15.9 đến cuối tháng 9.2021, TP.HCM vẫn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16; một số địa bàn tiếp tục duy trì Chỉ thị 16 “cộng” và một số quận, huyện có tình hình tương đối ổn định như H.Cần Giờ và H.Củ Chi có thể áp dụng Chỉ thị 16 “trừ” hoặc Chỉ thị 15 “cộng”.

Về việc cấp thẻ xanh, thẻ vàng Covid, ông Đức cho biết TP.HCM và nhiều tỉnh phía nam đang nghiên cứu cơ chế cấp thẻ xanh Covid-19 hoặc thẻ vàng Covid-19 hoặc hình thức tương tự để tạo điều kiện cho một số đối tượng an toàn được mở rộng hơn các hoạt động theo tinh thần “an toàn đến đâu mở rộng đến đó”.

TP.HCM tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến hết tháng 9 chống Covid-19

Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế cùng các lực lượng đang chuẩn bị đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu và hoàn thiện công nghệ thông tin với mục tiêu hướng tới là cả nước sử dụng một công cụ, ứng dụng duy nhất sau khi dữ liệu được đồng bộ.

Khi đó, người nào được cấp thẻ xanh, thẻ vàng hoặc thẻ đỏ được cập nhật tự động trên điện thoại di động. Tuy nhiên, không phải ai cũng tiếp cận được công nghệ nên TP.HCM sẽ nghĩ thêm cách khác và tham vấn chuyên gia để tạo điều kiện cho người dân đều được hưởng quyền lợi như nhau.

Ông Dương Anh Đức cho biết TP.HCM đang cân nhắc, sẵn sàng thì mới triển khai thẻ xanh, thẻ vàng Covid. Bởi theo ông Đức, một trong những tiêu chí quan trọng để có thẻ xanh Covid-19 là người dân đã tiêm 2 mũi vắc xin được ít nhất 2 tuần.

Đến ngày 12.9, TP.HCM đã tiêm khoảng 7,8 triệu mũi vắc xin; trong đó, hơn 1,3 triệu người đã tiêm 2 mũi. Tuy nhiên, phần lớn người được tiêm mũi 2 là người lớn tuổi và người có bệnh lý nền, được xếp vào nhóm có nguy cơ cao và hạn chế ra đường. Do vậy, số người dự kiến nhận được thẻ xanh không quá lớn.

Bản tin Covid-19 ngày 13.9: Cả nước 11.172 ca mới | TP.HCM giãn cách theo Chỉ thị 16 đến hết tháng 9

Tại hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM chiều tối qua, [ngày 11.9], Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhận định có thể TP.HCM không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15.9 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ mà cần thêm thời gian, có thể đến hết tháng 9.2021.

Tin liên quan

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tại cuộc họp báo chiều 13-9 - Ảnh: ĐAN THUẦN

Chiều 13-9, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chủ trì họp báo cung cấp thông tin về kế hoạch giãn cách xã hội của TP.HCM sau 15-9.

Giãn cách thêm để đảm bảo chống dịch bền vững

Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết thời gian qua TP nỗ lực phòng chống dịch, nhất là cao điểm từ 23-8 đến nay, TP nhận được sự quan tâm sâu sắc, được tạo điều kiện bởi trung ương, từng địa phương bạn, người dân của TP, người dân TP ở nước ngoài, được bà con nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ cao. 

Sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của hệ thống chính trị cơ sở cũng giúp cho các "pháo đài", nhà máy, xí nghiệp làm tốt hơn phòng chống dịch.

Sự đồng tình của nhân dân, sự đồng thuận của các doanh nghiệp trong việc giãn cách nghiêm túc đã đạt được kết quả nhất định, vùng đỏ thu hẹp, vùng xanh mở rộng hơn. Qua rà soát vẽ lại bộ bản đồ COVID-19, kết quả 53% tổ dân phố đã là vùng xanh, tỉ lệ ca dương tính giảm rõ rệt.

Cần Giờ, Củ Chi, quận 7 đạt được kết quả rất tích cực, là những địa phương đầu tiên của TP cơ bản kiểm soát được dịch. Các địa phương khác cũng đạt được kết quả tốt, đến 15-9 một số địa phương sẽ công bố kết quả tích cực...

"Chúng tôi ghi nhận các tín hiệu đáng mừng, tích cực nhưng cũng có một số tiêu chí chưa đạt được. Để đảm bảo tiêu chí chống dịch bền vững hơn, hài hòa an toàn phòng, chống dịch và nhu cầu mở lại một số hoạt động, TP quyết định thực hiện giãn cách xã hội thêm một thời gian nữa, dự kiến đến hết tháng 9. 

Một số địa bàn có kết quả kiểm soát dịch tốt như Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, quận 7, quận 5, quận 11… có thể áp dụng giãn cách theo tinh thần 16- hoặc 15+", ông Mãi thông tin.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thông tin tại buổi họp báo về tình hình dịch COVID-19 - Video: VIỄN SỰ

Về việc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa giãn cách xã hội với việc phục hồi sản xuất kinh doanh, ông Phan Văn Mãi cho rằng với quan sát về diễn biến dịch đang diễn ra trên thế giới và ý kiến của nhiều chuyên gia thì dịch bệnh còn diễn biến kéo dài, và chúng ta phải xác định sống chung với dịch, dựa trên nguyên tắc an toàn, sản xuất kinh doanh có điều kiện.

Việc hài hòa giữa giãn cách xã hội và phục hồi sản xuất kinh doanh là quan hệ không thể tách rời, TP sẽ tiếp cận theo hướng an toàn. Dịch còn diễn biến, chúng ta phải chuẩn bị các điều kiện an toàn, ví dụ vắc xin, sự chống chịu của hệ thống y tế, sớm tiếp cận F0 và có biện pháp điều trị, ngăn ngừa chuyển biến nặng. 

Để thực hiện việc này, ngành y tế phải có hệ thống theo dõi, đo lường, được cập nhật thường xuyên, định kỳ. Việc nới lỏng hay siết chặt các biện pháp giãn cách phụ thuộc vào điều này.

Chủ tịch UBND TP cho biết sinh hoạt của người dân, các biện pháp kinh doanh sẽ dựa trên tiêu chí an toàn. Sau này sẽ có bộ tiêu chí an toàn: người an toàn, hoạt động an toàn, nơi an toàn... 

Một trong những thành phần tiêu chí an toàn mà TP đang nghiên cứu là thẻ xanh COVID-19. Ngoài ra, sẽ kết hợp với các quy định an toàn khác trong bộ tiêu chí an toàn để đánh giá an toàn hoạt động của người dân và sau đó sẽ có sự điều chỉnh. Khi có những chuyển biến tích cực thì sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh.

Ví dụ, khi tổ chức điểm trung chuyển hàng hóa tại chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn, TP có quy định khi chuyển hàng hóa không tiếp xúc với bộ phận bên trong, từng bộ phận có sự cách ly tương đối, hạn chế tối đa sự giao tiếp. Người tham gia, tổ chức cũng đảm bảo an toàn, nơi ở đến nơi làm việc cũng có tiêu chí đảm bảo an toàn.

"Chúng ta phải thay đổi hành vi của mình để phù hợp với điều kiện có dịch. Việc tuân thủ quy định an toàn trở thành ý thức tự giác", ông Mãi nhấn mạnh.

Sẽ có gói kích cầu phục hồi sản xuất, đảm bảo an sinh cho người dân

Về việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp, ông Mãi cho rằng việc hỗ trợ cho người lao động cũng là hỗ trợ cho doanh nghiệp. Về phục hồi sản xuất, hiện nay một số doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất nhưng vẫn hoạt động theo phương châm "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 địa điểm".

Về chính sách, TP đang tập hợp các kiến nghị của doanh nghiệp để một phần đề xuất với trung ương như chính sách về thuế, phí, tín dụng, bảo hiểm... Còn đối với TP, TP sẽ có các gói kích cầu phục hồi sản xuất, hỗ trợ cho người lao động... 

Chính sách nào của TP thì TP sẽ sớm nghiên cứu và thực hiện sớm, còn chính sách của trung ương thì TP sẽ tập hợp để kiến nghị trung ương. TP xác định sức mạnh của doanh nghiệp là sức mạnh của TP.

Về vấn đề an sinh, theo ông Mãi, khi thực hiện giãn cách kéo dài thì an sinh cho người dân là rất quan trọng. Để "ai ở đâu thì ở yên đó", phải đảm bảo an sinh. "Không để ai thiếu ăn thiếu mặc, đây là mục tiêu, cũng là mệnh lệnh mà TP đang cố gắng thực hiện", ông Mãi nhấn mạnh.

Theo ông Mãi, khi thực hiện gói hỗ trợ thứ nhất đã phát sinh số lượng người dân khó khăn nhiều hơn thống kê, do đó TP thực hiện gói hỗ trợ thứ 2 và khi triển khai gói thứ 2 cũng phát sinh thêm. 

Ông Mãi đánh giá đây là điều tự nhiên do giãn cách kéo dài. Tuy nhiên cũng có nguyên nhân chủ quan là do các cấp chính quyền khi thống kê chưa đầy đủ và đây là khuyết điểm của TP. Để điều chỉnh việc này, bên cạnh cập nhật ngay danh sách những người cần hỗ trợ, TP đang tính toán cho gói hỗ trợ thứ 3.

"Trong quá trình lập danh sách không thể nào đầy đủ được nên TP đã tiến hành lập danh sách cho gói hỗ trợ thứ 3. Đối với đợt 1, đợt 2 TP đã cấp gần 6.500 tỉ, trong đó có kinh phí xã hội hóa 1.400 tỉ, còn lại là ngân sách. Dự kiến gói hỗ trợ thứ 3 lên gần chục ngàn tỉ, vượt rất nhiều khả năng ngân sách, nhưng đây là việc phải làm để đảm bảo cuộc sống cho bà con TP", ông Mãi cho biết.

Vừa qua TP cũng tổ chức cấp 14.100 tấn gạo đến các xã, phường, thị trấn và đã cấp 1,8 triệu túi an sinh cho người dân.

Ông Mãi thừa nhận: "Quá trình thực hiện các gói hỗ trợ, ngoài hạn chế chủ quan do chính quyền cơ sở thống kê chưa chính xác, trong quá trình tổ chức thực hiện còn chậm, sai đối tượng… chúng tôi đã kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm".

Thẻ xanh gắn với 5K, xét nghiệm

Nhân viên y tế xét nghiệm diện rộng cho người dân thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Thông tin tại cuộc họp, ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết hiện nay TP có số lượng ca mắc rất lớn, rất nhiều trường hợp chưa làm xét nghiệm. TP được Bộ Y tế cho thí điểm cách ly F0 tại nhà và bước đầu đạt được kết quả thiết thực. Cách ly F0 tại nhà không đơn thuần cho người F0 ở nhà, mà còn kèm theo điều kiện hỗ trợ thuốc điều trị, hỗ trợ y tế, nhất là các trạm y tế lưu động.

"Chúng tôi phát hiện một số trường hợp tự làm xét nghiệm, tự cách ly tại nhà mà chưa được cơ quan y tế xác nhận, không được đưa vào quản lý. Sắp tới chúng tôi sẽ nghiên cứu tham mưu cho UBND TP có chính sách hợp lý nhất. 

Có ý kiến cho rằng có thể xét nghiệm kháng thể. Tuy nhiên đây là trường hợp rất mới, chúng tôi sẽ trao đổi thêm với các chuyên gia đầu ngành về dịch tễ học", ông nói.

Về thẻ xanh COVID-19, ông Thượng cho rằng thẻ này không thay thế cho giải pháp hết sức quan trọng là 5K và xét nghiệm, người dân tránh hiểu lầm là có thẻ xanh thì không cần 5K và xét nghiệm. Vì có thẻ xanh chỉ bảo vệ cá nhân nhưng chúng ta có thể có virus trong người, có thể lây bệnh cho người khác, cho cộng đồng. Vì vậy thẻ xanh phải kết hợp với 5K, xét nghiệm.

Ông Lâm Đình Thắng, giám đốc Sở Thông tin - truyền thông, cho biết sinh hoạt của người dân trong thời gian sắp tới dựa trên những tiêu chí an toàn để kiểm soát và quản lý. Một trong những biện pháp để giám sát an toàn cho người dân sẽ dựa trên thẻ xanh COVID-19.

"Thẻ xanh này phát sinh trên một ứng dụng chứ không phải thẻ được cấp để đeo. Tiêu chí để phát sinh thẻ xanh này sẽ được quy định bởi Sở Y tế và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP, ví dụ như các tiêu chí liên quan đến các mũi tiêm vắc xin, các kết quả xét nghiệm…", ông Thắng giải thích.

Về việc hiện có quá nhiều ứng dụng gây phiền phức cho người dân, ông Thắng cho hay đây là một thực tế mà TP và trung ương đã nhận ra và có quan điểm thống nhất là sẽ gom chung lại một ứng dụng để tạo sự thuận lợi cho người dân và thuận tiện hơn trong công tác quản lý.

Ứng dụng dùng chung này sẽ tích hợp tất cả những dữ liệu tiêm vắc xin, kết quả xét nghiệm, cấp mã QR khai báo y tế và các phương tiện vận tải… 

TP.HCM đã chủ động có những giải pháp của mình và đã báo cáo cho trung ương để xin triển khai. Dự kiến đầu tuần này sẽ có quyết định áp dụng giải pháp nào. Khi TP chấp thuận giải pháp nào thì TP dự kiến sẽ áp dụng thí điểm ở 3 địa phương là Cần Giờ, Củ Chi và quận 7.

Người dân, doanh nghiệp đồng cảm, đồng hành với TP chống dịch

Ông Lê Hải Bình - phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - nêu một loạt dẫn chứng tình hình dịch bệnh ở các nước tiên tiến trên thế giới như ở Mỹ, Đức, Úc, Singapore... khi xuất hiện biến chủng Delta thì số ca mắc tăng vọt. Và ở các quốc gia này cũng đã có các biện pháp khẩn cấp "phanh gấp".

Ông Bình cho rằng quá trình mở cửa phải có lộ trình, có sự kiểm soát, đánh giá liên tục để điều chỉnh cho phù hợp. Người dân, doanh nghiệp phải chuẩn bị tâm thế xác định, đồng cảm, đồng hành với TP chống dịch.

Căn cứ vào các điều kiện nhất định, điều kiện quốc gia và thế giới, nếu tốt hơn thì sẽ nới, nếu có gì bất thường phải siết chặt lại. Đây là nhận thức chung trên toàn cầu, cũng là nhận thức Thủ tướng đã nêu.

"An toàn cho chính mình, an toàn cho gia đình mình, an toàn cho cộng đồng", sẽ kéo theo "đảm bảo sinh kế cho mình, đảm bảo sinh kế cho gia đình mình, và cho sự phát triển của TP", ông Bình nói.

Vì sao TP không đạt được tiêu chí bộ đưa ra?

Nói về tiêu chí mà TP chưa đạt được trước 15-9, ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết trong tiêu chí của Bộ Y tế có 1 tiêu chí rất khó, hiện nay TP chưa đạt được đó là số ca mắc phải giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó và phải thấp hơn 50% so với tuần lễ có ca mắc cao nhất.

Theo ông Thượng, hiện nay biểu đồ ca mắc đang đi theo đường ngang, không lên nhưng cũng không xuống, dao động trung bình số ca mắc mới mỗi ngày từ 5.000 đến 6.000 ca.

"Tuy nhiên, căn cứ vào những dữ liệu mà chúng tôi đang có thì dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng khả quan. Chúng ta đều biết hiện nay biến chủng Delta ngoài dự kiến của chúng ta, thậm chí biến chủng này né được một số kháng thể trong người.

Một số chuyên gia dịch tễ cho hay rất khó để làm sạch F0 trong cộng đồng. Chúng tôi sẽ nỗ lực tiếp tục các giải pháp Bộ Y tế đưa ra, đồng thời sẽ có kiến nghị với bộ để có những tiêu chí phù hợp", ông Thượng nói.

TUYẾT MAI - ĐAN THUẦN

Video liên quan

Chủ Đề